Theo kế hoạch, dự thảo Luật Tôn giáo - Tín ngưỡng sẽ
được Quốc hội Việt Nam thông qua trong kỳ họp từ ngày 20 tháng 10 đến ngày 18
tháng 11 năm 2016. Nắm bắt được thông tin này, hàng loạt những cái tên như: Tổ
chức các nghị sĩ Đông Nam Á về nhân quyền (APHR), Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm người
Việt Nam, Tổ chức Ân xá quốc tế (Human Rights Watch) cùng nhau bắt tay, thông đồng
với nhau gửi một bức thư ngỏ gửi tới Chủ tịch Quốc hội Việt Nam để đòi những quyền
lợi mà theo tôi nó vuợt trên cả khuôn khổ pháp lý, phương châm “tốt đời đẹp đạo”.
Các tổ chức trên chỉ là những cái nhãn hiệu bịp bợm để lòe thiên hạ. Thật ra đó
chỉ là xưởng sản xuất ra những “Thông cáo báo chí” chứa đựng nhiều thông tin bịa
đặt để chống Cộng chứ không dính dáng gì đến tôn giáo chính thống - những tôn
giáo, tín ngưỡng phục vụ cho cộng đồng những người theo các tôn giáo, tín ngưỡng
khác nhau.
Với bản chất gian manh các đối tượng
luôn chú tâm đào khoét những tin tức liên quan đến “nhân quyền”, “tự do tôn
giáo” ở Việt Nam để vo tròn, bóp méo hoặc thổi phồng các vấn đề, tin tức này nhằm
khuấy động dư luận. Charles Santiago, một nghị sĩ của Malaysia và là chủ tịch của
APHR, cho hay trong tuyên bố: "Trên
khắp Đông Nam Á, chúng ta đang thấy việc thông qua của các đạo luật áp bức, tìm
cách áp đặt những hạn chế vào trong pháp luật về các quyền con người và các quyền
tự do của công dân”. Bên cạnh đó, nội dung của Thư Ngỏ còn chỉ rõ nếu dự thảo
Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng được Quốc hội Việt Nam thông qua, thì “chính quyền Hà Nội sẽ có thêm quyền lực để
xâm phạm vào mọi hình thái của đời sống tôn giáo. Và các tôn giáo hiện tại ở Việt
Nam sẽ khó tiếp tục tồn tại”. Thật nực cười, các đạo luật được Nhà nước đặt
ra là nhằm bảo vệ lợi ích cho nhân dân, giúp Nhà nước quản lý, điều hành tốt
công việc của đất nước, đưa các hành xử của các cá nhân, tổ chức vào chuẩn mực.
Nếu nói, mục đích của các đạo luật là để áp bức, áp đặt là vô căn cứ.
Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo được
công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, việc lấy
ý kiến dự thảo luật đã được hoàn thiện ở mức cao nhất. Các đơn vị có liên quan đã
tổ chức nhiều cuộc lấy ý kiến và nhận được nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết có
giá trị của các vị chức sắc, nhà tu hành, chức việc, tín đồ và các tổ chức tôn
giáo cùng ý kiến của các chuyên gia trong ngoài nước.
Dự thảo Luật đã khắc phục được việc hành chính
hóa trong quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; nhiều nội dung bảo hộ quyền
tự do tín ngưỡng ngưỡng, tôn giáo cho tất cả mọi người, mọi thành phần trong xã
hội, đảm bảo quyền sinh hoạt và hoạt động tôn giáo cho các tổ chức, cá nhân tôn
giáo được đặt ra, phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng, bảo vệ
và phát triển đất nước. Ví dụ: Khoản 1, Điều 6 dự thảo không chỉ có tự do tín
ngưỡng ngưỡng tôn giáo theo hay không theo của tín đồ mà còn có cả được tự do
thay đổi tôn giáo; khoản 3, Điều 6 nói về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của
những người bị tạm giữ tạm giam, tù nhân (người bị tạm giữ, tạm giam,
người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
có tín ngưỡng hoặc tín đồ tôn giáo phải chấp hành nội quy, quy định
của nơi giam, giữ, các cơ sở quản chế này và được sử dụng kinh sách
và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo mà mình tin theo); Điều 7 quy
định các tôn giáo được tham gia vào các hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề,
y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo. Ngay cả TS Phạm Huy Thông - Phó Chủ tịch
Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP Hà Nội khẳng định dự thảo qua nhiều lần lắng nghe
đóng góp của nhân dân đã có độ “thông thoáng” nhất trong các dự thảo thì không
có lý gì mà các đối tượng dân chủ dởm lại có thể vu cáo Việt Nam đang đàn áp
tôn giáo, không để cho các tôn giáo, tín ngưỡng phát triển.
APHR và các nhóm nhân quyền dân sự
khác đưa ra lời lẽ: “Định nghĩa của một
tôn giáo phải được thực hiện phù hợp với Điều 18 của Công ước Quốc tế về các
Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Các vị đã bỏ quên khoản 3, Điều 18 của
văn bản này: “Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn
bởi pháp luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự
công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản
của người khác”. Khi dự thảo Luật, các nhà làm luật đã thể hiện đầy đủ các tiêu
chí cơ bản theo đúng tinh thần Công ước, đồng thời căn cứ vào hoàn cảnh thực tế,
và nhiệm vụ bảo vệ ANQG, bảo đảm TTATXH tại Việt Nam để xây dựng văn bản Luật
này. Các không nên lớn tiếng cho rằng: “việc
đăng ký với chính phủ không nên được thực hiện như một điều kiện tiên quyết cho
việc thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; luật pháp không được cho phép
các quan chức tự ý can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo...”.
Xin thưa với các vị rằng, các vị chẳng hiểu gì về luật, chẳng hiểu gì về quyền
và nghĩa vụ của một công dân. Việc Nhà nước đưa ra quy định này nhằm đảm bảo sự
hoạt động đúng đắn, trong khuôn khổ pháp luật, công bằng giữa các tôn giáo, tín
ngưỡng chứ không có một từ ngữ nào viết nhằm
“kiềm chế lập hội” như các vị dân chủ nói. Là công dân bất kỳ một quốc
gia, vùng lãnh thổ nào thì bên cạnh quyền, anh cần phải có nghĩa vụ. Hoạt động
trong lĩnh vực tôn giáo đòi hỏi phải đăng ký với Nhà nước là có cơ sở, có căn cứ
và phù hợp với một xã hội hiện đại với nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hại về
ANQG. Các tôn giáo, tín ngưỡng đều hoạt động trên cơ sở bảo đảm việc bảo tồn và
phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp (Đạo
Cao đài dù có nhiều Hội Thánh, song tựu trung lại đều hoạt động theo phương
châm: Nước vinh - Đạo sáng, Đạo Tin Lành cũng có nhiều Hội thánh song mục đích
cũng là: Đồng hành cùng dân tộc. Đạo Hòa Hảo gắn bó đạo - đời bởi phương châm:
Vì đạo pháp, vì dân tộc...).
Công việc của mỗi cá nhân trong cộng
đồng tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam là hãy làm tròn trách nhiệm của một công
dân, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo
khuôn khổ pháp luật, sống tốt đời, đẹp đạo, lưu giữ, bảo tồn, phát triển những
giá trị tốt đẹp của hoạt động đầy tính nhân văn này.
Tiếu
Ngạo
Yêu cầu của các hội nhóm này không hề hợp lý tẹo nào. Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo được công bố rộng rãi và việc lấy ý kiến cũng được sự đóng góp đông đảo của người dân nhất là những người hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo. Nhưng các tổ chức theo kiểu trá hình lại lợi dụng sự việc lấy ý kiến để xuyên tạc, bịa đặt nhiều kiểu nhằm bóp méo những đổi mới, những mặt tích cực trong dự thảo Luật Luật tín ngưỡng, tôn giáo. Vấn đề bác bỏ nó không hợp lý, bởi nó đề cao quyền của các tôn giáo quá mức mà quên đi nghĩa vụ cần thực thi của đối tượng này. Việc được hưởng các quyền thì đi liền với các nghĩa vụ cần phải có. Hơn thế nữa việc thực hiện các nghĩa vụ này chẳng có gì khó khăn đối với những người hoạt động tôn giáo chính thống, vì mục đích tôn giáo, nó chỉ khó đối với các đối tượng lợi dụng hoạt động tôn giáo để tiến hành các hoạt động phá hoại theo kiểu mấy tổ chức như: Tổ chức các nghị sĩ Đông Nam Á về nhân quyền (APHR), Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam, Tổ chức Ân xá quốc tế (Human Rights Watch) mà thôi
Trả lờiXóaNhững tổ chức tốt lành thì chẳng ngại ngùng gì, vì họ sống vì cái tình, cái nghĩa, cái mà mọi người dân đều mong chờ và đúng theo những gì tín ngưỡng họ mong muốn hướng đến. Nhưng đối với những ai đang lợi dụng nó để làm điều cá nhân thì chắc chắn luật sẽ là cản trở lớn nhất để họ có thể tiếp tục thu lợi cho bản thân mình
Trả lờiXóaLuật Tôn giáo - Tín ngưỡng mà được đưa ra chính thức thì chắc chắn tất cả những người con tôn giáo đều thấy vui mừng, khi họ cùng với tôn giáo mình tin theo đã được quy định trong pháp luật, được nhà nước quan tâm và đó là tin vui chẳng còn gì bằng khi tôn giáo và chính quyền theo sát nhau thế. Nhưng lại có một số người theo tôn giáo mà lại chột dạ thì đúng là lạ lùng???
Trả lờiXóaCông việc của mỗi cá nhân trong cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam là hãy làm tròn trách nhiệm của một công dân, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật, sống tốt đời, đẹp đạo, lưu giữ, bảo tồn, phát triển những giá trị tốt đẹp của hoạt động đầy tính nhân văn này. Được phép hoạt động tín ngưỡng tôn giáo chứ không phải lợi dụng các hoạt động này để chống Đảng và nhà nước ta. Nếu ai lợi dụng các hoạt đông này đẻ chống phá thì sẽ bị trừng trị đích đáng.
Trả lờiXóaCông việc của mỗi cá nhân trong cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam là hãy làm tròn trách nhiệm của một công dân, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật, sống tốt đời, đẹp đạo, lưu giữ, bảo tồn, phát triển những giá trị tốt đẹp của hoạt động đầy tính nhân văn này. Được phép hoạt động tín ngưỡng tôn giáo chứ không phải lợi dụng các hoạt động này để chống Đảng và nhà nước ta. Nếu ai lợi dụng các hoạt đông này đẻ chống phá thì sẽ bị trừng trị đích đáng.
Trả lờiXóaCông việc của mỗi cá nhân trong cộng đồng tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam là hãy làm tròn trách nhiệm của một công dân, đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật, sống tốt đời, đẹp đạo, lưu giữ, bảo tồn, phát triển những giá trị tốt đẹp của hoạt động đầy tính nhân văn này.
Trả lờiXóaThời gian vừa qua Việt Nam quá dễ dãi cho sự tự do tín ngưỡng, các tổ chức tôn giáo quá đơn giản để có thể công nhận, nên ngày càng họ có thái độ coi thường pháp luật
Trả lờiXóaTừng nghĩ là sẽ kệ mẹ nó đời để yên thân sống kiếp một thằng hèn, ngày kiếm ba bữa ăn là đủ, thế mà cũng không yên.
Trả lờiXóaSống ở cái xã hội mà chúng ta, những người yêu tự do dân chủ có thể ngồi tù bất cứ lúc nào vì ba cái luật tào lao nhắm vào tự do ngôn luận mà nhà cầm quyền đưa ra nhằm bịt mõm người dân. Hôm nay là mẹ Nấm, trước đó là bao nhiêu người yêu nước, vậy ngày mai sẽ là ai?
Xã hội gì mà lạ. Cái thằng làm vỡ ống nước Sông Đà 20 lần, bức tử hàng nghìn cây xanh, đưa ra bao quyết sách sai lầm thì lại được tặng huân chương độc lập hạng nhất. Còn người yêu nước, chống sự bành trướng của Trung Quốc, chống Formosa xả thải giết chết môi trường, chống lại việc người dân chết ngày càng nhiều trong đồn công an thì bị bỏ tù vì cái tội chống phá. Chẳng lẽ chống Tàu cộng, chống lại Formosa- thủ phạm khiến hàng triệu người dân miền trung khốn đốn, chống lại sự lạm quyền của lực lượng nhận lương từ tiền thuế của dân là đồng nghĩa với việc chống phá nhà nước? Vậy cái bọn tham nhũng làm nghèo đất nước, cái bọn rước giặc vào nhà, cái bọn vì lợi ích cá nhân mà đánh đổi cả môi trường, sức khoẻ của hàng chục triệu người dân..bọn đó được khép vào tội gì?
Một xã hội mà không có phản biện, không cho người dân phản biện là một xã hội chết, và thực sự là nó đang chết từ từ bởi những cái đầu bảo thủ vẫn đang hằng ngày nhân danh chính quyền để đưa Việt Nam thành một mớ hỗn độn như hôm nay.
(Nhan The Hoang)
Trước đây, Đảng CSVN thường tự hào rằng, họ là lực lượng chính trị "Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu". Song qua việc xử lý các vấn đề xung quanh vụ việc Formasa Hà Tĩnh đã cho thấy, ban lãnh đạo Đảng CSVN hôm nay, đã chọn chỗ đứng bên phía Formosa - là thủ phạm cũng như kẻ thù của nhân dân miền Trung, để bảo vệ quyền lợi cho chúng.
Trả lờiXóaGiờ đây, Đảng CSVN rỏ nét là một băng đảng bán nước cầu vinh - không xứng đáng lãnh đạo điều hành đất nước việt nam!
(Tong Thanh Pham)
So với các nước tư bản có mấy trăm năm kinh nghiệm quản lí xã hội thì VN tất yếu sẽ còn nhiều yếu kém trong quản lí, nhất là quản lí kinh tế... Nhưng rất mừng là về chính trị và quân sự thì lãnh đạo VN đã và đang có những quyết sách vĩ mô và vi mô rất đúng đắn...được thế giới ca ngợi. Cảnh sát Mỹ nổ súng bắn chết hơn 1.000 nghi can mỗi năm và những người bị giết phần lớn là người Mỹ da đen. Vụ mới nhất là Keith bị bắn chết đã dẫn tới cuộc biểu tình dài 3 đêm khiến thống đốc bang North Carolina phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Charlotte ở Dallas. Nếu vạch lá tìm sâu thì nước nào cũng đầy SÂU. Nước nào cũng có biểu tình và đều có những quy định về biểu tình, ai vi phạm sẽ bị xử phạt chứ đâu chỉ ở VN. Đài BBC ngày 13-11-2013 nói : “Với 184 phiếu thuận trên tổng số 192 phiếu, Việt Nam đã trúng cử với số phiếu cao nhất trong số 14 nước thành viên mới và lần đầu trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016, trong khi Mỹ bị mất ghế trong tổ chức này!”. Đúng như Tiếu Ngạo đã viết: Với bản chất gian manh các đối tượng luôn chú tâm đào khoét những tin tức liên quan đến “nhân quyền”, “tự do tôn giáo” ở Việt Nam để vo tròn, bóp méo hoặc thổi phồng các vấn đề, tin tức này nhằm khuấy động dư luận. Nhan The Hoang là một trong các kẻ "đào khoét" đó
Trả lờiXóaĐkm, bọn chính quyền chỉ được cái đánh tráo khái niệm là giỏi, 10/10 là ngày tiếp quản thủ đô chứ đéo phải ngày giải phóng thủ đô nhé. Đừng có mà bịp bợm người dân nữa, thối lắm
Trả lờiXóa(Ngan An)
Nếu những người ấy là Việt Tân, là phản động (lâu lắm mới nghe lại từ phản động) thì họ chả ngu gì công khai kéo nhau tụ tập ở Vũng Tàu để bị bắt. Đang họp hội nghị bàn về quốc thái dân an mà bắt bớ tùm lum thế này, tôi nghi có thế lực thù địch chống phá đảng, cố tình làm mất uy tín (nếu có) của đảng quá. Chả nhẽ bắt hết dân xứ này, đem dân Trung Quốc vào thay thế. Nản toàn tập.
Trả lờiXóa(Nguyen Thong)
Vì sao người Hà Nội hay bị thần kinh, ung thư, suy thận, vô sinh, sẩy thai..?
Trả lờiXóaTheo khảo sát, nghiên cứu của một nhóm nhà khoa học thuộc Trường ĐH Y Hà Nội mới đây: có tới 98% mẫu thủy sản, đặc biệt là cua ở các ao hồ Hà Nội bị nhiễm kim loại nặng như chì, thủy ngân, asenic, cadmium…
Việt Nam ngày nay sông hồ nào cũng ô nhiễm và về thủy sản thì Việt Nam đã mất rất nhiều thị trường vì sản phẩm bẩn và dùng quá nhiều chất cấm.
Việt Nam ta là nước có nhiều lô hàng xuất khẩu thủy sản bị cảnh báo nhiễm kháng sinh, chứa mầm bệnh và buộc trả về nước tại hầu hết thị trường. Đã có gần 32.000 tấn hàng bị trả về. Riêng chín tháng đầu năm nay, Việt Nam có đến 582 lô hàng bị 38 nước trả hàng về, trung bình mỗi công ty có năm lô hàng bị trả về. Cá biệt có một công ty có đến 54 lô hàng bị trả về, một công ty khác số lô hàng bị trả về lên tới 70.
(Hang Le)
CS kết tội VT là khủng bố :
Trả lờiXóaDân sẽ thắc mắc sao Việt Tân là khủng bố mà chả có cuộc biểu tình nào chống khủng bố Việt Tân mà người dân cứ biểu tình chống đảng và Formosa hoài.Sao bọn khủng bố lại ủng hộ ngư dân chống Formosa mà đảng quang vinh lại hủy đơn kiện Formosa của ngư dân thế nhỉ?
-Báo đảng càng đăng về VT ,người dân lại càng vào page VT xem khủng bố là cái gì FB VT lại càng nổi tiếng hơn nhiều người thấy hay lại bỏ đi theo VT
Bọn dlv được nước vào page chửi VT bài VT lại càng lên top càng nhiều người đọc hơn
--) đảng tự lăng xê quảng cáo cho Việt Tân
(Chu Anh Tuan)
Nói như Tổng bí thư Trọng trong hội nghị 4 đang diễn ra, tình trạng tự diễn biến, tự chuyển hóa có thể gây ra những hậu quả khôn lường.
Trả lờiXóaTôi nghĩ, hậu quả với dân với nước đâu thì chưa biết, nhưng khôn lường đến mức mất đảng là cùng chứ gì.
Hóa ra cũng chỉ vì không muốn mất quyền lãnh đạo. Cứ nói toạc móng giò lợn ra như thế cho vuông, đỡ mất thời gian.
(Nguyen Thong)
Vì nhận thấy nhiều người đang nhầm lẫn về phong trào đấu tranh cho dân chủ nên tôi xin phép có đôi lời giải thích. Trước hết phải khẳng định thế này, tôi và những người giống như tôi không phải là những người đấu tranh cho dân chủ, mà đơn giản chỉ là những người dân bình thường, thấy xã hội bất công, thấy chính quyền thối nát nên lên tiếng mà thôi. Ở các nước tiến bộ thì những người như tôi đầy cả ra và họ xem là bình thường, nhưng do ở Việt Nam vốn là một đất nước độc tài đảng trị, không có tự do ngôn luận nên những người dám mở mồm như tôi mới trở nên được chú ý :)
Trả lờiXóaNếu một người như tôi mà cũng được xem là nhà đấu tranh cho dân chủ thì đó là một sự xúc phạm đến những người đang thực sự đấu tranh cho dân chủ. Đó là những người đang ngày đêm phải đối mặt với sự đàn áp và trả thù theo những cách hết sức bẩn thỉu và đê tiện đến từ phía chính quyền. Có một số người đang ngồi tù hoặc đã ra tù, và nhiều người khác có thể phải vào tù bất cứ lúc nào, dĩ nhiên trong số đó không có tôi :)
Để trở thành một người đấu tranh thật sự thì đầu tiên là phải có lòng yêu nước thương dân, có trình độ nhận thức, có tư tưởng tiến bộ. Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn nguy hiểm kể cả tù tội và các biện pháp trả thù đê hèn khác đến từ phía chính quyền. Đã có những người như vậy nhưng tiếc là họ quá ít, quá lẻ loi giữa một đất nước 90 triệu dân này. Chừng nào mà phần đông nhân dân còn quay lưng về phía họ thì đất nước vẫn còn chìm trong tăm tối :(
Câu hỏi đặt ra là chúng ta còn nhiều thời gian cho sự thay đổi không ? Tôi nghĩ là còn rất ít, với những động thái gần đây từ phía chính quyền, không khó để nhận ra rằng Trung Quốc đang thâu tóm nước ta nhanh hơn bao giờ hết. Với một chính quyền vừa ngu dốt, hèn nhát lại vừa tham quyền cố vị thì Trung Quốc không dại gì mà bỏ qua cơ hội ngàn năm này. Và một khi đất nước rơi vào tay Trung Quốc, lúc đó khó khăn sẽ tăng lên gấp nhiều lần :(
Đã có nhiều người bỏ đất nước ra đi, phần đông trong số họ không quay về. Cứ thế họ lần lượt ra đi như một cách chạy trốn khỏi một con thuyền sắp đắm. Chúng ta không thể ngăn họ lại, mà chỉ mong họ không quay lưng lại với đồng bào trong nước. Thật buồn khi tôi cũng nằm trong số đó... :(
(Nguyen Thuy Linh)
Dự thảo Luật đã khắc phục được việc hành chính hóa trong quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; nhiều nội dung bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng ngưỡng, tôn giáo cho tất cả mọi người, mọi thành phần trong xã hội, đảm bảo quyền sinh hoạt và hoạt động tôn giáo cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo được đặt ra, phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Do vậy mỗi cá nhân hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật, sống tốt đời, đẹp đạo, lưu giữ, bảo tồn, phát triển những giá trị tốt đẹp của hoạt động đầy tính nhân văn này.
Trả lờiXóaMọi việc đàng nào cũng xảy ra rồi, người có tội thì phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, mong sao “mẹ Nấm” hãy thành khẩn khai báo về hành vi phạm tội của mình, ăn năn hối cải để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật, sớm về với con gái – làm tròn nghĩa vụ và trách nhiệm cao cả của một người mẹ
Trả lờiXóaĐúng vậy đấy các tổ chức, hội nhóm nhân quyền đều là giả tạo và bịp bợm: Tổ chức các nghị sĩ Đông Nam Á về nhân quyền (APHR), Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam, Tổ chức Ân xá quốc tế (Human Rights Watch) đều là những tổ chức không có uy tín gì trong người dân, lần này lại còn bày đặt việc viết thư ngỏ đến chủ tịch Quốc hội Việt Nam với những lời lẽ hoàn toàn vô căn cứ, không đúng với thực tế.
Trả lờiXóaViệc hình thành Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn hợp lý và đúng mực. Và đã được trưng cầu dân ý, được rất nhiều cá nhân, tổ chức đồng tình ủng hộ.như TS Phạm Huy Thông - Phó Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo TP Hà Nội cũng đã khẳng định dự thảo qua nhiều lần lắng nghe đóng góp của nhân dân đã có độ “thông thoáng” nhất trong các dự thảo. Vậy mà các nhà dân chủ dởm vẫn vu cáo Việt Nam đang đàn áp tôn giáo, không để cho các tôn giáo, tín ngưỡng phát triển. Thật là vô lý!
Trả lờiXóaCác anh dân chủ ơi. Nếu các anh cứ tự do lập hội nhóm, thành lập tổ chức này nọ, kể cả các tổ chức tôn giáo cũng vậy và rồi hoạt động không theo một khuôn khổ nào cả, không bị quản chế bởi pháp luật thì các anh chỉ trong một ngày thôi các anh cũng có thể làm đảo lộn tất cả mọi thứ. Là một công dân bình thường hay một công dân theo tín ngưỡng thì đều sống với một mục đích chung là tuân theo pháp luật, xây dựng đất nước, sống tốt đời đẹp đạo, nếu như vậy thì với những quy định của Nhà nước, tôi thấy chẳng có gì phải lên tiếng phản đối cả.
Trả lờiXóaCác anh dân chủ ơi. Nếu các anh cứ tự do lập hội nhóm, thành lập tổ chức này nọ, kể cả các tổ chức tôn giáo cũng vậy và rồi hoạt động không theo một khuôn khổ nào cả, không bị quản chế bởi pháp luật thì các anh chỉ trong một ngày thôi các anh cũng có thể làm đảo lộn tất cả mọi thứ. Là một công dân bình thường hay một công dân theo tín ngưỡng thì đều sống với một mục đích chung là tuân theo pháp luật, xây dựng đất nước, sống tốt đời đẹp đạo, nếu như vậy thì với những quy định của Nhà nước, tôi thấy chẳng có gì phải lên tiếng phản đối cả.
Trả lờiXóaLuật tín ngưỡng, tôn giáo đóng vai trò như một chế định mang tính lịch sử. Kể từ khi có hiệu lực thi hành, Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã trở thành một phần của lịch sử bởi đã thay thế cho Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo – một văn bản dưới luật và khó đảm bảo quyền cho các tổ chức tôn giáo hoạt động một cách đảm bảo nhất. Lịch sử này được thể hiện rõ trong việc tôn giáo là lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh thần của bộ phận quần chúng nhân dân và vì vậy khi luật đi vào đời sống sẽ tác động đóng góp vào quá trình phát triển các tôn giáo nhiều hơn.
Trả lờiXóa