Câu chuyện về vụ việc
gây rối trật tự công cộng xảy ra tại Đông Yên năm ngoái đã khiến cho dư luận bất
bình được tác giả nêu trong bài viết trước (xem bài viết tại đây: http://www.nhanquyenvn.com/2015/12/can-xu-ly-nghiem-vu-nhung-vi-pham-phap-luat-o-giao-xu-dong-yen.html)
đến nay đã có lời đáp. Ngày 25/11/2016 , Tòa án nhân dân Thị xã Kỳ Anh tiến
hành mở phiên tòa xét xử hình sự sơ thẩm vụ án trên về tội gây rối trật tự công
cộng và tuyên 4 bị cáo trong vụ án với 6 tháng tù giam cho các bị cáo theo điểm
c Khoản 2 Điều 245 Bộ luật hình sự.
Theo bản Cáo trạng số
18/CTr-KSĐT ngày 28/03/2016 của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Kỳ Anh đề nghị
truy tố 4 bị can Hoàng Thị Thái (SN 1968); Mai Thị Tịnh (SN 1968); Mai Thị Tiệm
(SN 1964) đều cư trú tại thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh và Lê Thị Thủy
(SN 1993) cư trú tại khu tái định cư thôn Ba Đồng, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ
Anh (cả 4 bị cáo đều là giáo dân giáo xứ Đông Yên) để xét xử về tội
“Gây rối trật tự công cộng” theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 245 Bộ luật
hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về hành vi phạm tội của
các bị cáo được Cáo trạng nêu rõ: “Trong
khoảng thời gian từ 09h30 ngày 11/12/2015, tại Km 578+200 trên Quốc lộ 1A (khu
vực Đèo Con) thuộc địa giới hành chính thôn Minh Huệ, xã Kỳ Nam, thị xã Kỳ Anh
đã xảy ra sự việc tụ tập đông người dùng gạch đá, cây cối, các chướng ngại vật
ném ra đường, nhiều người tràn xuống mặt đường ngồi thành hàng ngang để gây cản
trở giao thông trên tuyến QL1A, chặn không cho các phương tiện tham gia giao
thông, khiến cho toàn bộ hoạt động giao thông tại khu vực này bị ách tắc hơn 20
tiếng đồng hồ nhằm mục đích gây áp lực, đưa yêu sách đòi chính quyền, cơ quan
Công an thả 2 đối tượng Hoàng Văn Thiết và Nguyễn Hữu Phương bị Công an tỉnh Hà
Tĩnh bắt giữ trước đó về hành vi “Bắt giữ người trái pháp luật”.
Mặc
dù đã được cấp ủy, chính quyền địa phương, lực lượng Công an tuyên truyền, vận
động, thuyết phục bà con nhân dân thực hiện đúng các quy định của pháp luật,
không được tụ tập đông người gây cản trở, ách tắc giao thông trên tuyến đường
Quốc lộ 1A đoạn qua khu vực Đèo Con nhưng các đối tượng vẫn không chấp hành, cộng
thêm với sự xúi giục của một số đối tượng cực đoan dẫn tới các đối tượng càng
manh động, quá khích hơn với những hành vi ném đá tấn công lực lượng tuyên truyền,
đốt lửa, tấn công lực lượng công an…”
Vụ án khép lại, hành vi
phạm tội của các đối tượng đã quá rõ ràng, việc xử lý các đối tượng vi phạm theo
quy định của pháp luật đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật là điều cần thiết.
Tuy nhiên nó cũng để lại biết bao chăn trở cho nhiều người.
Trước hết, đây là bài học
cảnh tỉnh cho những kẻ cố tình vi phạm pháp luật. Chúng ta thấy rằng, mặc dù được
các chính quyền địa phương vận động, giải thích, thuyết phục trước những hành
vi vi phạm pháp luật của đối tượng nhưng các đối tượng này tiếp tục thể hiện
thái độ coi thường pháp luật nên việc xử lý nghiêm minh là điều cần thiết. Từ
đó, nâng cao tính giáo dục cho những kẻ vi phạm cũng như những kẻ khác có ý định
cố tình bất chấp, coi thường pháp luật.
Hơn nữa, các bị cáo
trong vụ án đều là giáo dân đạo Công giáo. Bên cạnh việc chấp hành chủ trương
chính sách, pháp luật của Nhà nước, các tín hữu Công giáo này còn phải nghiêm
chỉnh chấp hành giáo lý, giáo luật của Đạo Công giáo. Nhưng tôn chỉ của đạo
Công giáo nói chung cũng như thể hiện trong Thư chung của Hội đồng giám mục đều
nêu ra trách nhiệm của các tín hữu phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của
nhà nước, phải “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”. Ấy thế mà các tín hữu kia lại
thực hiện hành vi vi phạm pháp luật một cách cố ý điều đó cho thấy họ đã bất chấp
pháp luật, bất chấp giáo lý của Giáo hội.
Đặc biệt, trong vụ án
này là trách nhiệm của các vị chủ trăn khi để xảy ra việc các con chiên của
mình vướng vào vòng lao lý. (Xem thêm tại đây: http://www.nhanquyenvn.com/2016/07/linh-muc-quan-xu-dong-yen-mam-mong-cua.html;
http://www.nhanquyenvn.com/2016/09/lai-them-tro-he-ngu-ngoc-cua-linh-muc-giao-xu-dong-yen.html;
http://www.nhanquyenvn.com/2015/12/khi-ton-giao-dung-tren-phap-luat.html).
Đối với các vị chủ chăn đó thì thấy: thời gian qua, thay bằng việc rao giảng
tin mừng của Thiên chúa để giáo dục những điều tốt đẹp mà Đức Kito muốn truyền
lại cho đàn chiên thì các vị chủ chăn không làm thế. Họ gieo rắc những luận điệu
đi ngược lại với chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho đàn chiên. Đặc
biệt, các vị chủ chăn đó còn là những kẻ kích động đàn chiên của mình tiến hành
các hoạt động vi phạm pháp luật, đẩy đàn chiên của mình vào vòng lao lý. Thử hỏi
đạo đức của những kẻ mang áo thầy tu ở đâu khi để xảy ra tình trạng đó?
Công Mẫn
Đây là bài học cảnh tỉnh cho những kẻ cố tình vi phạm pháp luật. Chúng ta thấy rằng, mặc dù được các chính quyền địa phương vận động, giải thích, thuyết phục trước những hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng nhưng các đối tượng này tiếp tục thể hiện thái độ coi thường pháp luật nên việc xử lý nghiêm minh là điều cần thiết. Từ đó, nâng cao tính giáo dục cho những kẻ vi phạm cũng như những kẻ khác có ý định cố tình bất chấp, coi thường pháp luật.
Trả lờiXóa