Như vậy, sau quá trình điều tra, truy tố hôm qua ngày 25/7/2017 Tòa án
nhân dân tỉnh Hà Nam đã đưa bị cáo Trần Thị Nga sinh năm 1977, trú tại phường
Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ra xét xử sơ thẩm về tội danh tuyên truyền
chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Điều 88 Bộ
luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Phiên tòa kết thúc, Trần Thị
Nga phải chịu mức án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế về hành vi phạm tội của
mình.
Phiên tòa kết thúc cho chúng ta thấy nhiều điều:
Thứ nhất, về phía Trần Thị Nga, có thể nói bản án là phù hợp với hành vi
phạm tội của Nga, các chứng cứ thu được về hành vi phạm tội của Trần Thị Nga đầy
đủ, rõ ràng. Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Hà Nam, trong khoảng thời gian từ
tháng 9/2014 đến tháng 1/2017, Trần Thị Nga đã trực tiếp lập các tài khoản
Blog, Facebook cá nhân “Thuy Nga,” “Tran Thi Nga” và trang YouTube “trần thúy
nga,” đã làm ra, tàng trữ 13 video clip có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc, phỉ
báng chính quyền nhân dân, tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý,
phao tin, bịa đặt và sử dụng trang mạng xã hội để đăng tải các video clip nhằm
truyền bá những tư tưởng phản động, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, gây hoang mang trong nhân dân, phá hoại khối đoàn kết toàn dân; gieo
rắc sự nghi ngờ, bất mãn với chính quyền nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam. Bên cạnh đó, Trần Thị
Nga còn viết, dán nhiều biểu ngữ có nội dung bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, lực lượng Công an, tẩy chay bầu cử Quốc hội khóa 14 và bầu cử Hội đồng
Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Sau khi bị khởi tố, bắt giam, trong trại tạm giam Nga vẫn không nhận ra lỗi
lầm của mình, không thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải mà tiếp tục có các hành
vi tuyên truyền chống Nhà nước ngay trong trại tạm giam. Tại phiên Tòa ngày hôm
qua cũng vậy, Nga luôn chối tội, không thừa nhận hành vi sai trái của mình. Cuối
phiên xét xử còn ngạo mạn hát bài hát có nội dung xuyên tạc tình hình đất nước.
Với những hành vi đó, có lẽ bản 9 năm tù giam và 5 năm quản chế có thể nói là
còn nhẹ.
Thứ hai, đối với đám dân chủ. Trước, trong, sau khi phiên tòa xét xử thì
đám dân chủ dân oan đã nhảy dựng lên với một loạt các chiêu trò như biểu tình,
viết bài ca ngợi Trần Thị Nga, kêu gọi quốc tế can thiệp việc xử lý Trần Thị
Nga… Tất cả những hoạt động đó đều không đem lại tác dụng nào. Bởi lẽ, pháp luật
cần phải được thực thi, việc điều tra, truy tố, xét xử đều phải dựa vào các chứng
cứ thu thập được. Vì vậy, đám dân chủ hãy xem bản án đối với Trần Thị Nga là một
bài học cho bản thân mình, đừng có đi vào vết xe đổ của Nga, sẽ chẳng có thế lực
nào can thiệp vào bảo vệ được chúng, trừ khi chúng không thực hiện các hành vi
phạm tội chống Nhà nước.
Thứ ba, đối với các tổ chức, cá nhân thiếu thiện cảm đối với Việt Nam,
luôn nhìn nhận vấn đề nhân quyền ở Việt Nam với con mắt thiếu khách quan mà
không ngừng kêu gọi, can thiệp vào quá trình xử lý Trần Thị Nga. Xin các vị hãy
hiểu rằng, mỗi quốc gia đều có luật lệ của riêng mình để quản lý xã hội. Việt
Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc
ngoại giao quốc tế hiện nay được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đó là “không can
thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Vì vậy, các vị lấy tư cách gì mà yêu cầu
chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Thị Nga? Các vị có hiểu và tôn trọng
nguyên tắc trên hay không? Và xin thưa rằng mọi hành động của các vị chỉ làm
cho vị thế của các vị càng trở nên thấp hèn mà thôi. Kẻ phạm tội thì quốc gia
nào cũng phải trừng trị. Can thiệp cũng không ích gì cả.
Thành Nam
Sau khi bị khởi tố, bắt giam, trong trại tạm giam Nga vẫn không nhận ra lỗi lầm của mình, không thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải mà tiếp tục có các hành vi tuyên truyền chống Nhà nước ngay trong trại tạm giam. Tại phiên Tòa ngày hôm qua cũng vậy, Nga luôn chối tội, không thừa nhận hành vi sai trái của mình. Cuối phiên xét xử còn ngạo mạn hát bài hát có nội dung xuyên tạc tình hình đất nước. Với những hành vi đó, có lẽ bản 9 năm tù giam và 5 năm quản chế có thể nói là còn quá nhân đạo, thiết nghĩ nên cho thị cách ly khỏi xã hội vĩnh viễn.
Trả lờiXóangày 25/7/2017 Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam đã đưa bị cáo Trần Thị Nga sinh năm 1977, trú tại phường Hai Bà Trưng, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam ra xét xử sơ thẩm về tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định tại Điều 88 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm 2009. Phiên tòa kết thúc, Trần Thị Nga phải chịu mức án 9 năm tù giam, 5 năm quản chế về hành vi phạm tội của mình.
Trả lờiXóamột trong những nguyên tắc ngoại giao quốc tế hiện nay được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đó là “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Vì vậy, các vị lấy tư cách gì mà yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Thị Nga? Các vị có hiểu và tôn trọng nguyên tắc trên hay không? Và xin thưa rằng mọi hành động của các vị chỉ làm cho vị thế của các vị càng trở nên thấp hèn mà thôi. Kẻ phạm tội thì quốc gia nào cũng phải trừng trị. Can thiệp cũng không ích gì cả.
Trả lờiXóaMặc dù đã nhiều lần được chính quyền nhắc nhở nhưng Trần Thị Nga vẫn chứng nào tật đấy tiếp tục tuyên truyền xuyên tạc nói xấu chính quyền và lực lượng Công an. Con người này nếu không bị xử lý nghiêm khắc sẽ gây ra những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội. Thiết nghĩ bản án 9 năm tù cho Trần Thị Nga là hoàn toàn xứng đáng.
Trả lờiXóaVới các tổ chức, cá nhân thiếu thiện cảm đối với Việt Nam, luôn nhìn nhận vấn đề nhân quyền ở Việt Nam với con mắt thiếu khách quan mà không ngừng kêu gọi, can thiệp vào quá trình xử lý Trần Thị Nga. Xin các vị hãy hiểu rằng, mỗi quốc gia đều có luật lệ của riêng mình để quản lý xã hội. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Bên cạnh đó, một trong những nguyên tắc ngoại giao quốc tế hiện nay được cộng đồng quốc tế thừa nhận, đó là “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau”. Vì vậy, các vị lấy tư cách gì mà yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Thị Nga? Các vị có hiểu và tôn trọng nguyên tắc trên hay không?
Trả lờiXóa