CPC tiếng Anh: Countries
of Particular Concern là một chỉ định bởi Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về những
quốc gia có vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về tự do tôn giáo theo Đạo Luật Tự Do
Tôn Giáo Quốc tế (IRFA) năm 1998 (HR 2431) và sửa đổi năm 1999 (Public Law
106-55). Hàng năm, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều có công bố danh sách các quốc gia cần
đặc biệt quan tâm về tôn giáo trên thế giới.
Ngày 4/1/2018, Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ công bố danh sách các nước cần đặc biệt quan tâm về tôn giáo.
Trong những cái tên được “xướng” như Trung Quốc, Myanmar, Triều Tiên, Iran,
Eritrea, Sudan, Ả Rập Xê Út, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Danh sách
này giống như mọi năm không có tên Việt
Nam. Chính điều này đã khiến cho một số cá nhân thiếu thiện cảm với Việt Nam
cũng như đám dân chủ cuội lợi dụng vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo tỏ ra “cay cú”.
Ngay sau khi danh sách
CPC được Bộ Ngoại giao Hoa kỳ công bố, ông Daniel Mark, Chủ tịch Ủy hội của Hoa
Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) – một tổ chức luôn có cái nhìn thiếu
thiện cảm đối với tự do tôn giáo ở Việt Nam ngay lập tức lên tiếng, thể hiện sự
không hài lòng vì danh sách công bố không có tên Việt Nam. Ông này nói: “Đưa các nước này vào danh sách CPC là bước
quan trọng để đảm bảo rằng Mỹ tiếp tục ủng hộ tự do tôn giáo quốc tế. Dù USCIRF
nhất trí về việc liệt kê 10 nước trong danh sách của Bộ Ngoại giao, nhưng danh
sách này chưa đủ. Ngoại trưởng Mỹ Tillerson lẽ ra cũng nên liệt kê Cộng hòa
Trung Phi, Nigeria, Pakistan, Nga, Syria, và Việt Nam vào danh sách này.” (Xem
thêm tại đây: http://www.nhanquyenvn.com/2017/04/uscirf-phat-dong-chien-dich-tu-nhan-luong-tam-ton-giao.html\; http://www.nhanquyenvn.com/2015/10/nghi-gi-ve-bao-cao-tu-do-ton-giao-cua-hoa-ky-nam-2014.html )
Tương tự, Chủ tịch Ủy
ban Đối ngoại Hạ viện, ông Ed Royce một người có con mắt lệch lạc khi nhìn nhận
vấn đề tự do tôn giáo ở Việt Nam thì bày tỏ bất bình vì Việt Nam một lần nữa
thoát khỏi danh sách CPC: “tôi bất bình
khi thấy rằng một lần nữa Việt Nam lại không bị đưa trở lại danh sách này.
Người dân Việt Nam tiếp tục bị vi phạm quyền tự do tôn giáo và các nhân quyền
khác. Hoa Kỳ chớ nên e dè chỉ ra các nước vi phạm như thế.”
Về phía các dân chủ
cuội trong nước linh mục dân chủ Phan Văn Lợi được coi là một đại diện tiêu
biểu thể hiện sự bất mãn với việc CPC không có tên Việt Nam. Trên trang cá nhân
của mình Phan Văn Lợi đã ngay lập tức thể hiện sự “cay cú” xen phần thất vọng
sau bao nỗ lực xuyên tạc, vu cáo tình hình vi phạm tự do tôn giáo ở Việt Nam mà
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vẫn không đưa Việt Nam vào danh sách “đặc biệt quan ngại”
lần này. Ông ta nói: “Trước việc bộ ngoại
giao Hoa Kỳ tiếp tục không đặt Việt cộng vào danh sách CPC, bất chấp yêu cầu
liên tục của các tổ chức nhân quyền quốc tế, kính mời Bà con đọc bản tạm tổng
kết dưới đây. Xin cảm ơn bà con.” Cái bản “tạm tổng kết” mà vị linh mục này
nêu ra chính là việc ông ta đã tự tổng hợp các “vi phạm nhân quyền” trong vấn
đề tôn giáo ở Việt Nam năm 2017 tiêu đề “TÌNH HÌNH TÔN GIÁO TẠI VIỆT NAM NĂM
2017”. “Tình hình tôn giáo tại Việt Nam” dưới con mắt của Phan Văn Lợi không có
gì mới lạ, vẫn chỉ là những luận điệu xuyên tạc, quy kết vô căn cứ, cũng như
thể hiện sự cổ súy cho các hành vi lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật của
đám dân chủ cuội. (Xem thêm tại đây: http://www.nhanquyenvn.com/2016/11/phan-van-loi-rat-ngu-muoi-khi-noi-ve-luat-tin-nguong-ton-giao.html; http://www.nhanquyenvn.com/2016/05/linh-muc-phan-van-loi-lam-theo-su-chi-dao-cua-viet-tan.html; http://www.nhanquyenvn.com/2017/04/hoi-dong-lien-ton-viet-nam-mang-ban-chat-trao-tro-trang-tron.html; http://www.nhanquyenvn.com/2016/08/phan-van-loi-xin-dung-nhan-danh-chua.html)
Sự phản ứng của những
nhân vật nêu trên chỉ là số ít và đều có đặc điểm chung là những người luôn
nhìn nhận tình hình tôn giáo ở Việt Nam thiếu khách quan, cũng như coi việc vu
cáo tự do tôn giáo ở Việt Nam là một cách thức hoạt động của mình. Trên thực tế,
quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam luôn được Nhà nước tôn trọng
và bảo vệ, đồng thời Nhà nước cũng nghiêm khắc xử lý đối với những hành vi lợi
dụng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để thực hiện những hành vi vi phạm pháp
luật. Việc xử lý này của Nhà nước luôn trên cơ sở pháp luật. Vì vậy, những hoạt
động tuyên truyền, xuyên tạc tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chỉ là những
hành động lạc lõng và thể hiện bản chất đê hèn của đám chống phá.
Công Mẫn
11 Nhận xét
quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam luôn được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ, đồng thời Nhà nước cũng nghiêm khắc xử lý đối với những hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Việc xử lý này của Nhà nước luôn trên cơ sở pháp luật. Vì vậy, những hoạt động tuyên truyền, xuyên tạc tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam chỉ là những hành động lạc lõng và thể hiện bản chất đê hèn của đám chống phá.
Trả lờiXóaSự phản ứng của những nhân vật nêu trên chỉ là số ít và đều có đặc điểm chung là những người luôn nhìn nhận tình hình tôn giáo ở Việt Nam thiếu khách quan, cũng như coi việc vu cáo tự do tôn giáo ở Việt Nam là một cách thức hoạt động của mình. Nhưng hành vi nhằm vu cáo nhà nước ta mãi mãi không bao giờ có kết có đâu vậy nên lũ rảnh nợ ạ, hãy dừng ngay những hành vi vô nghĩa này lại đi.
Trả lờiXóaTất nhiên dân chủ cuội muốn Việt Nam bị xướng tên trong danh sách CPC, tuy nhiên sự thật lại không phải vậy nên chẳng đời nào bọn dân chủ cuội được như ý, dù cho chúng có kích bác hay dùng nhiều biện pháp bội nhọ, xuyên tạc Việt Nam.
Trả lờiXóaViệt Nam không có tên trong danh sách CPC là bình thường thôi. Vì vấn đề tôn giáo ở Việt Nam luôn được quan tâm, tôn trọng đúng mức! Chỉ có các đối tượng lợi dụng tôn giáo gây ra những hậu quả nghiêm trọng mới bị trừng trị theo đúng luật pháp!
Trả lờiXóaNhững kẻ tỏ ra bức xúc vì vấn đề này thật ra toàn là những kẻ lợi dụng tôn giáo để trục lợi cá nhân. Hành vi của chúng cần được xem xét và xử lý để tránh những hậu quả đáng tiếc cho người dân, đất nước.
Trả lờiXóaViệt Nam là đất nước tôn trọng tôn giáo và tín ngưỡng của nhân dân, điều này được quy định rõ ràng trong luật pháp. Tuy nhiên có những kẻ lợi dụng tôn giáo để thực hiện những hành vi mờ ám. Những đối tượng này luôn sợ bị pháp luật "sờ gáy" nên thường xuyên có những phát ngôn phê phán luật pháp VN và cho rằng VN vi phạm tự do tôn giáo.
Trả lờiXóaSự phản ứng của những nhân vật nêu trên chỉ là số ít và đều có đặc điểm chung là những người luôn nhìn nhận tình hình tôn giáo ở Việt Nam thiếu khách quan, cũng như coi việc vu cáo tự do tôn giáo ở Việt Nam là một cách thức hoạt động của mình. Trên thực tế, quyền tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo ở Việt Nam luôn được Nhà nước tôn trọng và bảo vệ, đồng thời Nhà nước cũng nghiêm khắc xử lý đối với những hành vi lợi dụng tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Việc xử lý này của Nhà nước luôn trên cơ sở pháp luật.
Trả lờiXóaÔng Ed Royce thật sự quá lệch lạc khi nhìn nhận về nhiều vấn đề ở Việt Nam. Tuy nhiên những gì mà ông nói chỉ là ý kiến cá nhân mà thôi, sự thật vốn không phải như ông quy chụp!
Trả lờiXóaCân mãi, sủa mãi mà chẳng có tác dụng nên có lẽ đám dân chủ Việt và đám ủng hộ chống lưng hẳn rất cay cú!
Trả lờiXóaĐiều đó càng cho thấy, hoạt động của chúng chẳng mang lại tác động đến thực tế nhân quyền Việt Nam.
Trả lờiXóa"Hoạt động dân chủ" tại Việt Nam đang được trở về đúng với cái định nghĩa vốn dĩ của nó. Còn những người lợi dụng cái gọi là dân chủ nhân quyền để vu lợi, để đả kích, kích động thì ngày càng bị sờ gáy. Chống mắt lên xem chúng cay cú đến đâu!
Trả lờiXóa