Mấy ngày gần
đây cư dân mạng liên tục bị quấy động bởi một số vụ việc liên quan đến các luật
sư của Việt Nam, trong đó có luật sư Trần Vũ Hải, đoàn luật sư thành phố Hà
Nội. Bắt nguồn từ sự việc, ngày 12/11/2015, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
thành phố Hà Nội tiến hành triệu tập ông Hải để “xác minh, làm rõ để giải
quyết đơn tố giác của 28 công dân ở tỉnh Thái Nguyên và 14 công dân ở tỉnh Tây
Ninh đã tố cáo luật sư Trần Vũ Hải - Trưởng Văn phòng luật sư Trần Vũ Hải và
cộng sự, ở địa chỉ 28 Nam Đồng, phường Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội có hành vi
chiếm đoạt một số tiền lớn của họ thông qua thủ đoạn nhận trợ giúp pháp lý cho
người dân khiếu kiện đòi quyền lợi. Sau khi nhận tiền, luật sư Hải đã không làm
hết trách nhiệm mà hướng dẫn nhân dân tụ tập đông người khiếu kiện, gây mất
trật tự nơi công cộng.”
Theo cơ quan
điều tra cho biết cuối năm 2014, PC45 Công an Hà Nội đã nhận được đơn của 28 hộ
dân tại huyện Đại Từ (Thái Nguyên), tố cáo Luật sư Trần Vũ Hải lợi dụng chiêu
bài hỗ trợ pháp lý trong việc khiếu nại liên quan đến đất đai của các hộ dân
này và nhận 84 triệu đồng. Tuy nhiên,
sau khi nhận tiền, Luật sư Trần Vũ Hải lại không thực hiện bất cứ một công việc
nào để hỗ trợ pháp lý, tư vấn pháp luật cho các hộ dân. Thay vì giúp người dân
làm đơn gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền thì vị luật sư này lại xúi giục
28 hộ dân tại huyện Đại Từ kéo lên trụ sở của Tập đoàn Điện lực Việt Nam để
khiếu nại. Các hộ dân căng băng rôn, khẩu hiệu, ăn ngủ, nấu nướng ngay tại cổng
trụ sở Tập đoàn Điện Lực Việt Nam. Chính việc này đã gây mất trật tự, ảnh hưởng đến uy tín của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Cũng theo các
điều tra viên, ngoài việc trợ giúp pháp lý cho các hộ dân ở Đại Từ, Thái Nguyên,
với “thủ đoạn tương tự” luật sư Hải cũng đã nhận tư vấn, trợ giúp pháp lý cho
14 người dân Tây Ninh. Trong vụ việc này, ông Trần Vũ Hải đã nhận số tiền hơn
83 triệu đồng, nhưng không thực hiện nghĩa vụ như cam kết.
Từ các đơn thư
tố giác đó của quần chúng nhân dân, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội đã
4 lần gửi giấy mời luật Trần Vũ Hải đến trụ sở để làm rõ sự việc theo đơn tố
giác của số công dân nói trên. Nhưng ông Hải chỉ đến làm việc vào lần mời đầu
tiên, các lần sau tạo lý do và không chấp hành. Do yêu cầu điều tra, Cơ
quan điều tra tiếp tục làm giấy triệu tập số 2695 đề ngày 11/11/2015 để triệu
tập ông Hải, đang cư trú tại số 1504-G2- Ciputra, Phường Xuân La, Tây Hồ,
Hà Nội về trụ sở để làm việc vào ngày 12/11/2015.
Khoảng 8h ngày
12/11, tổ công tác thực hiện việc triệu tập luật sư Hải (có phối hợp với cảnh
sát khu vực Phường Xuân La) đến nhà ông Hải thì bắt gặp ông Hải ở sảnh của khu
tập thể G2- Ciputra. Tổ công tác đã giới thiệu và chuyển giấy triệu tập cho ông
Hải, đồng thời yêu cầu ông Hải về trụ sở Cơ quan điều tra để làm việc. Nhưng ông
Trần Vũ Hải không chấp hành nên việc Cơ quan điều tra cưỡng chế đưa ông Hải về
trụ sở Công an phường Xuân La để làm việc là điều đương nhiên và đúng theo quy
định của pháp luật.
Tại trụ sở CA
phường, luật sư Trần Vũ Hải vẫn tỏ thái
độ không chấp hành và cho rằng Cơ quan điều tra “bắt giữ người trái pháp luật”.
Ông Hải cho
rằng việc triệu tập này là không đúng trình tự, không có căn cứ, còn tỏ thái độ
và cho rằng công an đã “đối xử với các luật
sư như chó, như mèo, như lợn, như súc vật”. Hết giờ làm việc buổi sáng, CQĐT hẹn lên làm việc vào
buổi chiều và cho ông Hải về, nhưng ông Hải không chịu về. Hết buổi làm
việc, cơ quan điều tra cho phép LS Hải về nhà và hẹn giờ tiếp tục làm việc
nhưng ông Hải cố tình không về, ở lại cơ quan điều tra để cố tình tạo tình
huống giả tạo để kích động những người ủng hộ ông và người thân gia đình nhằm
tạo áp lực, đối đầu với cơ quan điều tra.
Là luật sư mà
ông Hải nhận trợ giúp pháp lý mà không thực hiện nghĩa vụ của mình với khách
hàng. Nhưng khi đã không thực hiện nghĩa vụ với khách hàng mà lại còn kích động
họ có những hành động tụ tập, gây rối làm mất an ninh trật tự. Vậy ông Hải có
phải là một luật sư chân chính khi có quan hệ với khách hàng như vậy hay không?
Là một luật sư,
một người am hiểu pháp luật chẳng nhẽ ông Hải lại không nắm được quy định về
việc quan hệ với cơ quan tiến hành tố tụng như thế nào mà đến 4 lần triệu tập
ông đều né tránh, đến khi Cơ quan điều tra áp dụng những biện pháp cưỡng chế
thì lại “la làng này kia”, đổ lỗi cho rằng Cơ quan điều tra làm trái quy định
của pháp luật?
Chưa kể đến
việc phát ngôn của ông trên mạng xã hội cũng như trước những kẻ “dân chủ rởm” một
cách ngông cuồng, mang tính thách thức Cơ quan công quyền và có những bịa đặt
không đúng bản chất sự việc đã diễn ra.
Là một luật sư
thì ông Hải phải hơn ai hết là nắm vững các quy định của pháp luật trong lĩnh
vực hoạt động của mình cũng như quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật
sư Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 68/QĐ-HĐLSTQ ngày 20/7/2011 của Hội
đồng luật sư toàn quốc. Từ những lẽ nêu trên thì câu hỏi đặt ra rằng ông Hải đã
thực hiện đúng các quy định của pháp luật về Luật sư cũng như Quy tắc ứng xử và
hành nghề luật sư của Việt Nam hay chưa? Những việc làm của ông có xứng đáng
với lời nói đầu trong Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp của luật sư hay
không?
“Nghề
luật sư ở Việt Nam là một nghề cao quý, bởi hoạt động nghề nghiệp của luật sư
nhằm mục đích góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn
lãnh thổ; góp phần phát triển kinh tế, vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng, văn minh.
Tính
chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp là nền tảng cơ bản của nghề luật sư. Luật
sư phải có bổn phận tự mình nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn; nêu gương
trong việc tôn trọng, chấp hành pháp luật; tự giác tuân thủ các quy tắc đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động hành nghề, trong lối sống và giao tiếp xã
hội.
Quy
tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư quy định những chuẩn mực về đạo đức
và ứng xử nghề nghiệp, là thước đo phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp
của luật sư. Mỗi luật sư phải lấy Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp này làm
khuôn mẫu cho sự tu dưỡng, rèn luyện để giữ gìn uy tín nghề nghiệp, thanh danh
của luật sư, xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội.”
Luật Luật sư
năm 2006 như theo quy định tại Điều 5 và Điều 9 của Luật này.
“Điều 5. Nguyên tắc hành nghề luật sư
1.
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
2.
Tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư.
3.
Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
4.
Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của
khách hàng.
5.
Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư...
Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1.
Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
a)
Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ
án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy
định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
b)
Cố ý cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ,
bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố
cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
c)
Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành
nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy
định khác;
d)
Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
đ)
Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản
thù lao và chi phí đã thoả thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
e)
Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ,
công chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
g)
Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an
ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích
công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2.
Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi cản trở hoạt động hành nghề của
luật sư.”
Công Mẫn