Biểu tình là đấu tranh bằng cách tụ họp đông đảo tại một địa
điểm, một khu vực để bày tỏ ý chí, nguyện vọng và biểu dương lực lượng chung.
Ở Việt Nam hiện nay, đâu đó vẫn xuất hiện một vài hiện tượng được cho là “biểu
tình” nhưng bản chất của hiện tượng đó lại không giống các thuộc tính của một
cuộc biểu tình, mà đâu đó luôn ẩn chứa bóng dáng của một cuộc gây rối trật tự
công cộng, một cuộc kích động nhằm gây bạo loạn. Vấn đề “biểu tình” ở nước ta
đang bị một số đối tượng xấu làm sai lệch, biến dạng.
Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do của
công dân, trong đó có tự do ngôn luận, tự do đi lại, biểu tình. Điều này đã được
Hiến pháp năm 2013 ghi nhận. Tuy nhiên, biểu tình cũng phải trong khuôn khổ
pháp luật cho phép, tránh hiện tượng lợi dụng biểu tình để thực hiện âm mưu
kích động bạo loạn. Dự thảo Luật biểu tình đang trong giai đoạn đóng góp ý kiến
và sẽ thông qua trong tương lai. Tuy chưa có văn bản pháp luật nào quy định của
thể về vấn đề này nên nhiều đối tượng xấu đã lợi dụng tiến hành nhiều cuộc biểu
tình tự phát với quy mô nhỏ lẻ nhưng đã ảnh hưởng đến nền an ninh trật tự của
khu vực đó. Chúng ta có thể tham khảo một số Luật biểu tình của các nước khác
như:
Luật Biểu tình của Nga: người tổ chức biểu tình phải thông báo trước 10
ngày với cơ quan chức năng, cung cấp thời gian biểu cụ thể theo giờ người biểu
tình sẽ làm gì. Không tụ tập đông người sau 11 giờ đêm, có nghĩa là cấm biểu
tình dài ngày. Một số chỗ được liệt kê không cho phép biểu tình, bao gồm
"gần khu tổng thống, tòa án hoặc nhà tù. Cơ quan chức năng có thể bắt thay
đổi thời gian địa điểm của biểu tình với chỉ 3 ngày thông báo trước cho người tổ
chức biểu tình.
Luật Biểu tình của Anh: Biểu tình hòa bình ở Anh là hợp pháp, thể hiện
quyền dân chủ. Luật Nhân quyền của Anh cấm Chính phủ và các cơ quan nhà nước vi
phạm quyền này. Người tổ chức biểu tình không phải xin phép, chỉ cần thông báo
thời gian và địa điểm biểu tình, xin phép đối với một số dạng biểu tình (ví dụ:
biểu tình của bác sỹ, y tá hay lái xe phương tiện công cộng). Nếu định tổ chức
tuần hành, người tổ chức phải thông báo trước 6 ngày. Nếu chỉ là biểu tình tại
chỗ, không cần thông báo trước. Cảnh sát có quyền can thiệp đảm bảo biểu tình
diễn ra hòa bình, không ảnh hưởng tới quyền lợi hợp pháp của người khác. Cảnh
sát cũng có nghĩa vụ bảo vệ đoàn biểu tình.
Luật biểu tình của các nước trên thế giới đều
quy định người tổ chức biểu tình phải thông báo với cơ quan chức năng trước một
thời gian nhất định, phải thông báo địa điểm, quy mô, nội dung các băng rôn, khẩu
hiệu định sử dụng trong cuộc biểu tình, cấm biểu tình trước những khu vực quan
trọng, không ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ
chức công dân. Đây là những vấn đề tất yếu để đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo
quyền công dân, đảm bảo lợi ích của toàn xã hội. Nếu nghiêm túc thực hiện những
quy định trên thì cuộc biểu tình sẽ được các cơ quan chức năng giám sát và bảo
vệ, những hành vi ngăn cản biểu tình hợp pháp là trái pháp luật. Nếu cuộc biểu
tình là phi pháp, tức là không xin phép trước thì cơ quan chức năng được quyền
huy động lực lượng để ngăn cản và cấm biểu tình.
![]() |
Cuộc biểu tỉnh bất hợp pháp ngày 5/11/2015 tại hồ Hoàn Kiếm phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình |
Ở nước ta hiện nay, nhiều cuộc biểu tình nhỏ lẻ
tự phát đã gây rối trật tự công cộng, thông qua biểu tình để đòi hỏi những mục
đích không chính đáng, trái pháp luật. Trong một vài cuộc biểu tình, những biểu
ngữ, băng rôn sử dụng có nội dung kích động, bôi nhọ cá nhân, tổ chức. Những kẻ
tố chức biểu tình luôn “núp” ở sau để kích động, khi cơ quan chức năng mạnh tay
ngăn cản thì chúng cũng bỏ chạy luôn.
Đa số các cuộc biểu tình ở nước ta đều là tự
phát và nhằm những mục đích không chính đáng, do đó, cơ quan chức năng luôn phải
huy động nhiều lực lượng để giải tán biểu tình, bắt giữ những đối tượng quá
khích để giáo dục, thuyết phục. Dự thảo Luật biểu tình cần sớm được nghiên cứu,
thông qua và áp dụng vào thực tiễn để tránh tình trạng “hỗn loạn” trong biểu
tình như hiện nay.
Công Lý
14 Nhận xét
Biểu tình ở nước ngoài văn minh bao nhiêu thì ở Việt nam xấu xí bấy nhiêu, biểu tình ở Việt nam bị biến chất khác hoàn toàn so với nước ngoài khiến cơ quan chức năng rất vất vả để giải tán. Hì vọng luật biểu tình sớm ban hành để ổn định lại vấn đề này
Trả lờiXóaNhững gì ta thấy khi mà những con người ấy, những nhà dân chủ xuống đường đó không phải là một cuộc biểu tình yêu nước đúng nghĩa của nó. Ngay về số lượng đã không đủ rồi, chỉ lẻ tẻ vài ba người rồi cao thì một hai chục người, hơn nữa nội dung biểu tình thì hoàn toàn ngược lại với những gì đã hô hào.
Trả lờiXóaBiểu tình không phải là bạo động. Biểu tình là việc một nhóm người hoặc một tổ chức đoàn thể nào đó để phát biểu ý chí, nguyện vọng hoặc biểu dương lực lượng có mục đích bày tỏ quan điểm hoặc ủng hộ hoặc phản đối một vấn đề công cộng, nhất là về một vụ bất công xã hội. Biểu tình bản chất không hề xấu, chỉ có những kẻ có mục đích xấu, biến biểu tình thành những mầm mống của gây rối, bạo động để phục vụ cho những mưu đồ, mục đích của chúng mới là xấu thôi.
Trả lờiXóaBiểu tình như nào là đúng. Trong khi người dân mình lại dễ bị kích động, giật dây nên dễ bị lợi dụng vào những mưu đồ chống phá gây ảnh hưởng đến hòa bình ổn định của đất nước.
Trả lờiXóaBiểu tình ở nước ta đều là tự phát và nhằm những mục đích không chính đáng. Có nhiều người bị lợi dụng, được thuê đi biểu tình nên ko phải là cách để thể hiện quyền dân chủ được.
Trả lờiXóaThời gian qua các nhà dân chủ dởm của nước ta đã lợi dụng và tiến hành rất nhiều cuộc biểu tình trái phép nhằm mục đích phá dối trật tự công cộng, kích động người dân đòi hỏi những mục đích không hề chính đáng, phi lí và còn nhằm mục đích gây bạo loạn tạo hình ảnh xấu cho lực lượng an ninh và đất nước. Đó là âm mưu, hành vi đen tối của bọn phản động.
Trả lờiXóaMong Dự thảo Luật biểu tình sớm được nghiên cứu, thông qua và áp dụng vào thực tiễn để đất nước ta ổn định hơn, không bị những kẻ xấu, những kẻ phản động lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do đi lại, biểu tình để thực hiện những âm mưu phá hoại đất nước, gây dối trật tự công cộng... Sống tuân theo Luật đât nước mới được thái bình!
Trả lờiXóaMong Luật biểu tình của nước ta sớm được Quốc hội và các cơ quan chức năng chấp thuật và thông qua để những người dân được thể hiện quyền công dân của mình cũng là để tránh những kẻ xấu đang lợi dụng biểu tình để gây rối trật tự , trị an nơi công cộng, chống phá Đảng, chống phá chính quyền nhân dân.
Trả lờiXóahiện nay sao mà lắm biểu tình như thế ? biểu tình vi không có đất , biểu tình vì bât công những người trong tù , biểu tình đòi lợi ích cho một số kẻ , biểu tình vì thiếu tền nữa .. trong đó biểu tình để kiếm tiền nó đang bao quát và mạnh hơn . những nhà dân chủ ngoài nước đã đổ tiền vào những kẻ cơ hội trong nước để thực hiện những cuộc biểu tình .. . những con người đi biểu tình đó đang vi pham pháp luật mà không nhận ra và cố tình không nhân ra .. cần phải xử ý đúng
Trả lờiXóaBiểu tình để tỏ rõ quan điểm, tạo ấn tượng dư luận rất tốt. Thế nhưng cần phải xem xét lại mục đích đi biểu tình. Nhà nước chưa ban bố luật biểu tình, nhưng hiến pháp có quy định cho phép biểu tình, nghĩa là mọi công dân được quyền xuống đường biểu tình. Tuy nhiên, mục đích biểu tình phải được rõ ràng và không được làm tổn hại đến lợi ích quốc gia dân tộc.
Trả lờiXóaBiểu tình phải trong khuôn khổ của pháp luật, không được có những hành vi trái pháp luật, gây rối trật tự công cộng, không để cho những kẻ lợi dụng việc biểu tình để thực hiện những hành vi xấu gây phương hại đến nền an ninh quốc gia
Trả lờiXóaĐảng và nhà nước ta luôn coi trọng quyền tự do của công dân, quyền tự do đi lại, tự do ngôn luận, tự do biểu tình tuy nhiên cũng phải trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Vậy nhưng lại có một số kẻ lại đang lợi dụng quyền tự do biểu tình ở Việt Nam để tổ chức biểu tình. Nhưng nó không giống như một cuộc biểu tình mà lại giống với một cuộc gây rối trật tự công cộng, bạo loạn. Cần phải có luật chặt chẽ để kiểm soát vấn đề biểu tình ở nước ta.
Trả lờiXóaVấn đề “biểu tình” ở nước ta đang bị một số đối tượng xấu làm sai lệch, biến dạng, đâu đó luôn ẩn chứa bóng dáng của một cuộc gây rối trật tự công cộng, một cuộc kích động nhằm gây bạo loạn. Nguyên nhân là do chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề biểu tình. Do vậy rất khó trong việc phát hiện và xử lí các vụ việc có liên quan đến biểu tình. Dự thảo luật cần phải xem xét về vấn đề biểu tình ở Việt Nam.
Trả lờiXóaBiểu tình là quyền của mọi người nhưng biểu tình như thế nào để được coi là hợp lý, đúng pháp luật thì thật là khó với bọn dân chủ rởm...Theo tôi nên có những cách răn đe mạnh tay để không còn xảy ra tình trạng biểu tình như vừa qua...
Trả lờiXóa