Quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự
và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con
người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Liên hợp
quốc đề cao và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Tuyên ngôn về
nhân quyền năm 1948 và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm
1966. Chẳng hạn, trong Hiến chương của
Liên hợp quốc 1945, “khuyến
khích phát triển sự tôn trọng các quyền của con người và các tự do cơ bản cho
tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ hoặc tôn giáo”;
Trong Tuyên
ngôn thế giới về nhân quyền 1948 (The Universal Declaration of
Human Rights - UDHR), quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận
trong Điều 18 như sau: “Mọi người đều có quyền tự do tư
tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo, kể cả tự do thay đổi tín
ngưỡng hoặc tôn giáo của mình, và tự do bày tỏ tín
ngưỡng hay tôn giáo của mình bằng các hình thức như truyền
giảng, thực hành, thờ cúng và tuân thủ các nghi lễ, dưới hình
thức cá nhân hay tập thể, tại nơi công cộng hoặc nơi riêng tư”;
Công ước
quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, 1966 (The
International Covenant on Civil and Political Rights - ICCPR), quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Khoản 1, Điều 18:“Mọi người đều có
quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền này
bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự
do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trongcộng
đồng với những người khác, một cách công khai hoặc kín
đáo dưới các hình thức nhưthờ cúng, cầu nguyện, thực hành
và truyền giảng”.
Đừng chính trị hóa tôn giáo
Đừng chính trị hóa tôn giáo
Tuy
nhiên, pháp luật quốc tế cũng như các quốc gia đều có những nội dung thể hiện
việc thực hiện các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, quyền con người
nói chung phải trong những giới hạn nhất định hay nói cách khác là quyền này có
thể bị hạn chế. Theo đó, trong trường hợp các loại hình tổ chức tôn giáo hoặc
hoạt động tôn giáo làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,
vi phạm đạo đức,… đều không cho phép hoạt động, thậm chí một số quốc gia còn sử
dụng vũ lực để loại bỏ. Chẳng hạn, tại Điều 29 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948 quy
định: “1. Mọi người đều có
những nghĩa vụ đối với cộng đồng, là nơi duy nhất mà
ở đó nhân cách của bản thân họ có thể phát triển tự do và đầy
đủ. 2. Khi hưởng thụ các quyền và tự do của mình, mọi người chỉ
phải tuân thủ những hạn chế do luật định, nhằm mục đích bảo
đảm sự công nhận và tôn trọng thích đáng đối với các
quyền và tự do của ngườikhác, cũng như nhằm đáp ứng
những yêu cầu chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung
trong một xã hội dân chủ. 3. Trong mọi trường hợp, việc thực
hiện các quyền tự do này cũng không được trái với các mục tiêu
và nguyên tắc của Liên hợp quốc.”
Nhiều quốc gia trên thế giới, hoạt động tín
ngưỡng, tôn giáo cũng luôn phải tuân thủ pháp luật, chịu sự quản lý của nhà
nước. Ví dụ như ở Pháp, Luật ngày 9 - 12 - 1905 của nước Cộng hòa Pháp, tại
Điều 26 quy định: “Việc tụ tập để thực
hiện các nghi lễ tôn giáo phải báo cáo và chịu sự kiểm soát của cơ quan chính
quyền có chức năng giữ gìn trật tự công cộng. Cấm việc hội họp có tính chất
chính trị ở nơi chuyên dùng vào việc thờ cúng và thực hành lễ nghi tôn giáo”;
Điều 35 của luật này cũng nêu rõ: “Giáo
sĩ nào công khai bằng lời nói hoặc bằng văn bản kêu gọi, khước từ việc thi hành
pháp luật của nhà nước sẽ bị phạt tù từ 3 tháng tới 2 năm”. Luật Cộng hòa
Bỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với những giáo sỹ có hành vi và lời nói xúc
phạm tới chính phủ, luật pháp, sắc lệnh của nhà vua cũng như đối với các hoạt
động của chính quyền phần đời. Ở CHLB Đức, các chức sắc tôn giáo khi nhậm chức
đều phải tuyên thệ: “Tôi xin thề và hứa
sẽ tôn trọng chính phủ hợp hiến. Chiểu theo nghĩa vụ phải quan tâm tới lợi ích
của Nhà nước Đức, trong khi thực hiện những trách nhiệm thánh vụ, tôi phải bảo
vệ lợi ích của Nhà nước trước bất kỳ một sự gì khả dĩ tác hại tới lợi ích đó”…
Tại Việt
Nam các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được nhà nước tôn trọng và ghi nhận
trong các vân bản pháp luật từ khi thành lập nước cho đến nay. Tại Điều 10 Hiến
pháp năm 1946 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do tín
ngưỡng”. Đến Hiến pháp 1959, tại Điều
26 quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi rõ hơn: “Công dân nước Việt Nam dân chủ cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào”. Ở Hiến pháp 1980, tại Điều
68 ngoài quy định: “Công dân có quyền tự do tín
ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” còn có thêm
nội dung: “Không ai được lợi dụng tôn giáo để làm trái
pháp luật và chính sách của Nhà nước”. Đến Hiến pháp 1992, việc thể
chế hóa thành pháp luật quyền tự do tôn giáo của công dân được thể hiện rộng
rãi, toàn diện hơn nữa tại Điều 70: “Công dân có quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình
đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp
luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng
tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”; Hiến pháp năm 2013 tiếp tục khẳng định quyền
này tại Điều 24: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng,
tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.”
Bên cạnh
đó, tại Điều 1, Pháp lệnh về Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2013 đã khẳng định “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không
theo một tôn giáo nào. Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân.
Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
Công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như
công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau”…
Tuy
nhiên, trong pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật quốc tế và các nước trên thế
giới đều có những quy định hạn chế quyền này. Ví dụ Điều 14 Hiến pháp 2013 khẳng
định:
“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn
hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp
luật. 2. Quyền con người, quyền công dân
chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý
do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng.”; hay tại Điều 15
quy định: “1. Quyền công dân không tách rời
nghĩa vụ công dân. 2. Mọi người
có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. 3. Công dân có trách nhiệm thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. 4.
Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc
gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”. Trong Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 2004 cũng quy định
về vấn đề hạn chế quyền này, Điều 8 quy định: “1. Không được phân biệt đối
xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của
công dân. 2. Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại
hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến
tranh, tuyên
truyền tráivới pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc,
chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của
người khác, cản trở việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp
luật khác.”
Với
các quy định của pháp luật quốc tế, một số quốc gia trên thế giới nêu trên cho
thấy, các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
là hoàn toàn phù hợp với quy luật, việc bảo đảm và tôn trọng tự do tôn giáo,
đoàn kết dân tộc đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng,
Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay. Việc thực hiện các quyền này đều phải dựa
trên cơ sở của pháp luật, nếu không dựa trên cơ sở của pháp luật thì sẽ bị hạn
chế và bị xử lí là điều hiển nhiên. Chỉ có những đối tượng đi ngược lại với lợi
ích của quốc gia dân tộc mình, hoặc những kẻ chỉ “soi mói” vào công việc của quốc
gia khác mới vu cáo việc ghi nhận quyền này ở Việt Nam nhằm thực hiện mục đích
đen tối mà thôi.
Công Mẫn
26 Nhận xét
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền cơ bản của con người. Được ghi nhận trên pháp luật quốc tế về quyền con người và được ghi nhận ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam cũng thế, các tôn giáo được tự do hoạt động, sinh hoạt tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau ở Việt Nam đều được công nhận, các tôn giáo thì sống với nhau hòa hợp. Tuy nhiên quyền tự do tôn giáo ở mỗi nước đều có những cái chung, và những nét riêng để phù hợp với từng đất nước. Tại Việt Nam tự do tôn giáo vẫn phải có khuôn khổ. Nếu trong trường hợp các loại hình tổ chức tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức,… đều không cho phép hoạt động. Nhưng ở Việt Nam vẫn còn những thành phần lợi dụng quyền tự do tôn giáo để nói xấu, bôi nhọ, làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đi ngược lại với lợi ích dân tộc, làm xấu đi hình ảnh tôn giáo tốt đẹp thật không thể chấp nhận được
Trả lờiXóaMấy con bài của phương tây về vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo năm nào cũng sử dụng, Nhưng ở Việt Nam có cấm đoán ai không theo một loại tín ngưỡng tôn giáo nào đâu. Các quy định mà Việt Nam đưa ra đều hoàn toàn phù hợp với luật pháp của Việt Nam cũng như quốc tế, cũng không có chuyện Việt Nam đàn áp hay áp bức những người dân theo tôn giáo, giữa các tôn giáo ở Việt Nam hoàn toàn bình đẳng trước pháp luật. Chỉ có các nhà tự do, nhà dân chủ dỏm chuyên đi chọc ngoáy để phá hoại nội bộ nước khác.
Trả lờiXóaCó thể nói vấn đề tự do tôn giáo ở nước ta được chú trọng và đảm bảo từ rất lâu rồi, tuy nhiêu cũng chính vì có nhiều điều còn tự do quá nên mới có nhiều kẻ lợi dụng sự thiết sót mà tác động chuyển hóa, truyền bá những luận điệu chống phá, làm mất bản chất của tôn giáo để chống lại nhà nước ta.
Trả lờiXóaQuyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người. Tại Việt Nam, các tôn giáo được tự do hoạt động, sinh hoạt tôn giáo. Tuy nhiên, tự do tôn giáo vẫn phải theo pháp luật. Nếu không, tôn giáo sẽ là công cụ để những kẻ bất mãn, cơ hội chính trị lợi dụng để gây mất trật tự xã hội, chống phá chế độ.
Trả lờiXóaTại Việt Nam các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được nhà nước tôn trọng và ghi nhận trong các vân bản pháp luật từ khi thành lập nước cho đến nay. Mỗi một tôn giáo tương tự như là một hệ tư tưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng cho rằng, vấn đề tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được giải quyết một cách thỏa đáng. Người cho rằng, không nên gò ép hay bắt buộc người khác phải theo tư tưởng này hay theo tư tưởng khác; ai cũng có quyền tự do tìm hiểu, nghiên cứu một chủ nghĩa nào mà mình quan tâm.
Trả lờiXóaQuyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam luôn luôn được đảm bảo, chính ở các nước phương tây mới là những quốc gia vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tín ngưỡng của các dân tộc, màu da chính đất nước họ. Thật nực cười khi cuối năm nào cũng đưa ra cái gọi là báo cáo nhân quyền, mà chủ yếu nhằm vào các nước theo chế độ XHCN, chúng muốn lợi dụng vấn đề này để chia rẽ nội bộ nước ta, tiến hành âm mưu diễn biến hòa bình, thực hiện mưu đồ bẩn thỉu của chúng. Rồi cái đuôi cáo sẽ lộ, xem ai mới là nước vi phạm nhân quyền.
Trả lờiXóaTôi chưa thấy hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng tôn giáo nào ở Việt Nam bị ngăn cấm hoặc cản trở cả. Có chăng là những hoạt động phi tôn giáo, tức là những hoạt động lợi dụng danh nghĩa tôn giáo nhằm mục đích khác thường là gây rối, chống chính quyền. Vậy nên chúng mới mở miệng chửi Việt Nam không có tự do tôn giáo để chúng có thể tiếp tục hoạt động trái pháp luật. Hiển nhiên những việc đó sẽ bị vạch trần và xử lý nghiêm minh.
Trả lờiXóaCác quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn phù hợp với quy luật, việc bảo đảm và tôn trọng tự do tôn giáo, đoàn kết dân tộc đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay. Việc thực hiện các quyền này đều phải dựa trên cơ sở của pháp luật, nếu không dựa trên cơ sở của pháp luật thì sẽ bị hạn chế và bị xử lí là điều hiển nhiên. Chỉ có những đối tượng đi ngược lại với lợi ích của quốc gia dân tộc mình, hoặc những kẻ chỉ “soi mói” vào công việc của quốc gia khác mới vu cáo việc ghi nhận quyền này ở Việt Nam nhằm thực hiện mục đích đen tối mà thôi.
Trả lờiXóaTôi chưa thấy ở nước nào như Việt Nam mà quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo lại tốt như thế. Cứ đến này lễ tết là người người nô nức đi chùa cầu bình an, hay như ngày noel bà con giáo dân tổ chức lễ rất lớn thu hút được nhiều người tham gia. Không tự do liệu có được như thế không? Nước nào cũng có pháp luật quy định riêng, mọi người dân đất nước đó cần tuân thủ. Nhưng một số nước phương tây cứ thích chọc ngoáy vào chuyện nội bộ của nước khác, coi những quy định đó phải theo ý kiến của mình thế là không đúng. nếu có người khác bảo nước họ phải sửa lại luật thì họ có phản ứng như thế nào. Đừng cậy nước lớn mà bắt nạt nước bé.
Trả lờiXóaCác phần tử xấu, chống đối chính quyền, lợi dụng chiêu bài tự do tôn giáo nhằm phá hoại, xuyên tạc đường lối chính sách. Có những hành động quá khích. Ở Việt Nam các tôn giáo được tự do hoạt động, sinh hoạt tôn giáo. Các tôn giáo khác nhau ở Việt Nam đều được công nhận, các tôn giáo thì sống với nhau hòa hợp. Tuy nhiên có những kẻ lại lợi dụng quyền tự do tôn giáo, làm những điều trái với pháp luật, đạo đức con người. Tại Việt Nam tự do tôn giáo vẫn phải có khuôn khổ. Nếu trong trường hợp các loại hình tổ chức tôn giáo hoặc hoạt động tôn giáo làm ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm đạo đức,… đều không cho phép hoạt động. Các hoạt động ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Đi ngược lại với lợi ích dân tộc, làm xấu đi hình ảnh tôn giáo tốt đệp cần pahir được xử lý.
Trả lờiXóaTrong điều kiện đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân sẽ góp phần tạo ra động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tập hợp được quần chúng có đạo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhận thức được điều đó, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo đảm cho cho người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Điều đó không những được nêu rõ ở những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng mà Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật cũng quy định rõ nội dung quyền, các biện pháp bảo đảm thực hiện quyền đó cho người dân phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết gia nhập ngày 24-9-1982. Việt Nam cam kết tôn trọng và thực hiện có hiệu quả các quyền được Công ước ghi nhận bằng hoạt động lập pháp cũng như bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân trên thực tế
Trả lờiXóaNhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, không ai được xâm phạm quyền tự do ấy,các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, công dân có tín ngưỡng, tôn giáo hoặc không có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như công dân có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau phải tôn trọng lẫn nhau
Trả lờiXóaQuyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, thuộc nhóm quyền dân sự và chính trị, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy định đó.
Trả lờiXóaCác quốc gia trên thế giới đều có những nội dung thể hiện việc thực hiện các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng, quyền con người nói chung. Nhưng phải trong những giới hạn nhất định, không phải thích làm gì thì làm.
Trả lờiXóaCác quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn phù hợp với quy luật, việc bảo đảm và tôn trọng tự do tôn giáo, đoàn kết dân tộc đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay.
Trả lờiXóaNhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Nhưng gì thì cũng phải trong vòng pháp luật chứ, không phải thích làm gì thì làm.
Trả lờiXóaTại Việt Nam các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo luôn được nhà nước tôn trọng và ghi nhận trong các vân bản pháp luật từ khi thành lập nước cho đến nay. Điều đó cho thấy sự quan tâm của Nhà nước với yếu tố tinh thần của nhân dân.
Trả lờiXóaCó thể nói vấn đề tự do tôn giáo ở nước ta được chú trọng và đảm bảo từ rất lâu rồi, tuy nhiêu cũng chính vì có nhiều điều còn tự do quá nên mới có việc linh mục chỉ đạo giáo dân đập phá tài sảo công cộng,...
Trả lờiXóaQuyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong hiến pháp của Nhà nước là hoàn toàn phù hợp, việc bảo đảm và tôn trọng tự do tôn giáo, đoàn kết dân tộc đã trở thành một nguyên tắc hàng đầu và nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ trước đến nay.
Trả lờiXóaĐảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc bảo đảm cho cho người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mình. Nhưng phải trong quy định của pháp luật, không thể tự do quá được.
Trả lờiXóaQuyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta được thể hiện đầy đủ trong các văn bản của Đảng và Nhà nước. Những viện chứng của tác giả đã rất đầy đủ để thể hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta được quy định một cách đầy đủ và hoàn toàn phù hợp với các quy định của quốc tế. Ở đây cũng vậy việc được hưởng quyền lợi đi liền với nghĩa vụ và việc chấp hành những nghĩa vụ cũng không loại trừ những tín đồ tôn giáo.
Trả lờiXóaKhông có tự do tín ngưỡng tôn giáo thì có lẽ đất nước ta đã không thể có được như ngày nay. Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo và cũng chính vì điều này mà các tôn giáo đoàn kết, gắn bó với cách mạng trong công cuộc đấu tranh chống đế quốc, thực dân và trong công cuộc xây dựng đất nước phát triển. Trải qua từng giai đoạn, Đảng và Nhà nước ta đều có những chính sách phù hợp tạo điều kiện cho các tôn giáo phát triển. Các văn bản này đều thể hiện tinh thần nhất quán của Đảng ta là tôn trọng quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo. Đất nước nào cũng có những quy định về pháp luật để bảo vệ đất nước và việc đất nước ta có những quy định liên quan đến công tác tôn giáo cũng là một điều rất đỗi bình thường như bao đất nước khác trên thế giới.
Trả lờiXóaĐất nước ta hoàn toàn có tự do tín ngưỡng tôn giáo. Điều đó được thể hiện trong các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nhưng đây cũng là vấn đề mà các thế lực thù địch luôn luôn lợi dụng để chống phá, đòi can thiệp vào công việc nội bộ của nước ta. Và đây cũng là một vấn đề mà các đối tượng trong nước thường xuyên có những bài viết xuyên tạc, báo cáo lên các tổ chức quốc tế không đúng tình hình thực tế tại Việt Nam. Nên đây cũng là vấn đề chúng ta phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân và quốc tế hiểu rõ đất nước ta quy định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là hoàn toàn phù hợp.
Trả lờiXóaCác quy định liên quan đến vấn đề tôn giáo ở nước ta là hoàn toàn phù hợp với các quy định của các điều ước quốc tế. Đồng thời các quy định nay hoàn toàn thể hiện sự tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Đất nước nào cũng có những quy định về vấn đề tôn giáo không riêng gì đất nước ta. Vì vậy việc quy định quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo ở nước ta là rất phù hợp.
Trả lờiXóaCó kẻ cho rằng ở Mĩ là có quyền tự do dân chủ, người dân Mĩ được hưởng mọi quyền hạn mà nhiều công dân ở quốc gia khác không có nhưng đâu phải vậy. Tự do kiểu gì mà cơ quan an ninh quốc gia (NSA) lại được cho cái quyền do thám điện thoại của hơn 200 triệu người dân Mỹ.
Trả lờiXóaViệt Nam là quốc gia có nhiều dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc lại có những tín ngưỡng tôn giáo riêng, như thế thì quy định quyền nó chỉ là nhằm đảm bảo cho mỗi dân tộc thôi. Tránh có những tranh chấp giữa các dân tộc và dẫn đến những xung đột.
Trả lờiXóa