Cách
đây không lâu, các nhà dân chủ học của ta loan truyền, quảng cáo quá đà bài thơ
“đất nước mình ngộ quá phải không anh” của Trần Thị Lam. Sở dĩ các đối tượng
này lại quan tâm đến bài thơ này bởi tác giả của bài thơ là cô giáo Lam đã bị
cơ quan chức năng mời lên làm việc về một số nội dung sai lệch, có phần chế nhạo,
bôi xấu đất nước Việt Nam trong bài thơ. Sự việc cũng đủ thời gian để lắng xuống
rồi thì các nhà dân chủ lại muốn lôi nó lên, hâm nóng bằng việc đài SBTN tổ chức
cuộc thi phổ nhạc cho bài thơ đó với sự tham gia của một nhạc sĩ có tên tuổi là
Tuấn Khanh.
Đài
SBTN từ lâu nay vốn có tiếng về việc đưa tin tức sai sự thật, kích động dư luận
và ăn theo những chủ đề nóng của xã hội. Thực chất đài SBTN hoạt động thông qua
trang web của mình là chính, hoạt động thực tế rất ít bởi không đăng ký và tồn
tại không chính thức ở nước ta, hoạt động ngoài sự quản lý của cơ quan chức
năng. Theo thông tin đăng tải trên đài sbtn thì ngày 27/5/2016 tại văn phòng Công Lý & Hòa Bình DCCT -
Sài Gòn, đã diễn ra buổi trao giải thưởng cho cuộc thi phổ nhạc từ bài thơ “Đất
nước mình ngộ quá phải không anh” của tác giả Trần Thị Lam, có khoảng 20
người đến tham dự, đa số là những người trẻ tuổi. Thông tin dó
đủ thấy tầm ảnh hưởng và số lượng người tham gia ít ỏi như nào.
Đây là cuộc thi đầu tiên trong lịch
sử Việt Nam khi chủ đề xuyên suốt cả cuộc thi là phổ nhạc cho bài thơ “đất nước
mình ngộ quá phải không anh”, một bài thơ ít tên tuổi và có phần tai tiếng của
Trần Thị Lam. Nước ta cũng từng phát động nhiều cuộc thì tập trung sáng tác vào
một chủ đề lớn như sáng tác quốc ca nhưng đó đều là những cuộc thì có ý nghĩa
rất lớn đối với đất nước. Còn cuộc thì này do đài sbtn tổ chức thì trái ngược
hẳn, mục đích của nó là tuyên truyền, phổ biến những thông tin bịa đặt, sai sự
thật, coi trọng ý kiến chủ quan lệch lạc của một cá nhân.
Ban Giám khảo chấm thi gồm có: Linh mục Giuse Lê Quang Uy ( CSsR), Nhạc sỹ Trúc
Hồ (tổng giám đốc đài truyền hình SBTN) và nhạc sỹ Tuấn Khanh.
Buổi trao giải chuyên nghiệp và ấn tượng của đài SBTN. Ảnh: internet |
Điều đáng chú ý nữa của cuộc thi là
có sự góp mặt của nhạc sĩ tai tiếng Tuấn Khanh. Trước đây, Tuấn Khanh khá có
tiếng trong lĩnh vực sản xuất âm nhạc và truyền thông, nhưng dạo gần đây, anh
chàng nhạc sĩ này lại suy đồi chuyển sang lĩnh vực dân chủ, một con đường kiếm
bội tiền nhưng lại mất đạo đức, mất nhân cách. Con đường này đã khiến Tuấn
Khanh thất bại cả về âm nhạc lẫn con đường dân chủ đang đi theo vì các nhà dân
chủ Việt chỉ coi Tuấn Khanh là con rối trong các hoạt động của mình.
Phát biểu trong buổi trao giải của
cuộc thi này, Nhạc sĩ Tuấn Khanh nói: “Cuộc thi này có một điều khá thú vị,
là đề tài được coi là ‘nhạy cảm’, nhưng có không ít các tác giả tham gia trong
một thời gian ngắn. Cũng cần nói thêm là việc “nhạy cảm” trong sáng tác âm nhạc
vẫn có rất ít người dám chạm vào, kể cả giới sáng tác hải ngoại. Theo dự đoán
của Ban tổ chức, những tác giả dự thi có những người rất trẻ và cũng có những
vị cao niên”.
Cuộc thi
này đúng là quá ngộ phải không nhạc sĩ Tuấn Khanh? Ngộ cả về chủ đề, về nội
dung, về cả ban giám khảo của cuộc thi. Đây là một trong số vô vàn thảm họa mà
các nhà dân chủ bày ra nhằm chọc phá đất nước Việt Nam. Kết cục của cuộc thì đã
được phơi bày với sự tham gia ít ỏi, ban tổ chức yếu kém, ban giám khảo linh
tinh…nói chung là vớ vẩn toàn bộ.
Đúng là
cuộc thi mang bản chất dân chủ, cũng chẳng khác gì buổi cà phê gặp mặt của
những người này. Chúng tụ họp nhau lại để tâng bốc, tự khen ngợi, động viên lẫn
nhau mà thôi.
Công Lý
Đúng là không bằng 1 cuộc thi cấp xóm, ban tổ chức ra chủ đề rất vớ vẩn, không ai có thể ngửi nổi cái cuộc thi này, vậy mà vẫn cố tổ chức trao giải kết thúc được
Trả lờiXóaQua việc làm này của Tuấn Khanh càng khẳng định, Tuấn Khanh đã chọn con đường chống lại Tổ quốc Việt Nam. Tên vong nô này cũng hết thuốc chữa rồi. Phải cách li với xã hội thôi.
Trả lờiXóamột cuộc thi vớ vẩn của bọn rận chủ ,vớ vẩn cả về ban tổ chức cho đến chủ đề cho đến số người tham gia . cuộc thi phổ nhạc cho một bài thơ với nội dung có phần nói xấu chính đất nước mình thật.với ban giám khảo là những cái tên cũng vớ vẩn không kém vì tư tưởng thoái hóa của họ gần đây ,và có ai hưởng ứng không thì xin trả lời là không ai cả .cuộc thi chỉ là những chiêu trò mà bọn rận chủ bầy ra để đề cao bản thân là phá hoại đất nước mà thôi.
Trả lờiXóaTuấn Khanh ơi là Tuấn Khanh! Tuấn Khanh lại tự đi đánh mất bản chất lương thiện của mình để tham gia, theo đuổi hoạt động dận chủ. Hay hoạt động dận chủ kiếm tiền nhanh hơn hoạt động nghệ thuật. Cuộc thi phổ nhạc cho bài thơ 'Đất nước mình ngộ quá phải không anh?" thực chất là một cách để thực hiện hoạt động xuyên tạc chế độ, xuyên tạc những thành công của đất nước, bôi nhọ lịch sử. Cuộc thi vớ vấn hết sức, nó vớ vẩn từ nội dung, người tham gia lẫn ban giám khảo cuộc thi. Nó chẳng khác nào cuộc thi ao làng với những đối tượng tham gia cũng ao làng hết sức. Tôi thấy Tuấn Khanh đang tự đánh mất bản chất của mình, đang tự tiên sâu hơn vào con đường dận chủ. Một sự thất bại tràn trề của cuộc đời Tuấn Khanh.
Trả lờiXóaCuộc thi phổ nhạc tôi chưa thấy ở đâu xuất hiện có lẽ chỉ xuất hiện trong đám dân chủ mà thôi. Cuộc thi giám khảo không có kiến thức về nhạc lại đi đánh giá về nhạc hay nói cách khác là không hề có chuyên môn nhưng lại đi đánh giá người khác về chuyên môn ấy. Cái nực cười hơn nữa là mục đích để thực hiện cuộc thi này. Cuộc thi phổ nhạc cho một bài thơ tuyên truyền xuyên tạc bịa đặt, phủ nhận thành tựu phát triển của đất nước - bài thơ đất nước mình ngộ quá phải không anh. Nó đi ngược lại với ý nghĩa bình thường của một cuộc thi phổ nhạc bình thường. Một cuộc thi vớ vẩn hết sức, nó phản ánh đúng chất tạp nham của đám dân chủ. Nhạc sỹ Tuấn Khanh lại tham gia cái cuộc thi này đúng là tự đánh mất sự nghiệp nghệ thuật của chính mình.
Trả lờiXóaKhông ngoài những nghi ngại ban đầu, bằng việc tổ chức cuộc thi phổ nhạc từ bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” đài SBTN đã tạo ra diễn đàn để đám lưu manh giả danh dân chủ trong nước phát ra những luận điệu xuyên tạc sai trái
Trả lờiXóaĐẤT NƯỚC MÌNH CHẲNG NGỘ QUÁ ĐÂU EM
Trả lờiXóaChẳng có gì là ngộ quá đâu em
Một dân tộc đứng dậy từ bùn đen
Vẫn rạng ngời trong phong ba bão tố…
Và cuộc sống quanh ta là ẩn số
Em biết rồi mà vẫn hỏi tại sao?
Dù đất nước qua bao cuộc binh đao
Nhưng lẽ phải luôn rạng ngời chân lý
Hãy yên tâm và vững bền ý chí
Lao động hết mình và thiện chí thương nhau
Cùng chung sức vượt qua mọi nỗi đau
Xây đất nước vững bền từ ý chí
Vững lập trường dù xã hội ngả nghiêng
Trong xã hội giờ lắm anh ” hùng iêng”
Miệng gào thét” hô mưa và gọi gió”
Họ có thể biến nhiều không thành có
Mộng xa vời và ảo tưởng triền miên
Cây đang thẳng mà nói rằng bị nghiêng
Người đang sống mà kêu rằng đã chết
Thật là buồn có phải vậy không em?
Dù vất vả mặt mũi có lem nhem
Tâm trong sáng thì lo gì sự thật
Cuộc sống kia vẫn muôn vàn tất bật
Hãy vững lòng và chia sẻ cùng anh
Một bầu trời sẽ vẫn mãi trong xanh
Mặc ai đó vẫn cho là nó tối
Và chân lý sẽ đưa đường chỉ lối
Đón anh về và hạnh phúc bên em…
Đúng là cuộc thi mang bản chất dân chủ, cũng chẳng khác gì buổi cà phê gặp mặt của những người này. Chúng tụ họp nhau lại để tâng bốc, tự khen ngợi, động viên lẫn nhau mà thôi.
Trả lờiXóaQuá ngộ ấy chứ, phổ nhạc cái gì đi phổ nhạc bài thơ ấy, mà hết ý tưởng tới mức như vậy đó hay sao. Đất nước mình có mấy kẻ ngộ quá phải không các bác
Trả lờiXóaMột cuộc chơi lố quá phải không các bạn. Phổ nhạc cho bài thơ mà bị dư luận ném đá và đả kích một cách kịch liệt, ấy thế mà tụi đó vẫn cứ làm được mới hay
Trả lờiXóa