Nhiều người khi thấy việc làm này của Mỹ
thì cho rằng Mỹ đang ủng hộ Việt Nam, “nghiêng” về phía Việt Nam trong cuộc chiến
đòi lại chủ quyền tại biển Đông. Nhưng thực tế, cái tuyên bố mà phía Mỹ vừa đưa
ra không hề khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, phía Mỹ
đã lồng ghép khéo léo yếu tố “gây bất lợi cho các nước Đông Nam Á”, có mục đích
ngầm khẳng định rằng đây là vùng biển “tranh chấp quốc tế”, tuyên bố như vậy tức
là đã phủ quyết chủ quyền hợp pháp của Việt Nam tại hai quần đảo này.
Nếu đã là vùng biển “quốc tế”, Mỹ hoàn
toàn có quyền và lợi ích tại đây, như việc đã và đang khống chế eo biển Hormuz
và khu vực Trung Đông, lấy lý do bảo vệ lợi ích Mỹ và đồng minh.
Nhiều người cho rằng Mỹ sẽ giúp Việt Nam,
thậm chí còn mong rằng Việt Nam sẽ cho Mỹ thuê quân cảng nhất nhì Đông Nam Á là
Cam Ranh làm căn cứ quân sự. Thậm chí, một ý tưởng táo bạo hơn được tô vẽ ra,
đó là việc Mỹ sẽ đánh Trung Quốc vì Việt Nam. Điều này không khác gì tư tưởng
trông chờ ngoại bang “ban phát” chủ quyền dân tộc, điều mà các tiền nhân chưa
bao giờ làm và sẽ không bao giờ cho phép làm.
Lịch sử đã để lại những bài học nhãn tiền:
Lương Khải Siêu đã từng bút đàm cho Phan Bội Châu, khuyên ông không nên dùng
ngoại viện để giải quyết độc lập dân tộc. Bấy giờ, một số nhà tri thức dẫn đầu
là Phan Bội Châu đã sang Nhật cầu viện quân Nhật giúp sức để đánh quân Pháp,
nhưng hành động đấy thực chất không khác gì hành động “chuyển nhượng” Việt Nam
từ thuộc địa Pháp sang thuộc địa Nhật. Xa hơn, Nguyễn Ánh phải chịu tiếng đắng
muôn đời “cõng rắn cắn gà nhà” khi kêu gọi viện binh từ nhà Xiêm.
Trong những giờ phút hoạn nạn vì đại dịch
thế này, hãy nhìn cách “anh cả” Mỹ đối xử với đồng minh phương Tây thân cận như
thế nào. Nhắc chuyện gần đây, anh bạn hàng xóm Philippines từng nghĩ rằng Mỹ sẽ
vào điều động quân đội nếu phía Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, đúng là Mỹ
đã vào cuộc, nhưng Mỹ vào cuộc bằng cách im lặng cho Trung Quốc chiếm đóng mặc
lời khẩn cầu từ phía Philippines. Hai tháng sau từ thời điểm “sang tên đổi chủ”
bãi cạn, ngoại trưởng Mỹ và Trung Quốc hân hoan bắt tay nhau trong một cuộc họp
song phương còn Philippines thì chẳng thể làm gì hơn việc thưa kiện Trung Quốc
ra tòa án quốc tế. Nhưng khổ nỗi, con người sai thì có tòa án xử, nhưng chẳng
có tòa án nào xử được những quốc gia siêu cường cả, ngay cả Liên Hợp Quốc, cũng
bị chi phối bởi lợi ích của các nước lớn.
Ngược về quá khứ xa hơn, năm 1974, Mỹ đã bỏ
mặc cho Trung Quốc chiếm Hoàng Sa để đổi lại việc người Trung Quốc đứng về phía
người Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh với Liên Xô. Mỹ ra lệnh ngầm cho quân đội
Việt Nam Cộng Hòa không được tái chiếm Hoàng Sa. Trong khi lực lượng hải quân,
không quân của Việt Nam Cộng Hòa, theo lời của chính họ, thời điểm đó đang là mạnh
thứ tư thế giới. Hay mới đây thôi, chiến tranh thương mại giữa Hàn Quốc và Nhật
Bản nổ ra, cả hai đều mong Mỹ trở thành trung gian hòa giải nhưng Mỹ hành động
như thể muốn làm ngơ. Mặt khác, Mỹ tuyên bố tăng gấp 5 - 10 lần tiền phí để
quân đội Mỹ đồn trú giữ gìn hòa bình tại hai quốc gia này, nếu không thì kiểu
gì Triều Tiên cũng sẽ bắn tên lửa lượn qua bầu trời Nhật Bản.
Đài Loan cũng đã từng “thấm đòn” đồng minh
giả tạo của Hoa Kỳ. Đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, Mỹ và Trung Quốc “ngoại
giao bóng bàn” có qua có lại với nhau. Nghị quyết 2758 xác định Liên Hợp Quốc
tuyên bố Trung Quốc là thành viên sáng lập Liên Hợp Quốc, bàn giao ghế Ủy viên
thường trực Hội đồng Bảo An cho phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc),
đại diện của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) rút lui khỏi Liên Hợp Quốc và đến
nay vẫn không xin gia nhập lại. Thậm chí, phía Mỹ từng có nghị quyết riêng yêu
cầu trục xuất các đại diện của phía Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) ra khỏi Liên
Hợp Quốc mặc dù trước đó mối quan hệ hai phía rất nồng nàn.
Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, phía
Trung Quốc, Nga, Cuba đều có ý định đưa quân chiến đấu trực tiếp tại chiến trường
nhưng Việt Nam nói không, có thể tiếp nhận vật lực, hỗ trợ, nhưng Việt Nam khước
từ lời đề nghị quân đội quốc gia khác tham gia trực tiếp chiến đấu tại chiến
trường miền Nam Việt Nam.
Từ thời ông cha ta chiến đấu bảo vệ tổ quốc
đều lấy dựa vào nội lực quốc gia chứ chẳng bao giờ ỉ lại vào sự giúp sức của
các nước khác và đến bây giờ vẫn vậy. Đối với một con cáo già như Mỹ thì mọi việc
họ làm, mỗi lời họ nói ra đều có lợi ích của họ ở đó chứ họ chẳng dễ gì cho
không ai bất kỳ một điều gì cả. Nên chúng ta cũng phải hiểu và đừng chông ngóng
gì từ những sự ban phát “free” từ con cáo già này cả!
NGẠO
15 Nhận xét
Trong những giờ phút hoạn nạn vì đại dịch thế này, hãy nhìn cách “anh cả” Mỹ đối xử với đồng minh phương Tây thân cận như thế nào. Nhắc chuyện gần đây, anh bạn hàng xóm Philippines từng nghĩ rằng Mỹ sẽ vào điều động quân đội nếu phía Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, đúng là Mỹ đã vào cuộc, nhưng Mỹ vào cuộc bằng cách im lặng cho Trung Quốc chiếm đóng mặc lời khẩn cầu từ phía Philippines
Trả lờiXóaTrong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, phía Trung Quốc, Nga, Cuba đều có ý định đưa quân chiến đấu trực tiếp tại chiến trường nhưng Việt Nam nói không, có thể tiếp nhận vật lực, hỗ trợ, nhưng Việt Nam khước từ lời đề nghị quân đội quốc gia khác tham gia trực tiếp chiến đấu tại chiến trường miền Nam Việt Nam.
Trả lờiXóaViệt Nam chỉ nên xem sự lên tiếng của Mỹ dừng lại ở mức độ ủng hộ và tôn trọng luật pháp quốc tế. Tuyệt đối không nên có tư tưởng ỷ lại hay hoàn toàn tin vào Mỹ vì không biết được chúng đang có âm mưu gì đằng sau
Trả lờiXóaTừ thời ông cha ta chiến đấu bảo vệ tổ quốc đều lấy dựa vào nội lực quốc gia chứ chẳng bao giờ ỉ lại vào sự giúp sức của các nước khác và đến bây giờ vẫn vậy. Đối với một con cáo già như Mỹ thì mọi việc họ làm, mỗi lời họ nói ra đều có lợi ích của họ ở đó chứ họ chẳng dễ gì cho không ai bất kỳ một điều gì cả
Trả lờiXóaTrong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, phía Trung Quốc, Nga, Cuba đều có ý định đưa quân chiến đấu trực tiếp tại chiến trường nhưng Việt Nam nói không, có thể tiếp nhận vật lực, hỗ trợ, nhưng Việt Nam khước từ lời đề nghị quân đội quốc gia khác tham gia trực tiếp chiến đấu tại chiến trường miền Nam Việt Nam.
Trả lờiXóaThực tế, cái tuyên bố mà phía Mỹ vừa đưa ra không hề khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, mà ý của Mỹ vùng biển của Việt Nam lại là vùng biển tranh chấp quốc tế, tức là Mỹ cũng có quyền xen vào để bon chen lợi ích, chứ không có chuyện Mỹ bênh Việt Nam đâu.
Trả lờiXóaMỹ là một quốc gia thực dụng, các nhà cầm quyền nước này sẽ chỉ hành động những gì đem lại lợi ích cho nước Mỹ, chứ làm gì có tinh thần hào hiệp đứng ra đánh Trung Quốc vì Việt Nam! Mỹ cũng thâm không kém gì Trung Quốc đâu, tốt nhất đừng trông mong vào sự giúp đỡ của chúng.
Trả lờiXóaCác bạn đừng mong Mỹ sẽ chìa tay giúp đỡ Việt Nam như Liên Xô đã từng. Ông cha ta đã giành lại đất nước từ tay thực dân và đế quốc bằng chính nội lực của ta, chứ nếu dựa vào sức Mỹ để vươn lên thì có khác gì Hàn Quốc đâu, giờ cái quái gì cũng phụ thuộc vào Mỹ có nhục không!
Trả lờiXóaXin mọi người đừng học cái tư tưởng "cõng rắn cắn gà nhà"! Mỹ lên tiếng như vậy cũng chỉ vì lợi ích của chính nước họ thôi chứ không hề khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhé. Nếu muốn bảo vệ Tổ quốc thì cách tốt nhất là dựa vào chính dân tộc mình.
Trả lờiXóaTrong những giờ phút hoạn nạn vì đại dịch thế này, hãy nhìn cách “anh cả” Mỹ đối xử với đồng minh phương Tây thân cận như thế nào. Nhắc chuyện gần đây, anh bạn hàng xóm Philippines từng nghĩ rằng Mỹ sẽ vào điều động quân đội nếu phía Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough, đúng là Mỹ đã vào cuộc, nhưng Mỹ vào cuộc bằng cách im lặng cho Trung Quốc chiếm đóng mặc lời khẩn cầu từ phía Philippines
Trả lờiXóaTrong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, phía Trung Quốc, Nga, Cuba đều có ý định đưa quân chiến đấu trực tiếp tại chiến trường nhưng Việt Nam nói không, có thể tiếp nhận vật lực, hỗ trợ, nhưng Việt Nam khước từ lời đề nghị quân đội quốc gia khác tham gia trực tiếp chiến đấu tại chiến trường miền Nam Việt Nam.
Trả lờiXóaViệt Nam chỉ nên xem sự lên tiếng của Mỹ dừng lại ở mức độ ủng hộ và tôn trọng luật pháp quốc tế. Tuyệt đối không nên có tư tưởng ỷ lại hay hoàn toàn tin vào Mỹ vì không biết được chúng đang có âm mưu gì đằng sau
Trả lờiXóaTừ thời ông cha ta chiến đấu bảo vệ tổ quốc đều lấy dựa vào nội lực quốc gia chứ chẳng bao giờ ỉ lại vào sự giúp sức của các nước khác và đến bây giờ vẫn vậy. Đối với một con cáo già như Mỹ thì mọi việc họ làm, mỗi lời họ nói ra đều có lợi ích của họ ở đó chứ họ chẳng dễ gì cho không ai bất kỳ một điều gì cả
Trả lờiXóaTrong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, phía Trung Quốc, Nga, Cuba đều có ý định đưa quân chiến đấu trực tiếp tại chiến trường nhưng Việt Nam nói không, có thể tiếp nhận vật lực, hỗ trợ, nhưng Việt Nam khước từ lời đề nghị quân đội quốc gia khác tham gia trực tiếp chiến đấu tại chiến trường miền Nam Việt Nam.
Trả lờiXóaThực tế, cái tuyên bố mà phía Mỹ vừa đưa ra không hề khẳng định chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, mà ý của Mỹ vùng biển của Việt Nam lại là vùng biển tranh chấp quốc tế, tức là Mỹ cũng có quyền xen vào để bon chen lợi ích, chứ không có chuyện Mỹ bênh Việt Nam đâu.
Trả lờiXóa