-
Trịnh nguyễn -
Martin
Patzelt là con thứ bảy trong một gia đình công giáo ở đông
Đức bao gồm có 14 anh chị em có bố làm nghề thợ cắt may, mẹ làm nghề bán hàng.
Theo thông tin cá nhân ở trang hạ viện Đức, trong suốt thời gian sống dưới chế
độ cộng hòa dân chủ Đức, ông thuộc vào diện người bất đồng chính kiến, không
tham gia đảng phái, tổ chức nào, không tham gia bầu cử và cũng không tham gia
nghĩa vụ quân sự, lý do ông bị bác đơn khi xin học đại học y tại trường đại học
tổng hợp Halle. Sau khi được nhà thờ công giáo đông Đức đào tạo. Trong cuộc bầu
cử hạ viện liên bang năm 2013, ông được trúng cử đại biểu hạ viện liên bang với
33,9% số phiếu.
Cho
tới trước năm 2015 vừa rồi, thời cao điểm làn sóng người tỵ nạn vào Đức, ông
cũng chỉ như 630 đại biểu khác trong hạ viện liên bang. Nhưng nhờ vào vụ đưa
hai thanh niên tỵ nạn về nhà riêng và lời kêu gọi người dân chung tay cưu mang
người tỵ nạn mà tên của ông được nổi trên khắp các mặt báo. Thế nhưng cũng
chính vì điều đó mà ông đã bị rất nhiều người Đức chỉ trích là thói đạo đức giả,
những kẻ cực đoan gửi thư, gọi điện dọa dẫm không tính.
![]() |
Dân biểu Martin Patzelt mặc áo vest ở giữa. ảnh: internet |
Nhiều
người đã có ý kiến: Sao ông ta chưa bao giờ quan tâm tới người Đức vô gia cư ở
Berlin và các thành phố khác? hay: Ở Đức hết việc làm hay sao mà ông ta tham
gia vào việc của nước khác? "Ở riêng Berlin có ít rất nhiều người vô gia
cư. Những năm vừa qua con số ấy phát triển theo hướng từ 10 tới 15% mỗi năm.
Ngân sách xã hội thiếu hụt, nhân viên xã hội cũng thiếu." Bài báo trên tờ
Berlin-Zeitung viết, lược dịch ý là như vậy, chưa kể những người phải nhận thực
phẩm bố thí mới có cái ăn. Nhưng ông nghị Martin Patzelt có bao giờ quan
tâm? Căn biệt thự của ông sang trọng và lớn như một khách sạn hạng sang, ông
kéo 2 người tỵ nạn về chứ kéo 100 người vẫn cứ đủ chỗ. Thu nhập của ông nuôi 2
người chứ nuôi thêm 10 người cũng chẳng là gì. Người dân thường của Đức, rất
nhiều người giữa mùa đông giá lạnh phải chấp nhận lựa chọn: Hoặc để tiền sưởi ấm,
hoặc để mua thức ăn. Ai lựa chọn một ngày sưởi ấm, một ngày ăn cũng được và đó
là quyền tự do của mỗi công dân. Bên cạnh đó là con số khoảng 300 ngàn gia đình
ở Đức mỗi năm bị cắt điện, không ánh sáng, không có nước nóng và không có
tủ lạnh. Tuy vậy có người hỏi, hàng triệu công dân của Đức có hoàn cảnh ấy, tự
nuôi còn chẳng xong huống hồ là cưu mang thêm người khác? Martin Patzelt, đạo đức
giả, xem ra đúng với ông.
Trong
bản tin gửi cử tri và công chúng Đức vào ngày 15/04/2016, Martin Patzelt đã
đánh giá về chuyến đi sang Việt Nam để quan sát phiên xử Blogger Nguyễn Hữu
Vinh (Anh Ba Sàm), ông ta nói rằng chuyến công tác của ông nằm trong chương
trình "Dân biểu Bảo vệ Dân biểu" của Quốc hội Liên bang Đức. Chương
trình này hiện được mở rộng để bảo vệ cho cả cho những Người Bảo vệ Nhân quyền
trên thế giới chứ không riêng gì cho các vị dân cử. Nghe ông nói thì có vẻ như
ông sang Việt Nam là để làm việc, để công tác đấy chứ. Ấy thế mà không hiểu vì
sao một Nghị sĩ đi làm nhiệm vụ của Quốc hội mà lại không đi theo một con đường
ngoại giao, chính thống, "chuyến công tác" như lời ông Martin
Patzelt nói thì không hề có chương trình làm việc và sự chấp thuận của Chính
phủ Việt Nam. Đi với tư cách cá nhân, dám sử dụng danh nghĩa nghị sĩ để đòi gặp
các cơ quan chức năng yêu cầu tham dự phiên tòa xét xử Anh Ba Sàm là
hành vi không tôn trọng nước khác. Và dĩ nhiên, việc ông ta không được vào tham
dự phiên tòa là hoàn toàn bình thường. Ông ta nghĩ mình to đến thế nào mà lại
dám trắng trợn cổ súy cho hoạt động vi phạm pháp luật ở Việt Nam. Tốt hơn hết
là ông ta nên tập trung vào công việc trong nước của mình, làm sao để cho người
dân của chính nơi ông ta làm đại biểu không chửi là đạo đức giả nữa.
Thật là hàm hồ, quá hàm hồ, ông ta nghĩ mình là ai mà có thể thích nói gì thì nói, thích làm gì thì làm và bắt người ta làm gì thì họ phải làm thế, ờ thì cứ cho là ở Đức ông ta to, ông ta nổi tiếng nhưng mà đến Việt Nam thì ông ta phải tuân thủ theo quy định theo luật pháp của nước Việt Nam, còn ông ta không thích thì mời ông ta về, không tiếp.
Trả lờiXóaĐi với tư cách cá nhân, dám sử dụng danh nghĩa nghị sĩ để đòi gặp các cơ quan chức năng yêu cầu tham dự phiên tòa xét xử Anh Ba Sàm là hành vi không tôn trọng nước khác. Và dĩ nhiên, việc ông ta không được vào tham dự phiên tòa là hoàn toàn bình thường. Ông ta nghĩ mình to đến thế nào mà lại dám trắng trợn cổ súy cho hoạt động vi phạm pháp luật ở Việt Nam.
Trả lờiXóaÔng ta nghĩ mình là ai mà có thể thích nói gì thì nói, thích làm gì thì làm và bắt người ta làm gì thì họ phải làm thế, ờ thì cứ cho là ở Đức ông ta to, ông ta nổi tiếng nhưng mà đến Việt Nam thì ông ta phải tuân thủ theo quy định theo luật pháp của nước Việt Nam. Tốt hơn hết là ông ta nên tập trung vào công việc trong nước của mình, làm sao để cho người dân của chính nơi ông ta làm đại biểu không chửi là đạo đức giả nữa.
Trả lờiXóa