Cách
đây 41 năm, ngày 17-2-1979, quân đội Trung Quốc đã nổ súng tấn công trên toàn
tuyến biên giới phía Bắc từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Móng Cái (Quảng Ninh), với
chiều dài hơn 1.400km.
Rạng sáng ngày 17/2/1979, nhà cầm quyền
Trung Quốc huy động lực lượng lớn quân đội gồm bộ binh, pháo binh, thiết giáp mở
cuộc tiến công xâm lược lãnh thổ nước ta trên toàn tuyến biên giới từ Phong Thổ,
Lai Châu đến thị xã Móng Cái, thuộc tỉnh Quảng Ninh. Trước thời điểm này, chính
quyền Trung Quốc từng đưa nhiều nhóm nhỏ binh lính tấn công vào các mục tiêu tại
biên giới nước ta với mục đích thu thập thông tin tình báo, đe dọa Việt Nam và
đánh lạc hướng khỏi mục tiêu chính của cuộc tấn công phi nghĩa vào ngày 17/2.
Chiến tranh biên giới kết thúc vào 16/3
khi quân đội nước ta đánh bại quân Trung Quốc khiến chúng phải rút về nước. Chiến
tranh biên giới Việt – Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai
quốc gia, diễn ra trong khoảng một tháng với thiệt hại về người và tài sản cho
cả hai phía. Tại thời điểm đó, căng thẳng ngoại giao giữa Việt Nam với Trung Quốc
xuất phát từ vấn đề với Liên Xô và Campuchia khi nước ta có quan hệ thân thiết
với Liên Xô (quốc gia mà Trung Quốc đang có căng thẳng tại vùng biên giới) và
nước ta đưa quân đội sang giúp nước bạn Campuchia chiến đấu với chế độ Khmer đỏ.
Khi đưa quân đội tràn vào biên giới phía Bắc
nước ta, Chủ tịch Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đưa ra quyết định xâm lược với lý
do "dạy cho Việt Nam một bài học"
nhưng mục đích chính là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam, muốn Việt
Nam rút quân từ Campuchia về để bảo vệ biên giới phía Bắc. Việc Trung Quốc đem
quân sang xâm lược nước khác là hành động phi nghĩa, thể hiện sự trở mặt của một
quốc gia mà Việt Nam luôn coi là bạn.
Trước tình thế hàng vạn quân Trung Quốc
tràn vào lãnh thổ như vậy buộc Việt Nam phải huy động mọi nguồn lực để chiến đấu
bảo vệ lãnh thổ. Cuộc chiến đó đã diễn ra hơn một tháng nhưng để lại hậu quả
cho nước ta với hàng nghìn dân thường thương vong, hàng vạn binh lính thiệt mạng,
ngoài ra còn nhiều hậu quả nặng nề khác về mặt kinh tế.
Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm
1979 của quân và dân Việt Nam là cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ lãnh thổ khỏi sự
xâm lược của Trung Quốc. Trên mọi diễn đàn quốc tế đều phản đối, lên án hoạt động
quân sự vô căn cứ của phía Trung Quốc gây hậu quả nặng nề cho cả hai bên. Nhìn
dưới góc độ nào thì cuộc tấn công của 600.000 quân Trung Quốc năm 1979 đã gây
cho Việt Nam những tổn thất nặng nề và rõ ràng mang tính chất của một cuộc tiến
công xâm lược.
Công Lý
Nhìn dưới góc độ nào thì cuộc tấn công của 600.000 quân Trung Quốc năm 1979 đã gây cho Việt Nam những tổn thất nặng nề và rõ ràng mang tính chất của một cuộc tiến công xâm lược
Trả lờiXóaHiện nay, Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hóa quan hệ và thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Chiến tranh biên giới phía Bắc kết thúc cách đây 41 năm, chúng ta vẫn sẽ không quên hậu quả mà chiến tranh mang lại, song hãy lấy đó là động lực để hướng tới tương lai.
Trả lờiXóamục đích chính của hành động xâm lược là phân chia lực lượng quân đội của Việt Nam, muốn Việt Nam rút quân từ Campuchia về để bảo vệ biên giới phía Bắc. Việc Trung Quốc đem quân sang xâm lược nước khác là hành động phi nghĩa, thể hiện sự trở mặt của một quốc gia mà Việt Nam luôn coi là bạn
Trả lờiXóaCuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 của quân và dân Việt Nam là cuộc chiến chính nghĩa bảo vệ lãnh thổ khỏi sự xâm lược của Trung Quốc. Trên mọi diễn đàn quốc tế đều phản đối, lên án hoạt động quân sự vô căn cứ của phía Trung Quốc gây hậu quả nặng nề cho cả hai bên. Nhìn dưới góc độ nào thì cuộc tấn công của 600.000 quân Trung Quốc năm 1979 đã gây cho Việt Nam những tổn thất nặng nề và rõ ràng mang tính chất của một cuộc tiến công xâm lược.
Trả lờiXóaChiến tranh biên giới Việt Trung đã kết thúc 41 năm nhưng hậu quả mà nó gây ra khó lòng nào nguôi ngoai. Hiện nay, Việt Nam và trung quốc đã bình thường hóa quan hệ và là đối tác chiến lược trên nhiều phương diện, phát triển trên nhiều khía cạnh.
Trả lờiXóaXưa đến nay, ta rất chú trọng xây dựng quan hệ láng giềng tốt với Trung Quốc dù trong lịch sử hai nước đã có bao lần xung đột. Dù sao thì ta và họ mãi mãi vẫn là hàng xóm của nhau. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần một môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước và cần những bạn bè tốt để hợp tác nên Việt Nam càng coi trọng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc - một nước lớn đang có những bước phát triển thần kỳ
Trả lờiXóaChiến tranh là đau thương, mất mát; khi và chỉ khi không còn sự lựa chọn nào khác thì ta mới cầm súng để bảo vệ biển trời của ta. Chúng ta nhắc lại lịch sử không phải để kích động hận thù mà để cho đời sau biết sự thật lịch sử đã diển ra như vậy . Chúng ta muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới để cùng nhau phát triến , nhưng khi một ai đó cố tình coi chúng là thù muốn thôn tính thì chúng ta cũng không thể khuất phục .
Trả lờiXóaTừ kẻ đòi “dạy cho Việt Nam bài học”, Trung Quốc trở thành “người học trò” trước lực lượng chủ đạo là dân quân du kích gồm các cụ, các mẹ, các chị và bộ đội địa phương. Họ bị chặn đánh không kịp thở, quân đội thì ô hợp, thiếu kinh nghiệm chiến đấu; vũ khí tuy nhiều nhưng không hiện đại bằng chúng ta; là kẻ xâm lược, bành trướng nên quân tàu không có khí chí chiến đấu. Chiến tranh biên giới phía Bắc là nơi quân tàu bộc lộ nhiều điểm yếu chí tử và họ thất bại là sự tất yếu.
Trả lờiXóaChiến tranh biên giới phía Bắc không kích động hận thù . Nhưng lịch sử thì phải sòng phẳng . Sòng phẳng là không né tránh . Năm nay Trung Quốc có đại dịch họ không tổ chức kỷ niệm đưa tin . Nhưng những năm trước họ tổ chức rất rầm rộ . Họ xuyên tạc bản thân của cuộc chiến tranh biên giới . Họ một kẻ xâm lược nhưng lại lu loa rằng mình là nạn nhân của chiến tranh ....
Trả lờiXóaHiện nay chúng ta đã bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc tuy nhiên mỗi người dân Việt Nam luôn khắc sâu trong tim hậu quả cuộc chiến tranh này để lại với nhân dân và đất nước Việt Nam. Không ai cho phát bản thân mình quên đi những điều đã xảy ra với nhân dân và tội ác của Trung Quốc lúc đó cả
Trả lờiXóaChúng ta không bao giờ cho phép mình quên đi những điều mà nhân dân ta đã phải chịu đựng trong quá khứ nhưng không phải vì thế mà ôm hận thù; không thể phủ nhân TQ là một thị trường quan trọng với ta, và đặc biệt trong giờ phút này khi mà họ đang khốn khổ vì dịch bệnh thì ta vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng mở rộng vòng tay giúp đỡ họ khi cần thiết
Trả lờiXóaChúng ta không quên đi những điều đã xảy ra trong quá khứ nhưng không để nó ảnh hưởng đến hiện tại. Hiện nay TQ vẫn là một môi trường quan trọng với xuất khẩu VN, không thể ôm những thù hận quá khứ để rồi khiến nhân dân những người trực tiếp liên quan bị ảnh hưởng, thế là yêu nước sai cách
Trả lờiXóaDù sao thì chúng ta vẫn luôn theo chính sách lựa chọn những cái cách ứng xử khôn khéo nhưng không nhân nhượng trước TQ. Bọn chúng luôn có tư tưởng bành trướng từ xưa đến giờ nhưng rõ ràng Việt Nam cũng không phải là một đất nước dễ dàng cho bọn chúng bắt nạt
Trả lờiXóaĐảng và nhà nước luôn thận trọng và lựa chọn cách cư xử hết sức khôn khéo trong mối quan hệ với TQ; tuy nhiên chưa bao giờ chúng ta rơi vào thế nhân nhượng hay tỏ ra mình sợ hãi điều gì mà trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ đặc biệt vấn đề trên biển Đông hiện nay luôn được đề cao
Trả lờiXóaDù có nhiều vấn đề trong lịch sử nhưng không thể phủ nhân TQ là một thị trường quan trọng với ta, và đặc biệt trong giờ phút này khi mà họ đang khốn khổ vì dịch bệnh thì ta vẫn luôn trong trạng thái sẵn sàng mở rộng vòng tay giúp đỡ họ khi cần thiết.
Trả lờiXóaNhìn dưới góc độ nào thì cuộc tấn công của 600.000 quân Trung Quốc năm 1979 đã gây cho Việt Nam những tổn thất nặng nề và rõ ràng mang tính chất của một cuộc tiến công xâm lược
Trả lờiXóa