Năm ngoái khi mà Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo được đưa ra lấy ý kiến
nhân dân thì đám Hội đồng Liên tôn không ngừng “sủa” với những luận điệu xuyên
tạc, bóp méo. Nhưng tất cả những luận điệu đó, không mang lại những tác động
gì, bởi theo nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân đều đồng tình, ngày
18/11/2016 Luật tín ngưỡng, tôn giáo được
Quốc hội chính thức thông qua và có hiệu lực pháp luật từ ngày 1/1/2018.
Sau khi được thông qua thì các cơ quan có thẩm quyền đã tiến hành hành Dự
thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Trong đó có Dự thảo
Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Cũng
như lần trước, ngay sau khi Dự thảo Nghị định được đưa ra lấy ý kiến quần chúng
nhân dân thì đám Hội đồng liên tôn lại tiếp tục “sủa” với bản kháng thư phản đối
và bác bỏ nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng,
tôn giáo. Nội dung của kháng thư này không có gì ngoài những luận điệu cũ mèm.
“Như Luật Tín ngưỡng Tôn giáo kiểm
soát mọi yếu tố của các Tôn giáo nhằm áp đặt cơ chế “Xin-cho” bất công, phi lý
và nghiệt ngã, ngõ hầu khống chế toàn diện mọi Giáo hội, Nghị đinh xử phạt hành
chánh cũng dò xét mọi hoạt động của các Tôn giáo, từ việc sắp xếp cơ cấu nội bộ,
qua việc bố trí nhân sự điều hành, đến việc đào tạo bồi dưỡng, việc thực thi
các hình thức sống đạo… Hết thảy các hoạt động này mà không báo cáo, xin phép
và chờ được chấp thuận, thì Ủy ban Nhân dân các cấp và Ban tôn giáo chính phủ sẽ
có nhiều biện pháp hành chính để trừng phạt, chẳng hạn tịch thu phương tiện,
đình chỉ hoạt động, bắt buộc rút lời... Đặc biệt là phạt tiền tối đa 30 triệu đồng
đối với cá nhân và 60 triệu đồng đối với tổ chức.”
Trước hết, phải khẳng định, Luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các Nghị định
hướng dẫn thi hành cho thấy sự quan tâm đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
trong quần chúng nhân dân của Đảng và Nhà nước. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng
để các hoạt động tôn giáo đi vào nề nếp, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của
các tổ chức tôn giáo cũng như các tín đồ tôn giáo. Bên cạnh đó, cũng là cơ sở
pháp lý để xử lý những kẻ cố tình lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện những
mưu đồ đen tối. Điều này hết sức cần thiết trong xây dựng Nhà nước pháp quyền.
Hơn nữa, những kẻ lên án phản đối các văn bản này là những kẻ “có tật giật
mình”. Nếu như hoạt động tuân thủ pháp luật thì đâu phải lo ngại. Xét về thành
phần Hội đồng liên tôn chúng ta đều biết, đó là tập hợp của những kẻ đội lốt thầy
tu của các tôn giáo khác nhau nhưng chúng lại có cùng một đặc điểm là không chịu
chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật. Thường xuyên có những hành vi lợi dụng
tôn giáo, khoác áo thầy tu để thực hiện các hoạt động chống phá đất nước, đi
ngược lại với các chủ trương của các giáo hội.
Vì vậy, có thể nói việc chúng lên án phản đối Dự thảo nghị định là một kiểu
vừa ăn cắp vừa la làng để lấp liếm đi các hoạt động chống phá chính quyền. Thiết
nghĩ, với Nghị định này được thông qua thì có nhiều người đang mong đợi về sự
cuống cuồng chuẩn bị tiền mà nộp phạt về các hành vi vi phạm của mình.
Thành Nam
8 Nhận xét
Hội đồng liên tôn lại lên tiếng. Họ lên tiếng vì đang có dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Dự thảo Nghị định được đưa ra để lấy ý kiến của đa số nhân dân nhưng Hội đồng liên tôn lại lên tiếng. Nếu họ hoạt động trong khuôn khổ, không vi phạm pháp luật thì làm gì phải quan ngại điều này. Chỉ những kẻ chuyên đi hoạt động sai phạm thì mới sợ pháp luật. Hội đồng liên tôn rõ ràng đang rất sợ Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo được ban hành.
Trả lờiXóaKhi có Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo chắc cái Hội đồng liên tôn chẳng dám hoành hành nữa đâu.
Trả lờiXóaHội đồng liên tôn là tập hợp của những kẻ đội lốt thầy tu của các tôn giáo khác nhau nhưng chúng lại có cùng một đặc điểm là không chịu chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật. Thường xuyên có những hành vi lợi dụng tôn giáo, khoác áo thầy tu để thực hiện các hoạt động chống phá đất nước, đi ngược lại với các chủ trương của các giáo hội.Do đó, những kẻ chống đối này mới có những hành động phản đối như vậy!
Trả lờiXóaXét về thành phần Hội đồng liên tôn chúng ta đều biết, đó là tập hợp của những kẻ đội lốt thầy tu của các tôn giáo khác nhau nhưng chúng lại có cùng một đặc điểm là không chịu chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật. Thường xuyên có những hành vi lợi dụng tôn giáo, khoác áo thầy tu để thực hiện các hoạt động chống phá đất nước, đi ngược lại với các chủ trương của các giáo hội.
Trả lờiXóaNhà nước Việt Nam không bao giờ có chủ trương tiêu diệt tôn giáo như sự xuyên tạc của Hội đồng liên tôn. Ngược lại trong các Nghị quyết lớn của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tôn giáo luôn khẳng định rõ: Tôn giáo là vân đề tồn tại lâu dài, đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với chủ nghĩa xã hội.
Trả lờiXóaAi cũng biết việc xây dựng Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo là cần thiết để đảm bảo hiệu quả quản lý Nhà nước về tôn giáo. Nhà nước ta tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo nhưng cũng như bất kì quốc gia nào trên thế giới, tôn giáo là một thực thể xã hội do đó, nó phải được quản lý. Việc quản lý nhà nước về tôn giáo cần thiết phải có những quy phạm pháp luật như thế để làm hàng lang pháp lý. Vậy cớ sao Hội đồng liên tôn phải giãy nảy như đỉa phải vôi.
Trả lờiXóalại là đám “Hội đồng liên tôn” làm đủ mọi cách để xuyên tạc các dự luật này; điển hình như trò hề ra kháng thư phản đối và bác bỏ nghị định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Trả lờiXóađám người trong cái gọi là “Hội đồng liên tôn” đó muốn tự do, thoải mái làm gì thì làm, muốn lợi dụng tôn giáo chống phá thế nào cũng được và muốn biến đất nước Việt Nam trở thành một đất nước vô luật, vô chính phủ hay sao?
Trả lờiXóa