Theo ghi nhận của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy
tính Việt Nam (VNCERT, thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông), tính đến hết quý 3,
đã có 8.319 sự cố tấn công mạng vào Việt Nam. Trong
đó, tấn công mã độc (malware) là 1.575 trường hợp; tấn công thay đổi giao diện
(deface) là 4.829 trường hợp và tấn công lừa đảo (phishing) là 1.915 trường
hợp. Thông tin trên được đại diện VNCERT đưa ra tại buổi diễn tập “Nâng
cao kỹ năng phân tích, điều tra, ứng cứu và xử lý sự cố an toàn thông tin mạng”
được tổ chức ngày 28-11 tại TP Hồ Chí Minh.
Với
diễn biến tình hình tội phạm liên quan đến mạng internet ngày càng phức tạp như
vậy việc ban hành Luật An ninh mạng là một việc làm thực sự cần thiết của Nhà
nước nhằm bảo vệ công dân của mình. Ấy vậy mà từ khi còn là dự luật được đưa ra
để lấy ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân đến khi quốc hội bấm nút thông
qua thì đã có rất nhiều ý kiến phản đối, thậm chí xuyên tạc nội dung của luật
để lôi kéo, kích động người dân hưởng ứng phong trào đòi quốc hội không thông
qua luật An ninh mạng với đủ các luận điệu. Có thể kể đến các hoạt động của tổ
chức khủng bố Việt Tân khi trực tiếp thực hiện các hoạt động để phản đối luật
An ninh mạng, hay việc tổ chức này đứng sau chỉ đạo, tài trợ vật chất để các
đối tượng trong nước thực hiện các hoạt động phản đối.
Chưa
chịu dừng lại khi luật An ninh mạng được quốc hội thông qua, khi luật sắp có
hiệu lực thi hành thì tổ chức này lại dở trò với luận điệu đòi facebook thay
đổi chính sách kiểm duyệt theo hướng ngừng tuân thủ theo các quy định của luật
An ninh mạng của Việt Nam. Bên cạnh đó có nhiều bài viết, nhiều cách thức để
hướng dẫn cư dân mạng đối phó khi luật An ninh mạng có hiệu lực thi hành.
Cũng dễ
hiểu cho sự “sốt sắng” của tổ chức này khi luật An ninh mạng cận kề ngày có
hiệu lực, bởi lẽ khi luật có hiệu lực thì một kênh để thể hiện các hoạt động
chống phá của chúng chẳng còn nữa vì đám dâm chủ này xác định việc sử dụng mạng
internet và các trang mạng xã hội như một công cụ đắc lực, một phương tiện hữu
hiệu để thực hiện mưu đồ chống phá cũng như tập hợp lực lượng, phát triển lực
lượng của tổ chức này. Do đó, việc Nhà nước thiết lập một thiết chế để ngăn
chặn các hoạt động phạm pháp của chúng chẳng khác nào cắt đứt tay chân không
cho chúng có cơ hội hoạt động. Bảo sao chúng vẫn “cố đấm ăn xôi”./.
LOXEBEN