Sáng
nay (29/9), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về
đến sân bay Nội Bài - Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Phiên
thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 73 tại New York, Hoa Kỳ.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương
trình làm việc với 15 hoạt động: dự, có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo
luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 73; có các cuộc gặp với Chủ tịch Đại
hội Đồng Liên Hợp quốc, Tổng Thư ký Liên Hợp quốc và nhiều cuộc tiếp xúc song
phương quan trọng với 5 nguyên thủ và lãnh đạo các nước; trao đổi, tọa đàm với
các tập đoàn lớn của Hoa Kỳ; gặp gỡ bạn bè Hoa Kỳ, cán bộ Phái đoàn đại diện
thường trực Việt Nam tại LIÊN HỢP QUỐC và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại
New York.
Phát biểu trước lãnh đạo của 193 quốc gia,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thể hiện rõ chủ trương nhất quán của Việt Nam: “Việt Nam luôn nhất quán trong việc đề cao Hiến
chương Liên Hợp quốc, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế trong giải
quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình, trong đó có khu vực Biển
Đông. Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu hơn nữa cho công bằng và phát triển bền vững;
thúc đẩy bình đẳng, hỗ trợ các nhóm yếu thế; bảo vệ tốt môi trường; bảo đảm quyền
cho mọi người dân, đồng thời đề cao tinh thần đối thoại và hợp tác trong vấn đề
quyền con người”.
Việt Nam được 53 nước châu Á - Thái Bình
Dương đề cử là ứng cử viên duy nhất của Nhóm vào vị trí ủy viên không thường trực
Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Bày tỏ cảm ơn sâu sắc khi được
đề cử vào vị trí cáo quý này, Thủ tướng khẳng định: “Việt Nam cam kết sẽ luôn là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng
đồng quốc tế và Liên Hợp quốc”.
Vấn đề nhân quyền luôn được Việt Nam đề cấp
đến trong các kỳ họp cấp cao có sự tham gia của Việt Nam. Trong nhiều năm trở lại
đây, Việt Nam luôn là quốc gia được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao về nhân quyền,
luôn là nước đi đầu trong việc thực thi và bảo vệ quyền con người. Việt Nam là
quốc gia có nhiều đóng góp tích cực vào Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp quốc,
trong đó, Việt Nam là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp quốc giai đoạn
2014 – 2016.
Hiện nay, có một số quốc gia tư bản luôn lấy
vấn đề nhân quyền làm rào cản hạn chế sự phát triển của các quốc gia khác, Việt
Nam cũng từng nhiều lần bị các quốc gia này lên án về những vi phạm nhân quyền
nhưng bản thân của các quốc gia này đều không có bằng chứng xác thực để chứng
minh kết luận của mình. Sự thật vẫn không thể thay đổi nên Việt Nam luôn là quốc
gia được đánh giá cao tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc và đang được đề cử là
thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc.
Kỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc
là một trong những kỳ họp thành công của Việt Nam với việc khẳng định vị thế ngày
càng quan trọng trên quốc tế. Thủ tướng đã khẳng định hại nhiệm vụ trọng tâm của
Việt Nam là bảo vệ nhân quyền và bảo vệ môi trường.
Công Lý
Việt Nam luôn là quốc gia được bạn bè quốc tế đánh giá rất cao về nhân quyền, luôn là nước đi đầu trong việc thực thi và bảo vệ quyền con người. Thế nhưng đâu đó ẫn có những kể đnag lượi dụng vấn đề này để xuyên tạc là cái cớ để chống phá Nhà nước ta.
Trả lờiXóaViệt Nam luôn là quốc gia được đánh giá cao tại Đại hội đồng Liên Hợp quốc và đang được đề cử là thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp quốc. Một chuyến công tác Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 73 hết sức thành công.
Trả lờiXóaMột chuyến công tác tại Phiên thảo luận cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp quốc khóa 73 hết thành công. Chắc chẳn sau lần này thì những kẻ rận chủ hết lấy cái trò vi phạm nhân quyền dân chủ ra chống phá nữa.
Trả lờiXóaKỳ họp thứ 73 của Đại hội đồng Liên Hợp quốc là một trong những kỳ họp thành công của Việt Nam với việc khẳng định vị thế ngày càng quan trọng trên quốc tế. Thủ tướng đã khẳng định hại nhiệm vụ trọng tâm của Việt Nam là bảo vệ nhân quyền và bảo vệ môi trường.
Trả lờiXóa