Hoa Xuân
Thời gian gần đây, trên các trang mạng mọi người đang bàn tán về "Dự thảo chương trình Giáo dục phổ
thông" tổng thể (trong chương trình giáo dục phổ
thông mới) đến các trường phổ thông (chương trình tổng thể) trên toàn quốc để lấy
ý kiến góp ý. Dự thảo này để môn Lịch sử là một môn học tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông. Từ trước đến nay vai trò
của môn Lịch Sử
chưa bao giờ bị đánh giá
thấp như thế so với các môn học phổ thông trong một Dự thảo của Bộ GD&ĐT.
Dự thảo này đang từng bước “khai tử” môn Lịch Sử trong các môn học phổ
thông và tương ứng với nó là “khai tử” luôn trong các kỳ thi quốc gia tốt nghiệp
và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng.
Hoa Xuân tôi nghĩ rằng việc "khai
tử" môn Lịch sử có khác nào đặt tương lai của đất nước trong tình trạng
nguy hiểm.
Ngày xưa Hồ Chủ Tịch
đã dạy rằng " Dân ta phải biết sử ta
cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" . Hay lúc sinh thời nhà yêu
nước Huỳnh Thúc Kháng đã từng viết: "Học
sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống
với người đã chết".
Giáo dục lịch sử là
giáo dục về văn hóa, truyền thống, lòng yêu nước và niềm tự tin, tự hào dân tộc;
dạy cho thế hệ trẻ giữ gìn phẩm giá, nhân cách con người, đồng thời nó giáo dục
cong người biết tự hào về những chiến công của thế hệ cha ông trong quá trình dựng
nước và giữ nước trước đây, từ đó mà có ý chí phấn đấu xây dựng và bảo vệ tổ quốc
như đánh bại đế chế Mông Cổ hùng mạnh nhất thế giới (thời Nhà Trần), hay Trận
Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954, trận Điện Biên Phủ trên không đánh bại
pháo đài B52 bất khả chiến bại của Mỹ....
Chúng ta hãy thử tưởng
tượng nếu "khai tử" môn Lịch Sử thì các thế hệ trẻ người Việt sau 50
năm hay 100 năm nữa sẽ không biết gì về lịch sử đất nước, không biết quý trọng
những vất vả mà thế hệ đi trước phải hy sinh, trải qua để có được ngày hôm này,
hoặc nếu biết thì cũng dừng lại những hiểu biết ngây ngô, lơ mơ, đại khái, thậm
chí với những nhận thức méo mó, lệch lạc. Ví dụ như các em học sinh nhầm lẫn giữa
"Quang Trung" và "Nguyễn Huệ" là hai anh em...
Quan trọng hơn nữa,
Hoa Xuân tôi nghĩ rằng sự yếu kém về kiến thức lịch sử chưa nguy hại bằng nhận
thức lệch lạc, sai trái về lịch sử. Các đối tượng xấu, thế lực thù địch đang cố
tình bôi đen lịch sử, phủ nhận những giá trị của lịch sử từng giây, từng phút
trên mạng internet và các phương tiện truyền thông đại chúng. Nếu các em không
có kiến thức nhất định sẽ dễ rơi vào tình trạng hoang mang, dao động, mất hoàn
toàn niềm tin vào chế độ và thậm chí còn bị chúng lợi dụng để phá hoại đất nước.
Đặc biệt là vào các
thời điểm sắp diễn ra các sự kiên lớn của đất nước thì chúng cắt xén, nhào nặn
những thông tin sai sự thật, không kiểm chứng, thật – giả lẫn lộn, dễ gây hoài
nghi, tò mò trong dư luận; để xuyên tạc làm giảm uy tín cá nhân của lãnh đạo Đảng,
Nhà nước, Quân đội….thông qua những cái gọi là “tài liệu nhạy cảm”.
Lịch sử hơn 4000
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta cho thấy, đất nước này, dân tộc này
luôn bị kẻ thù, ngoại bang nhòm ngó và xâm lăng. Nếu một ngày nào đó, những đứa
trẻ kia mơ màng, xao nhãng về lịch sử đất nước mình thì lớn lên chúng sẽ biết
gì và cần phải làm gì cho dân tộc này có thể trường tồn, phát triển.
Vậy thử hỏi nếu môn
Lịch sử bị "khai tử" khỏi chương
trình Giáo dục phổ thông tổng thể thì tương lai của đất nước sẽ ra sao? Mong rằng
các cơ quan chức năng có thẩm quyền có quyết định đúng đắn./.
8 Nhận xét
nếu môn Lịch sử bị "khai tử" khỏi chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể thì tương lai của đất nước sẽ ra sao
Trả lờiXóaMôn lịch sử giúp cho các em hiểu rõ hơn về đất nước mình, hiểu về cái cách mà ông cha ta đã đổ biết bao nhiêu xương máu để gìn giữ nền độc lập, để cho các em được sống trong một cuộc sống hòa bình như ngày nay. Xóa bỏ môn lịch sử là xóa bỏ đi công lao của những người đã ngã xuống. Có lẽ các cơ quan chức năng có thẩm quyền nên xem xét lại một cách đúng đắn vấn đề này.
Trả lờiXóaMôn lịch sử là một môn không thể thiếu được trong hệ thống giáo dục của nước ta. Một môn học cho các em biết được quá trình dựng nước, giữ nước của ông cha ta khó khăn vất vả như thế nào. Qua đó các em sẽ có được lòng tự hào dân tộc lòng yêu nước nồng nàn. Nếu bỏ môn này đi thì tương lại đất nước sẽ như thế nào đây. Rất mong các cơ quan chức năng xem xét lại vấn đề này
Trả lờiXóaVậy thử hỏi nếu môn Lịch sử bị "khai tử" khỏi chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể thì tương lai của đất nước sẽ ra sao? Mong rằng các cơ quan chức năng có thẩm quyền có quyết định đúng đắn
Trả lờiXóaMôn sử có vai trò rất quan trọng thế nên không thể khai tử nó được
Trả lờiXóaGiáo dục lịch sử là giáo dục về văn hóa, truyền thống, lòng yêu nước và niềm tự tin, tự hào dân tộc; dạy cho thế hệ trẻ giữ gìn phẩm giá, nhân cách con người, đồng thời nó giáo dục cong người biết tự hào về những chiến công của thế hệ cha ông trong quá trình dựng nước và giữ nước trước đây, từ đó mà có ý chí phấn đấu xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Trả lờiXóatôi nghĩ rằng không nên bỏ môn Sử thành môn tự chọn
Trả lờiXóaLịch sử vẫn là một môn học quan trong nên không thể đẩy môn này vào môn tự chọn được. Học sinh kêu đây là môn học khó, vì khó nên chúng ta cần phải cho vào học chính để sự hiểu biết của học sinh được tiến bộ hơn.
Trả lờiXóa