Việt
Nam chẳng phải là ngoại lệ, các hoạt động của tổ chức này nhiều năm qua hướng
tới Việt Nam, thường xuyên là những hoạt động đi ngược lại với chức năng, tên
gọi của tổ chức này. Đã rất nhiều lần thông qua các trang tin tức của nước
ngoài tổ chức này đã có nhiều bài viết đăng tải các thông tin không đúng sự
thật về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, thậm chí còn đưa ra các lời kêu gọi, kích
động thể hiện ý định can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam – những vấn đề
mà với vai trò, chức năng hoạt động của một tổ chức phi chính phủ thì hoàn toàn
không phải là chức năng, nhiệm vụ của họ.
Gần
đây, ngày 27/8/2018, HRW đã đưa ra thông điệp “Kêu gọi chính phủ Úc gây sức ép với Việt Nam trước đối thoại về nhân
quyền giữa Úc và Việt Nam” tổ chức này mong muốn chính phủ Úc gây sức ép để
buộc Việt Nam phải trả tự do cho những tù nhân mà chúng gọi là “tù nhân chính
trị”, yêu cầu Việt Nam phải tôn trọng, chấm dứt việc đàn áp những người có
chính kiến về các vấn đề liên quan đến chính trị cũng như tô trọng việc tự do
lập hội, hội họp để thể hiện chính kiến của mình.
Với những lời sàm ngôn của tổ chức này
thì có hai vấn đề cần nhìn rõ:
Thứ
nhất, ở Việt Nam không có cái gọi là “tù nhân chính trị” mà chỉ có những
người vi phạm pháp luật và bị xử lý bằng hình thức cách ly khỏi xã hội bằng các
bản án phạt tù giam. Ở Việt Nam cũng không có người bị bắt chỉ vì thể hiện các
quan điểm cá nhân, bị bắt vì sự bất đồng chính kiến với chính quyền, ở Việt Nam
các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đều được pháp luật công nhận nhưng
không phải vì thế mà mọi người sử dụng các quyền đó ra ngoài phạm vi pháp luật
cho phép. Việc sử dụng các quyền đó một cách thái quá, sử dụng với mục đích vụ
lợi cá nhân mà xâm phạm đến lợi ích chung của cả dân tộc thì cái giá phải trả
là việc chấp hành các bản án mà pháp luật đã quy định.
Thứ
hai, trong pháp luật quốc tế công nhận một nguyên tắc đó là “Tôn trọng độc
lập, chủ quyền. Không can dự vào công việc nội bộ của nhau”. Đây là một nguyên
tắc bất di bất dịch giữa các nước trong quan hệ quốc tế, nội dung nguyên tắc
này hướng đến việc không cho phép bất kỳ quốc gia nào được quyền can thiệp vào
các công việc nội bộ của một quốc gia khác bất kể sự khác biệt về quan điểm
chính trị, văn hóa, kinh tế…, phải tôn trọng sự tự chủ, độc lập, chủ quyền và
quyền tự quyết dân tộc của một quốc gia có chủ quyền. Do đó, thông báo của HRW
bản chất chỉ là những lời sàm ngôn, Việt Nam là một nước có độc lập, chủ quyền,
có các quyền tự quyết dân tộc của mình bởi vậy chính phủ Úc hoàn toàn không có
quyền can thiệp vào những vấn đề được coi là công việc nội bộ của Việt Nam bằng
bất kỳ công cụ ngoại giao nào cả.
Là một tổ chức phi
chính phủ hoạt động nhằm hướng tới sự công bằng, nhân quyền được đảm bảo tôn
trọng ở trên toàn thế giới ấy vậy mà trong góc độ nhìn nhận các vấn đề mà tổ
chức này hướng tới Việt Nam chẳng nằm ngoài việc bóp méo, xuyên tạc, phủ nhận
những thành tựu nhân quyền của Việt Nam; đưa ra những thông tin sai lệch để vu
cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Với những việc làm của mình chắc hẳn
phải gọi Human Rights Watch là “thế lực thù địch phi chính phủ” mới
đúng với bản chất của tổ chức này./.
Lê Minh
3 Nhận xét
Thực hiện quyền tự do. Cả nước XUỐNG ĐƯỜNG TỔNG BIỂU TÌNH ngày 2 tháng 9 năm 2018
Trả lờiXóaThực hiện quyền tự do. Cả nước XUỐNG ĐƯỜNG TỔNG BIỂU TÌNH ngày 2 tháng 9 năm 2018
Trả lờiXóaHuman Rights Watch (HRW) là một tổ chức phi chính phủ. Thế nhưng tổ chức này không những không hoạt động nhằm hướng tới sự công bằng, nhân quyền được đảm bảo tôn trọng ở trên toàn thế giới mà còn xía mũi vào công việc nội bộ của các nước có độc lập, chủ quyền trên thế giới. Đúng là tổ chức chống phá mang vỏ bỏ.
Trả lờiXóa