Những yêu sách
phi lý, những hành vi ngang ngược của Bắc Kinh diễn ra trên Biển Đông đã diễn
ra trong nhiều năm nay. Để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình,
Trung Quốc đã không từ thủ đoạn, dùng nhiều cách thức khác nhau thể hiện thái độ
thách thức các quốc gia khác có chủ quyền đối hợp pháp với vùng biển này, trong
đó có Việt Nam. Thời gian qua, lợi dụng diễn biến phức tạp trên thế giới của dịch
Covid-19, chính quyền Bắc Kinh đã có nhiều động thái tranh thủ thời cơ thúc đẩy
yêu sách chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông.
Trước những
yêu sách ngỗ ngược và phi lý này từ phía Trung Quốc, phía Mỹ đã chính thức lên
tiếng. Tuy trước đó, Mỹ từng nhiều lần tuyên bố các yêu sách biển của Trung Quốc
ở Biển Đông là phi pháp, nhưng đây là lần đầu tiên Washington bác bỏ các yêu
sách này một cách cụ thể và chính thức bằng phát ngôn của Ngoại trưởng Mỹ Mike
Pompeo.
Điều này cho
thấy rằng, Mỹ đã đứng về phía Việt Nam trước việc Trung Quốc quấy phá hoạt động
nghề cá và khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam ở khu vực này, tương tự đối
với một số quốc gia khác trong khu vực cũng bị Trung Quốc gây hấn như Malaysia
hay Brunei.
Về phía Việt
Nam cũng đã ngay lập tức có những động thái về mặt ngoại giao để phản đối những
hành vi ngang ngược, vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Với tuyên bố của
Mỹ, ngày 15/7 Việt Nam cũng đã có những phản hồi tích cực. Người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Việt Nam cho biết: “Việt Nam hoan nghênh lập trường của các nước về
vấn đề Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế và chia sẻ quan điểm, như đã nêu
trong tuyên bố dịp Hội nghị cấp cao ASEAN 36, rằng UNCLOS 1982 là khuôn khổ
pháp lý điều chỉnh mọi hoạt động trên biển và đại dương”.
Trước tuyên bố
của Mỹ, nhiều ý kiến ngay lập tức cho rằng đây là cơ hội khi Việt Nam đang được
cường quốc là Mỹ bênh vực thì tại sao không tranh thủ dựa vào Mỹ để làm căng lại
với Trung Quốc. Nhưng liệu trên bàn cờ chủ quyền, chính trị, một quyết định dựa
vào người này để chống người kia liệu có phải là sáng suốt?
Ở đây cần chú
ý rằng trong lập trường của mình, mặc dù phản đối hành động của Trung Quốc, bác
bỏ hầu hết yêu sách biển của Trung Quốc ở phía nam Biển Đông và khu vực quần đảo
Trường Sa., nhưng Mỹ vẫn khéo léo giữ quan điểm trung lập đối với các tranh chấp
lãnh thổ - Mỹ không bình luận nước nào có chủ quyền đối với các thực thể có thể
yêu sách chủ quyền ở khu vực.
Từ xưa đến
nay, đường lối, chính sách của Việt Nam đã được định hình rõ. Việt Nam luôn đặc
mục tiêu hòa bình, ổn định lên trên hết, không đi theo hướng cậy nhờ, phụ thuộc
vào bất kỳ một quốc gia nào khác. Trên Biển Đông, lập trường của Việt Nam đã được
khẳng định nhiều lần “Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là
nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc
tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí,
trách nhiệm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 có ý nghĩa quan
trọng để thực hiện các mục tiêu đó. Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng
góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các
tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp
quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và
cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào quá
trình này”. Và chính sách ngoại giao này vẫn luôn là điểm mạnh, là lợi thế của
Việt Nam giúp chúng ta đứng vững trước những sức ép từ nhiều phía.
Chính vì vậy
trong trường hợp này, quan điểm xác định chọn “kẻ thù của kẻ thù là bạn” để
chơi có lẽ không hề hợp lý. Mỹ vẫn chưa bao giờ thôi ý định thủ tiêu chế độ Cộng
sản ở Việt Nam. Họ vẫn âm thầm thông qua các tổ chức bình phong của mình để tìm
cách can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam. Thế nên, với Việt Nam, khi mà
chính sách ngoại giao của chúng ta đã được định hình và đang phát huy hiệu quả
thì chẳng tội gì chúng ta phải lo lắng, do dự. Cứ đứng ở giữa bảo vệ quan điểm
của mình, không việc gì mà phải nghiêng về phía nào để rồi dính vào những mối
quan hệ lệ thuộc./.
AN THIÊN
11 Nhận xét
Trước tuyên bố của Mỹ, nhiều ý kiến ngay lập tức cho rằng đây là cơ hội khi Việt Nam đang được cường quốc là Mỹ bênh vực thì tại sao không tranh thủ dựa vào Mỹ để làm căng lại với Trung Quốc. Nhưng liệu trên bàn cờ chủ quyền, chính trị, một quyết định dựa vào người này để chống người kia liệu có phải là sáng suốt?
Trả lờiXóađường lối, chính sách của Việt Nam đã được định hình rõ. Việt Nam luôn đặc mục tiêu hòa bình, ổn định lên trên hết, không đi theo hướng cậy nhờ, phụ thuộc vào bất kỳ một quốc gia nào khác. Trên Biển Đông, lập trường của Việt Nam đã được khẳng định nhiều lần “Hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại Biển Đông là nguyện vọng và mục tiêu chung của các nước ở Biển Đông, khu vực và cộng đồng quốc tế. Việc tôn trọng trật tự pháp lý trên biển và thực thi đầy đủ, thiện chí, trách nhiệm Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 có ý nghĩa quan trọng để thực hiện các mục tiêu đó. Việt Nam mong rằng các nước sẽ nỗ lực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác tại Biển Đông và giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại cùng các biện pháp hòa bình khác theo luật pháp quốc tế vì lợi ích chung, phù hợp với nguyện vọng của các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế
Xóavới Việt Nam, khi mà chính sách ngoại giao của chúng ta đã được định hình và đang phát huy hiệu quả thì chẳng tội gì chúng ta phải lo lắng, do dự. Cứ đứng ở giữa bảo vệ quan điểm của mình, không việc gì mà phải nghiêng về phía nào để rồi dính vào những mối quan hệ lệ thuộc
XóaChính vì vậy trong trường hợp này, quan điểm xác định chọn “kẻ thù của kẻ thù là bạn” để chơi có lẽ không hề hợp lý. Mỹ vẫn chưa bao giờ thôi ý định thủ tiêu chế độ Cộng sản ở Việt Nam
Trả lờiXóavới Việt Nam, khi mà chính sách ngoại giao của chúng ta đã được định hình và đang phát huy hiệu quả thì chẳng tội gì chúng ta phải lo lắng, do dự. Cứ đứng ở giữa bảo vệ quan điểm của mình, không việc gì mà phải nghiêng về phía nào để rồi dính vào những mối quan hệ lệ thuộc
XóaỞ đây cần chú ý rằng trong lập trường của mình, mặc dù phản đối hành động của Trung Quốc, bác bỏ hầu hết yêu sách biển của Trung Quốc ở phía nam Biển Đông và khu vực quần đảo Trường Sa., nhưng Mỹ vẫn khéo léo giữ quan điểm trung lập đối với các tranh chấp lãnh thổ - Mỹ không bình luận nước nào có chủ quyền đối với các thực thể có thể yêu sách chủ quyền ở khu vực
Trả lờiXóaNhững yêu sách phi lý, những hành vi ngang ngược của Bắc Kinh diễn ra trên Biển Đông đã diễn ra trong nhiều năm nay. Để thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của mình, Trung Quốc đã không từ thủ đoạn, dùng nhiều cách thức khác nhau thể hiện thái độ thách thức các quốc gia khác có chủ quyền đối hợp pháp với vùng biển này, trong đó có Việt Nam
Trả lờiXóaĐiều này cho thấy rằng, Mỹ đã đứng về phía Việt Nam trước việc Trung Quốc quấy phá hoạt động nghề cá và khai thác dầu khí hợp pháp của Việt Nam ở khu vực này, tương tự đối với một số quốc gia khác trong khu vực cũng bị Trung Quốc gây hấn như Malaysia hay Brunei.
Trả lờiXóaỞ đây cần chú ý rằng trong lập trường của mình, mặc dù phản đối hành động của Trung Quốc, bác bỏ hầu hết yêu sách biển của Trung Quốc ở phía nam Biển Đông và khu vực quần đảo Trường Sa., nhưng Mỹ vẫn khéo léo giữ quan điểm trung lập đối với các tranh chấp lãnh thổ - Mỹ không bình luận nước nào có chủ quyền đối với các thực thể có thể yêu sách chủ quyền ở khu vực
Xóavới Việt Nam, khi mà chính sách ngoại giao của chúng ta đã được định hình và đang phát huy hiệu quả thì chẳng tội gì chúng ta phải lo lắng, do dự. Cứ đứng ở giữa bảo vệ quan điểm của mình, không việc gì mà phải nghiêng về phía nào để rồi dính vào những mối quan hệ lệ thuộc
Trả lờiXóa"Cứ đứng ở giữa bảo vệ quan điểm của mình, không việc gì mà phải nghiêng về phía nào để rồi dính vào những mối quan hệ lệ thuộc"
Trả lờiXóaCHUẨN K CẦN CHỈNH LUÔN!!!!