Gần
1 tuần qua, chỉ số ô nhiễm không khí tại Hà Nội luôn đạt mức cao. Đồng loạt
nhiều trạm quan trắc phủ màu tím với chỉ số AQI vượt trên 200, tương đương mức
rất xấu. Cá biệt, nhiều điểm đã chạm mốc nâu, đơn cử trong ngày 13.12, chỉ số
AQI tại Tây Hồ lên tới 405, trước đó ngày 10.12, trạm đo tại Đại sứ quán Pháp ở
Hoàn Kiếm báo chỉ số AQI ở mức 336.
Có thể thấy rất rõ, ô nhiễm
không khí có nhiều nguyên nhân và đây không phải là vấn đề của riêng Việt Nam
và Hà Nội. Nhiều đô thị lớn trên thế giới đang phải đối mặt với vấn nạn này. Ô
nhiễm không khí có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, nguyên nhân
chính vẫn là từ hoạt động giao thông, xây dựng; đời sống dân sinh như đun nấu,
sử dụng than tổ ong, đốt rơm rạ, rác... Bên cạnh đó, không khí ở Thủ đô còn
chịu tác động từ các nguồn ô nhiễm như khí thải từ các khu công nghiệp ở các
tỉnh lân cận... Mặt khác, điều kiện khí tượng, thời tiết bất lợi như những ngày
vừa qua gây nên tình trạng tăng đột biến các hạt bụi có kích thước nhỏ lơ lửng
(bụi mịn PM2.5). Đây là trường hợp bất khả kháng.
Trước
tình trạng ô nhiễm không khí đạt đến mức nguy hiểm thành phố Hà Nội đã triển
khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí. Thành
phố đã ban hành nhiều chính sách và đã triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát
và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ năm 2016 đến nay, thành phố đã đẩy mạnh
trồng, chăm sóc cây xanh trên địa bàn. Đến năm 2018, Hà Nội đã hoàn thành kế
hoạch trồng 1 triệu cây xanh và đang triển khai kế hoạch trồng thêm 600.000 cây
xanh đến năm 2020. Ngày 30.10.2019, UBND thành phố cũng ban hành Chỉ thị số
15/CT-UBND về việc thay thế và loại bỏ toàn bộ việc sử dụng than tổ ong làm
nhiên liệu trong sinh hoạt, kinh doanh dịch vụ nhằm giảm thiểu tác động tiêu
cực đến môi trường... Mặt khác, thành phố cũng đã xây dựng đề án và được HĐND
thành phố thông qua lộ trình cấm xe máy. Bởi vì một nguồn ô nhiễm nhất hiện nay
là khí thải từ các loại xe.
Thời gian tới thành phố tiếp
tục triển khai lắp đặt các trạm quan trắc và cài đặt phần mềm phân tích. Bởi
theo nghiên cứu của các chuyên gia Pháp thì thành phố phải có 85 trạm quan trắc
trong khi hiện mới có 10 trạm. Bên cạnh những giải pháp lâu dài, trước mắt,
thành phố đã cho tăng lượng xe hút bụi gấp đôi thông thường để làm sạch bụi.
Trong những thời điểm chất lượng không khí kém, Hà Nội đã liên tục cập nhật số
liệu quan trắc trên cổng điện tử của thành phố và ngành Môi trường; Đưa ra
khuyến cáo người dân nên trang bị khẩu trang chống bụi đạt chuẩn; nên sử dụng
phương tiện công cộng; đóng kín cửa sổ; trường học không nên cho học sinh tham
gia hoạt động ngoài trời...
Như vậy, thành phố Hà Nội
đã có nhiều biện pháp cả ngắn hạn và dài hạn trong việc thực hiện các phương án
để cải thiện chất lượng không khí và ý kiến cho rằng chính quyền thành phố
không làm gì là không chính xác./.
NGẠO
Trước tình trạng ô nhiễm không khí đạt đến mức nguy hiểm thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí. Thành phố đã ban hành nhiều chính sách và đã triển khai nhiều giải pháp để kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Trả lờiXóathành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp cả ngắn hạn và dài hạn trong việc thực hiện các phương án để cải thiện chất lượng không khí và ý kiến cho rằng chính quyền thành phố không làm gì là không chính xác
Trả lờiXóaNhư vậy, thành phố Hà Nội đã có nhiều biện pháp cả ngắn hạn và dài hạn trong việc thực hiện các phương án để cải thiện chất lượng không khí và ý kiến cho rằng chính quyền thành phố không làm gì là không chính xác./.
Trả lờiXóaThời gian tới thành phố tiếp tục triển khai lắp đặt các trạm quan trắc và cài đặt phần mềm phân tích. Bởi theo nghiên cứu của các chuyên gia Pháp thì thành phố phải có 85 trạm quan trắc trong khi hiện mới có 10 trạm. Bên cạnh những giải pháp lâu dài, trước mắt, thành phố đã cho tăng lượng xe hút bụi gấp đôi thông thường để làm sạch bụi. Trong những thời điểm chất lượng không khí kém, Hà Nội đã liên tục cập nhật số liệu quan trắc trên cổng điện tử của thành phố và ngành Môi trường; Đưa ra khuyến cáo người dân nên trang bị khẩu trang chống bụi đạt chuẩn; nên sử dụng phương tiện công cộng; đóng kín cửa sổ; trường học không nên cho học sinh tham gia hoạt động ngoài trời...
Trả lờiXóatrước tình hình ô nhiễm môi trường ở Hà Nội Hiện nay thì Nhà nước ta đã tìm ra nguyên nhân chính khiến cho môi trường ô nhiễm như vaayjh, đó là bởi mật độ dân số tăng nhanh kèm theo phương tiện tăng đột biến như vậy nên môi truowgf ô nhiễm.
Trả lờiXóa