Khi mà cả thế giới
đang oằn mình chống dịch thì ở quốc gia Trung Quốc - thay vì chung tay với cộng
đồng quốc tế lại tranh thủ bối cảnh rối ren để tiếp tục một loạt các hành động
ngang ngược trên Biển Đông. Sự bành trướng và tham lam của Trung Quốc thể hiện
rõ khi liên tục đưa ra những tuyên bố, những yêu sách về các đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của
các thực thể trên biển hoặc nhóm đảo ở Biển Đông và các quyền lịch sử, quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông. Những yêu sách ngang
ngược này đã xâm phạm tới các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là Việt Nam.
![]() |
Công trình xây dựng trái phép của Trung Quốc trên đảo Phú Lâm thuộc quần
đảo Hoàng Sa của Việt Nam
|
Trước những
hành động ngang ngược của Trung Quốc, Mỹ đã nhiều lần lên tiếng chính thức phản
đối. Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách chủ quyền của Trung
Quốc ở Biển Đông, gọi các yêu sách này là “phi pháp”. Ngày 25/7/2020, ngoại trưởng
Mỹ Mike Pompeo đã khẳng định rằng biển Đông không phải là “đế chế hàng hải của
Trung Quốc”. Đây là sự thể hiện rõ ràng cho quan điểm và chính sách của
Washington tại Biển Đông.
Đồng thời với
đó, ngày 24/7/2020 Australia đã gửi Công hàm lên Liên hợp quốc, trong đó bác bỏ
các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông. Công hàm nêu rõ "Chính phủ
Australia bác bỏ tất cả yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với Công ước Liên
Hợp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS), đặc biệt là những yêu sách trên biển không
tuân thủ các quy tắc của công ước về đường cơ sở, các khu vực trên biển và việc
phân loại thực thể". Công hàm nhấn mạnh thêm: "Không có cơ sở pháp lý
nào cho việc Trung Quốc vẽ các đường cơ sở thẳng nối các điểm ngoài cùng của
các thực thể trên biển hoặc nhóm đảo ở Biển Đông. Australia phản đối yêu sách của
Trung Quốc về quyền lịch sử, quyền và lợi ích hàng hải ở Biển Đông". Cả Mỹ
và Australia đều viện dẫn đến phán quyết năm 2016 của Tòa trọng tài thường trực
của Liên Hợp Quốc năm 2016 bác bỏ yêu sách chủ quyền “đường chín đoạn” của
Trung Quốc ở Biển Đông.
Trong tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam có đầy đủ những
lý lẽ pháp lý, lịch sử, chính trị, kinh tế để khẳng định chủ quyền nhưng chính
sách ngoại giao của Việt Nam là “đối thoại hơn đối đầu”, chủ trương của chúng
ta là đối thoại và hợp tác. Việt Nam quyết tâm khẳng định chủ quyền của mình tại
hai quần đảo này trên cơ sở tuân thủ theo những quy định của luật pháp quốc tế,
mong muốn “giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình”. Tuy nhiên,
trong tình hình hiện tại, việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông cần rất
nhiều nỗ lực và thiện chí của các bên liên quan, đặc biệt là Trung Quốc, quốc
gia luôn phản đối việc đưa tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa ra trước tòa án quốc
tế bất chấp nhiều lần đề nghị của Việt Nam.
Hành động phản
đối của Mỹ cũng như việc Australia gửi Công hàm lên Liên hợp quốc có thể được
coi là một “chiến thắng nhỏ” của luật pháp quốc tế, của các quốc gia trong khu
vực trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan với những tranh
chấp trên biển Đông. Nó thể hiện sự phát triển của cách tiếp cận thông thường đối
với Biển Đông. Đây cũng được coi là nền tảng pháp lý để ngăn cản Trung Quốc gia
tăng các hoạt động nhằm kiểm soát trái pháp luật các thực thể ở Biển Đông./.
AN THIÊN
Hành động phản đối của Mỹ cũng như việc Australia gửi Công hàm lên Liên hợp quốc có thể được coi là một “chiến thắng nhỏ” của luật pháp quốc tế, của các quốc gia trong khu vực trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan với những tranh chấp trên biển Đông. Nó thể hiện sự phát triển của cách tiếp cận thông thường đối với Biển Đông. Đây cũng được coi là nền tảng pháp lý để ngăn cản Trung Quốc gia tăng các hoạt động nhằm kiểm soát trái pháp luật các thực thể ở Biển Đông./.
Trả lờiXóaHành động phản đối của Mỹ cũng như việc Australia gửi Công hàm lên Liên hợp quốc có thể được coi là một “chiến thắng nhỏ” của luật pháp quốc tế, của các quốc gia trong khu vực trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan với những tranh chấp trên biển Đông. Nó thể hiện sự phát triển của cách tiếp cận thông thường đối với Biển Đông. Đây cũng được coi là nền tảng pháp lý để ngăn cản Trung Quốc gia tăng các hoạt động nhằm kiểm soát trái pháp luật các thực thể ở Biển Đông./.
Trả lờiXóaChúng ta cần tiếp tục giữ vững lập trường quan điểm đấu tranh bằng các biệ pháp ngoại giao,kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ các vấn đề trên biển Đông
Trả lờiXóaHành động phản đối của Mỹ cũng như việc Australia gửi Công hàm lên Liên hợp quốc có thể được coi là một “chiến thắng nhỏ” của luật pháp quốc tế, của các quốc gia trong khu vực trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan với những tranh chấp trên biển Đông. Nó thể hiện sự phát triển của cách tiếp cận thông thường đối với Biển Đông. Đây cũng được coi là nền tảng pháp lý để ngăn cản Trung Quốc gia tăng các hoạt động nhằm kiểm soát trái pháp luật các thực thể ở Biển Đông./.
XóaViệt Nam có đầy đủ những lý lẽ pháp lý, lịch sử, chính trị, kinh tế để khẳng định chủ quyền của mình trên Biển Đông
Trả lờiXóaTrung quốc bị cô lập trên cộng đồng ngưới tế rồi
Trả lờiXóaHành động phản đối của Mỹ cũng như việc Australia gửi Công hàm lên Liên hợp quốc có thể được coi là một “chiến thắng nhỏ” của luật pháp quốc tế, của các quốc gia trong khu vực trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan với những tranh chấp trên biển Đông
Trả lờiXóaHành động phản đối của Mỹ cũng như việc Australia gửi Công hàm lên Liên hợp quốc có thể được coi là một “chiến thắng nhỏ” của luật pháp quốc tế, của các quốc gia trong khu vực trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan với những tranh chấp trên biển Đông
Trả lờiXóaviệc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông cần rất nhiều nỗ lực và thiện chí của các bên liên quan, đặc biệt là Trung Quốc, quốc gia luôn phản đối việc đưa tranh chấp Hoàng Sa và Trường Sa ra trước tòa án quốc tế bất chấp nhiều lần đề nghị của Việt Nam
Trả lờiXóaHành động phản đối của Mỹ cũng như việc Australia gửi Công hàm lên Liên hợp quốc có thể được coi là một “chiến thắng nhỏ” của luật pháp quốc tế, của các quốc gia trong khu vực trong việc kêu gọi cộng đồng quốc tế có cái nhìn khách quan với những tranh chấp trên biển Đông
Xóa