Trong đời sống tín ngưỡng và văn
hóa của người Việt, lễ hội gắn bó như một sinh hoạt tất nhiên đáp ứng nhu cầu
được trở về tự nhiên và cội nguồn, là một hình thức “bảo tàng sống” về văn hóa
truyền thống, là dịp để người dân thể hiện sức mạnh cố kết của cộng đồng. Theo thống kê, mỗi năm ước tính có khoảng
9.000 lễ hội lớn nhỏ rải rác khắp mọi miền Tổ quốc. Hầu hết các lễ hội đều diễn
ra vào mùa xuân, nhiều nhất là vào tháng Giêng.
Tuy nhiên nhìn vào các lễ hội trong thời gian qua, dường
như nét văn hóa truyền thống, đặc sắc, thiêng liêng đó đã ít nhiều suy giảm
trước sự xâm lấn của yếu tố xã hội hóa, thương mại hóa và các hiện tượng tiêu
cực khác. Chưa năm nào, văn hóa ứng xử tại những nơi thờ tự, lễ hội lại được
nhắc nhiều như năm nay, nhất là những hành vi chưa phù hợp với thuần phong mỹ
tục. Từ hiện tượng người dân vứt rác, xả rác thải không đúng nơi quy định, bẻ
cành cây, trèo tường, thậm chí leo trèo cả lên tượng Phật, tượng Thánh thần,
rồi cảnh chen lấn, xô đẩy, tranh cướp mang tính bạo lực trong lễ hội Gióng đền
Sóc Sơn; cảnh chen lấn, xô đẩy, trèo vào hậu cung để “cướp lộc” trong đêm khai
hội ở Đền Trần; cảnh chen lấn, giẫm đạp tại lễ hội Cướp Phết lấy may ở Bàn Giản
(Vĩnh Phúc) và những hình ảnh tương tự diễn ra ở Hội Phết Hiền Quan (Tam Nông,
Phú Thọ) …; Ở nhiều lễ hội, nhiều người còn nhét tiền vào tay tượng, Phật, thả
tiền xuống giếng, đặt tiền ở gốc cây, kẽ đá, ở bất kỳ nơi nào có thể… gây hình
ảnh thiếu trang nghiêm, tôn kính với bậc “thánh
thần”. Đáng buồn hơn là hình ảnh người tham gia lễ hội mà trong số đó phần
nhiều là những người trẻ ăn mặc hở hang, nói cười ồn ào ở chốn tôn nghiêm, gây
phản cảm khi tham gia lễ hội mặc cho Ban tổ chức đã có quy định trang phục phải
lịch sự, kín đáo, ăn nói nhỏ nhẹ…điều này chính là sự thiếu ý thức ở một bộ
phận không nhỏ người dân và du khách khi tham gia lễ hội. Liệu các “Thánh,
Thần” có hài lòng không khi thấy một bộ phận con cháu mình chỉ lo “cầu xin” cái
lợi riêng tư mà quên đi những giá trị văn hóa truyền thống cao đẹp của cả dân
tộc?
![]() |
Cảnh hỗ loạn trong lễ hội đền Gióng |
Ngoài ra, dưới góc độ quản lý, đâu đó vẫn còn một số địa
phương chạy theo lợi ích kinh tế, không chấp hành nghiêm túc các văn bản chỉ
đạo quản lý của Đảng, nhà nước để tổ chức các lễ hội gây bất ổn về an ninh trật
tự (hiện tượng cá cược), biểu hiện thương mại hóa, lợi dụng lễ hội để trục lợi
(bán vé thu tiền vào lễ hội), tạo ra những hình ảnh bạo lực, phản cảm, trái với
truyền thống nhân văn của người Việt, đang trở thành những vấn đề “nóng” gây
bức xúc trong dư luận xã hội”
Để các lễ hội giữ được bản sắc truyền thống và các nơi thờ
tự giữ được không gian tôn nghiêm cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, ban ngành liên quan, sự phối hợp tổ chức
lễ hội một cách khoa học của Ban quản lý khu lễ, hội với chính quyền địa phương
và hơn hết là
mỗi người tham gia lễ hội và hành lễ phải phải tự nâng cao ý thức của mình “hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của lễ hội góp phần nâng tầm văn hóa truyền thống
của dân tộc. Đó cũng là cách mà mỗi người dân Việt Nam giữ gìn và phát huy nền
văn hóa đặc sắc, đa dạng của mình trong xu thế hội nhập hiện nay” , như thế mới mong lễ
hội sẽ diễn ra đúng tinh thần “vui như trẩy hội’, lễ hội mới mang đúng bản sắc
văn hóa vốn có. Người xưa
đi lễ, đi hội đều có tâm niệm cầu cho sự siêu thoát của những người đã khuất và
cầu sức khoẻ, may mắn cho gia đình, bạn bè, cũng là để gặp gỡ, giao lưu trò
chuyện ngày đầu năm.
Lê
Minh
8 Nhận xét
Phải nói cái sự xuống cấp về văn hóa tham gia lễ hội của người dân đã đến mức báo động rồi, cần phải chấn chỉnh một cách nghiêm túc, cần thiết thì mạnh tay, có thể sẽ có phản đối nhưng dần sẽ ổn thôi.
Trả lờiXóaVẫn còn một số địa phương chạy theo lợi ích kinh tế, không chấp hành nghiêm túc các văn bản chỉ đạo quản lý của Đảng, nhà nước để tổ chức các lễ hội gây bất ổn về an ninh trật tự (hiện tượng cá cược), biểu hiện thương mại hóa, lợi dụng lễ hội để trục lợi (bán vé thu tiền vào lễ hội), tạo ra những hình ảnh bạo lực, phản cảm, trái với truyền thống nhân văn của người Việt, đang trở thành những vấn đề “nóng” gây bức xúc trong dư luận xã hội”. Các ban ngành chức năng cần sớm chấn chỉnh để tình trạng này không thể tiếp diễn.
Trả lờiXóađời sống tín ngưỡng và văn hóa của người Việt, lễ hội gắn bó như một sinh hoạt tất nhiên đáp ứng nhu cầu được trở về tự nhiên và cội nguồn, là một hình thức “bảo tàng sống” về văn hóa truyền thống, là dịp để người dân thể hiện sức mạnh cố kết của cộng đồng. Nhưng Việt nam có quá nhiều lễ hội, cho nên cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân.
Trả lờiXóaĐể các lễ hội giữ được bản sắc truyền thống và các nơi thờ tự giữ được không gian tôn nghiêm cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, ban ngành liên quan, sự phối hợp tổ chức lễ hội một cách khoa học của Ban quản lý khu lễ, hội với chính quyền địa phương và hơn hết là mỗi người tham gia lễ hội và hành lễ phải phải tự nâng cao ý thức của mình “hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa của lễ hội góp phần nâng tầm văn hóa truyền thống của dân tộc. Đó cũng là cách mà mỗi người dân Việt Nam giữ gìn và phát huy nền văn hóa đặc sắc, đa dạng của mình trong xu thế hội nhập hiện nay” , như thế mới mong lễ hội sẽ diễn ra đúng tinh thần “vui như trẩy hội’, lễ hội mới mang đúng bản sắc văn hóa vốn có.
Trả lờiXóaĐi lễ, đi hội đều có tâm niệm cầu cho sự siêu thoát của những người đã khuất và cầu sức khoẻ, may mắn cho gia đình, bạn bè, cũng là để gặp gỡ, giao lưu trò chuyện ngày đầu năm. Tuy nhiên, cũng phải hiểu đúng về việc đi lễ đầu năm này, đừng để nó biến tướng, sẽ mất giá trị của ngày lễ
Trả lờiXóaLễ hội ngày này bị thương mại hóa nhiều rồi, đi lễ chùa cũng phải tiền chất đầy mâm.Như vậy không gọi là văn hóa mà là biến tướng mất rồi. Để hạn chế cái tiêu cực này thì cần cả hai phía, phía chính quyền, ban quản lý lễ hội phải thiết chặt quản lý, đừng vì lợi ích mà để hàng quán kinh doanh lợi dụng, dẹp ngay những hiện tượng xấu đi. Người dân cũng nên có ý thức hơn, bớt xả rác đi, bớt bạo lực đi.
Trả lờiXóaĐể các lễ hội giữ được bản sắc truyền thống và các nơi thờ tự giữ được không gian tôn nghiêm cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, ban ngành liên quan, sự phối hợp tổ chức lễ hội một cách khoa học của Ban quản lý khu lễ, hội với chính quyền địa phương và hơn hết là mỗi người tham gia lễ hội và hành lễ phải phải tự nâng cao ý thức của mình. Việc này phụ thuộc vào ý thức nhận thức của mỗi người
Trả lờiXóaĐể các lễ hội giữ được bản sắc truyền thống và các nơi thờ tự giữ được không gian tôn nghiêm cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, ban ngành liên quan, sự phối hợp tổ chức lễ hội một cách khoa học của Ban quản lý khu lễ, hội với chính quyền địa phương và hơn hết là mỗi người tham gia lễ hội và hành lễ phải phải tự nâng cao ý thức của mình.
Trả lờiXóa