Vụ việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú
và phản ứng từ phía chính quyền Đức đang là một chủ đề tốn rất nhiều giấy mực.
Xoay quanh vấn đề này có rất nhiều các quan điểm liên quan đến việc vận dụng
pháp luật của cả phía Việt Nam và Đức, các con dậm thì thi nhau bình luận, đưa
ra các quan điểm mà nhiều khi đọc thấy nó chả có căn cứ một cách chắc chắn mà
chỉ thấy nửa vời.
BBC tiếng việt có đăng một bài viết
trích dẫn đoạn trả lời phỏng vấn của kẻ mang danh là “Luật sư” Lê Công Định cho
rằng việc phía Đức đòi Việt Nam phải trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức bởi phía
Việt Nam đã “vi phạm pháp luật quốc tế” và đó là “biện pháp mở” cho ngoại
giao của hai nước. Thử hỏi “luật sư Định” Việt Nam đã “vi phạm pháp luật quốc
tế” như thế nào? Cơ sở pháp lý chỉ ra việc Việt Nam có những vi phạm đó ở đâu?
Thứ nhất, nói về góc độ pháp luật
quốc tế trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn ra nước ngoài (nơi trốn chính là
Đức). Các cơ quan chức năng phía Việt Nam đã công bố lệnh truy nã quốc tế với
công dân của nước mình thông qua Interpol – như vậy ông Thanh đã là tội phạm bị
truy nã quốc tế. Nếu một người trong danh sách truy nã quốc tế cư trú trong
lãnh thổ của một quốc gia khác tuân thủ luật pháp quốc tế, thì người đó phải
được trao trả cho nước yêu cầu dẫn độ nếu giữa hai nước có ký kết về hiệp định
tương trợ tư pháp. Hoặc sẽ trao trả đối tượng phạm tội đó theo các Điều ước
quốc tế mà hai nước đã ký kết hoặc là thành viên.
Trong trường hợp này giữa Việt Nam
và Đức chưa có ký kết với nhau một hiệp định tương trợ tư pháp nên việc phía
Việt Nam đưa ra yêu cầu phía Đức dẫn độ Thanh về nước để thực hiện trách nhiệm
hình sự là rất khó khăn. Và thực chất thì Việt Nam đã không làm theo cách này
mà đã để Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước sau khi đã nhận ra sai phạm của
mình và chấp nhận đối mặt với những phán quyết sẽ dành cho mình. Như vậy thử
hỏi Việt Nam vi phạm pháp luật quốc tế ở đâu? Và chứng cứ đâu để khẳng định
Trịnh Xuân Thanh là bị “bắt cóc”?
Cho
đến nay, các cơ quan Đức không có thể đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy
ông Trịnh Xuân Thanh bị “bắt cóc”. Ngày 02.08.2017, hãng thông tấn xã Đức DPA
đưa tin, nhân viên điều tra ở Berlin phỏng đoán… bị “bắt cóc”. Từ nguyên gốc tiếng
Đức trong bài viết là “vermuten”. Lời phát biểu của ông Winfrid Wenzel, phát
ngôn viên của công an Berlin: “Đây là một trường hợp nghi ngờ” (tiếng Đức “Das
ist ein Verdacht”). Trường hợp nghi ngờ cao hơn là nghi ngờ khẩn cấp
(dringender Verdacht). Một điều phi lý trong quả quyết “bắt cóc” là chi tiết
“có người thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị lôi vào xe ô tô”. Tại sao cảnh sát không
cho giải cứu ngay lúc đó bằng cách báo động truy lùng khẩn cấp vòng quanh khu vực
với phạm vi rộng, từ chuyên môn của cảnh sát Đức cho biện pháp này là
Ringfahndung.
Tuyên
bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà luật sư đại diện cho
Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục xét tị nạn. Bà ta không phải là nhân chứng, bà
chỉ nghe người khác kể lại, danh tính người đó cũng không được công bố. Các cơ
quan sau chịu sự lãnh đạo của ông Bộ trưởng Bộ nội vụ Liên bang: cảnh sát LB (tức
CA biên phòng), tình báo đối ngoại, tình báo đối nội, Cơ quan Liên bang phụ
trách di cư và tị nạn, cục kỹ thuật hình sự Liên bang, đơn vị đặc nhiệm GSG 9.
Cho đến nay, trên trang mạng của mình cũng như trên báo, Bộ nội vụ Liên bang
không đưa ra bất kỳ phát biểu nào liên quan đến vụ việc Trịnh Xuân Thanh.
Trong
trường hợp này hành động của phía Đức có thể hiểu được rằng họ không chỉ biết
rằng có tội phạm quốc tế muốn ẩn trốn ở Đức mà còn bao che cho đối tượng đó. Hơn
nữa, lại còn đưa ra lệnh trừng phạt đại diện thuộc Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin. Liệu đây có phải là hành động của một nước
“hiểu rõ các nguyên tắc của luật quốc tế”
như “luật sư Định” nêu?!
Thứ hai,
bàn về việc phía Đức đòi Việt Nam trao trả Trịnh Xuân Thanh lại cho phía Đức
thì: Giữa Việt
Nam và Đức chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự nên theo quy định
của pháp luật Tố tụng hình sự thì: “2. Trong
trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chưa ký kết hoặc chưa gia nhập
điều ước quốc tế có liên quan thì việc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự được
thực hiện theo nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái pháp luật Việt Nam, pháp
luật quốc tế và tập quán quốc tế” (Điều
340 BLTTHS 2003). Thêm vào đó pháp luật Việt Nam cụ thể Luật Tương trợ tư pháp 2007 quy định một trong
các trường hợp từ chối dẫn độ là người bị yêu cầu dẫn độ là công dân Việt Nam
(nước được yêu cầu) Điểm a Khoản 1 Điều 35. Như vậy ở mọi góc độ kể cả khi có
hiệp định tương trợ tư pháp hoặc chưa có hiệp định tương trợ tư pháp thì yêu cầu
của phía Đức sẽ không được thực hiện và càng không được thực hiện khi phía Việt
Nam chẳng hề có cái gọi là “vi phạm luật pháp quốc tế”, chẳng hề có việc Việt
Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh đưa về nước trong vụ việc này. Chắc hẳn “Luật sư
Định” nên tìm hiểu lại các quy định của pháp luật thì hơn./.
NGẠO
Các luật sư dân chủ đúng là đang cố tình làm 'màu" trong vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh. Chẳng hiểu gì về pháp luật mà lại tỏ ra hiểu biết lắm ư? Thấy quá xàm và vô lý. Hơn nữa, cần khẳng định lại một cách chắc chắn rằng ông Trịnh Xuân Thanh tự nguyện ra đầu thú chứ không phải là bị bắt cóc như nhiều nguồn tin đã đưa.
Trả lờiXóaViệt Nam không hề vi phạm pháp luật quốc tế. Hơn nữa, chẳng có bằng chứng nào để chứng minh ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc trên đất Đức. Các thông tin được đưa ra chỉ dám nói là 'nghi ngờ' chứ chẳng có một tờ báo hay kênh truyền hình nào dám 'khẳng định' việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc cả. Đám dân chủ đã không hiểu gì về pháp luật quốc tế rồi mà còn lại khua môi múa mép.
Trả lờiXóaĐám luật sư dân chủ cứ có việc gì cũng trõ mũi vào. Vụ việc của ông Trịnh Xuân Thanh đám luật sư dân chủ cũng đang trõ mũi vào. kẻ mang danh là “Luật sư” Lê Công Định cho rằng việc phía Đức đòi Việt Nam phải trao trả Trịnh Xuân Thanh về Đức bởi phía Việt Nam đã “vi phạm pháp luật quốc tế” và đó là “biện pháp mở” cho ngoại giao của hai nước. Mang danh luật sư nhưng hiểu biết pháp luật của Lê Công Định rất hạn hẹp, không hiểu được pháp luật quốc tế. Nhưng Định lại rất thích thể hiện trước mọi người. Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú chứ chẳng phải bị bắt cóc gì đó cả nên Lê Công Định nên im lặng thì hơn nếu không muốn bị nhiều người cười chê về sự "ngu dốt" nhưng lại thể hiện ta đây.
Trả lờiXóaLê Công Định lại thể hiện quan điểm không ai có thể chấp nhận được trong vụ việc của Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù, được mang danh mác luật sự nhưng rõ ràng với những gì mà Lê Công Định nói ai cũng thấy Lê Công Định không có hiểu biết về pháp luật. Nên việc chẳng ai tôn trọng Lê Công Định cũng là dễ hiểu.
Trả lờiXóaThực chất thì Việt Nam đã không làm theo cách này mà đã để Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước sau khi đã nhận ra sai phạm của mình và chấp nhận đối mặt với những phán quyết sẽ dành cho mình. Như vậy thử hỏi Việt Nam vi phạm pháp luật quốc tế ở đâu? Và chứng cứ đâu để khẳng định Trịnh Xuân Thanh là bị “bắt cóc”?
Trả lờiXóa