Jakey
Chan
Tôi
thích đi mua sắm đồ ăn ở flea market hơn vô siêu thị vì ở đó vừa gần ký túc xá,
vừa đông người đi sắm đồ và giá cả cũng không mắc như siêu thị (kể cả so sánh với
hàng hóa được bầy bán ở Costco). Khu chợ trời vui lắm vì chỉ cần bạn réo to gọi
“Anh ơi!” thì lập tức già nửa những người bán hàng quay lại phía bạn. Vậy cũng
đủ biết người Việt Nam đến đất Cali này sinh sống và làm nông nghiệp nhiều như
thế nào.
Tôi
nhớ có lần tôi đã nói chuyện rất lâu với một cô bán trái cây, được biết cô định
cư tại Cali từ năm 1976, gia đình làm thuê trong trang trại của người bản địa.
Cô cứ kể thao thao bất tuyệt về những trái cam, trái táo do gia đình cô trồng,
về công việc đồng áng của gia đình cô nơi đây. Bất giác cô nói: “Con ạ, đến khi
cô Hai 70 tuổi, cô Hai sẽ về Việt Nam sống, cô Hai sẽ mua một miếng đất và cất
ngôi nhà ở Nha Trang”. Tôi hỏi: “Ủa sao kỳ vậy cô không ở lại Cali, cuộc sống ở
đây không tốt hơn ở nhà mình sao? Mà sao phải 70 tuổi cô mới về chi cho cực vậy?”.
Lý do tôi nhận lại là vì cô muốn khi còn sức khỏe chăm chỉ làm ăn để lo cho con
cái đỡ khổ, dành dụm một khoản tiền về nước sống vì “không có nơi đâu tốt bằng
quê mình”. Tại Mỹ chi phí sinh hoạt đắt đỏ, thuế má cao quá trời chịu không nổi,
dẫu sao cũng chỉ là nơi đất khách quê người. “Về Việt Nam cô Hai thích ăn gì
thì ăn, thích đi chơi ở đâu cũng được, người Việt mình cũng quá trời tốt, quan
tâm nhau chứ không thực dụng như người Mẽo đâu con. Về nước sướng lắm, bèo bèo
cũng có cái ăn, cùi cùi cũng có nơi ở, chăm chỉ làm ăn đâu có bao giờ lo chết
đói”.
Cũng
đúng, từ ngày qua đây học tập, tôi mới thấm thía, thật ra cuộc sống trên đất Mỹ
không hề sung sướng, dễ dàng như tôi lầm tưởng. Chi phí sinh hoạt tại thành phố
này vô cùng đắt đỏ vì tiền thuế không những cao mà còn chẳng chừa một ai, thôi
thì đủ thứ thuế. Tại Cali, chưa kể thuế thu nhập cá nhân, mức thuế tiêu dùng là
8,25%, cao thứ 3 trên đất Mỹ. Một que tăm bạn mua cũng đóng thuế, một đôi vớ
cùi bắp tôi đang xài có giá $2,99 cũng phải cộng thêm thuế, vị chi trên hóa đơn
tôi phải trả là $3,24. Nếu bạn là người giàu có, thì Mỹ quả là thiên đường
(nhưng số này rất ít). Hoặc nếu bạn là homeless, thì chi tiêu cũng sẽ dễ chịu
hơn rất nhiều (nhưng bạn sẽ phải ăn ngủ ngoài đường và lôi thôi lếch thếch, bẩn
thỉu vô cùng).
Còn
nếu bạn là một người nghèo (mà đa phần nước Mỹ là người nghèo) thì áp lực về
thuế rất lớn, cộng thêm tiền thuê nhà cũng vô cùng mắc, tiền học phí cũng cao vổng
cần câu, tiền ăn tốn kém, tiền điện thoại bèo ra cũng $25/tháng, gọi và nghe đều
phải tính cươc, tiền đi bart $76 cũng chỉ lờn vờn trong thành phố bé tí teo, chưa
tính đến những lúc ốm đau, thì bảo hiểm y tế đóng mỗi tuần cũng vô cùng nhiều. Quá
trời các khoản chi phí đó đội lên một số tiền khổng lồ sẽ là một nỗi niềm trăn
trở cho việc đảm bảo duy trì ổn định cuộc sống hàng ngày của bạn.
Hồi
mới sang, tôi cứ nhìn những người vô gia cư đi xiêu vẹo trên đường, chốc chốc lại
hét lên những tiếng vô nghĩa hay ngang nhiên xài Marijuana trên phố là tôi sợ đến
thất thần. Tối đến, 21h là không dám bước chân ra khỏi ký túc xá vì đường phố vắng
ngắt, cướp giật nhiều hơn. Mỗi lần đặt chân đến Oakland mua sắm hàng hóa giá rẻ
là lại nơm nớp lo bị tay súng nào bỗng dưng bắn chết (vì cứ trung bình 3 ngày lại
có vụ tử vong do súng mà không phải là tự sát tại Oakland). Một phần do tôi sợ
chết, và phần khác là do khác biệt về văn hóa khiến tôi thấy không quen. Nhiều
khi nhớ nhà đến trào nước mắt.
Bởi
vậy mới nói, cuộc sống của nước Mỹ không dễ dàng.Hơn nữa, đó cũng chỉ là nơi đất
khách, là chốn tạm bợ, khác biệt về văn hóa, phong tục, lễ nghi, khác nhau về
cách nghĩ và ngôn ngữ. Tất cả là những rào cản khiến cho những Việt kiều xa quê
luôn đau đáu một nỗi lòng trở về định cư ở quê hương thực sự của mình. Mặc dù ở
Việt Nam cuộc sống còn khó khăn, vất vả, nhưng có gia đình, có anh em họ hàng,
có bà con cô bác sớm chiều giúp đỡ, động viên. Càng trưởng thành con người ta
càng thấm thía, càng khát khao có được một cuộc sống bình yên, giản dị và quan
tâm chăm sóc lẫn nhau - thứ mà nơi xứ người, muôn vạn đời sau họ cũng chẳng thể
nào tìm thấy. Dù đi đâu chăng nữa, dù xa Việt Nam 1 tuần, 1 tháng, 1 năm, 10
năm hay lâu hơn nữa, thì mỗi người Việt Nam xa xứ cũng hiểu rằng “sểnh nhà ra
thân thất nghiệp”, chẳng nơi đâu tốt bằng quê hương, đất nước mình.
Quê hương là chùm khế ngọt. Quá nửa đời phiêu dạt con lại về úp mặt vào sông quê ơi con sông dạt dào như lòng mẹ chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn. Thật vậy quê hương đất mẹ là nơi bình yên và đẹp nhất. Đất nước ta ngày càng phát triển, đặc biệt là đất nước có hòa bình thực sự, không có chiến tranh, xung đột, dịch bệnh, mọi người yêu thương nhau. Cảm thấy tự hào về văn hóa, truyền thống văn hiến, phong cảnh của đất nước hình chữ S. I LOVE VIỆT NAM
Trả lờiXóaQuê hương là nơi chôn nhau cắt rốn. Con người Việt Nam dù ở bất cứ đâu cũng luôn hướng về quê hương với tình cảm chân thành nhất. Mặc dù kinh tế Việt Nam mới chỉ đang phát triển nhưng văn hóa, tình người thì không ở đâu sánh được. Chính con người Việt Nam đã xây dựng nên đất nước hình chữ S đáng tự hào như vậy.
Trả lờiXóaDân tộc Việt Nam ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Từ khi sinh ra, nghe tiếng ru à ời của mẹ, dòng sữa mẹ ấm áp, tiếng quê hương dịu dàng... tất cả đã bồi đắp lên mỗi tâm hồn người con đất Việt những tình cảm gắn bó mà không gì có thể sánh nổi. Khi Tổ quốc bị xâm lăng, lòng yêu quê hương đất nước lại trỗi dậy và trở thành sức mạnh vô cùng to lớn không gì có thể sánh được. Trong hòa bình, lòng yêu nước có phần kín đáo hơn nhưng lúc nào cũng thường trực và sẵn sàng bùng cháy, mỗi cá nhân đều ý thức phấn đấu học tập rèn luyện như một sự đóng góp cho quê hương đất nước. Dù đi đâu thì dòng máu chảy trong mình vẫn là dòng máu dân tộc Việt Nam. Chúng ta có quyền tự hào về một đất nước Việt Nam với lịch sử hào hùng và những người con đất Việt giàu tình cảm.
Trả lờiXóaCó một câu chuyện về đất Mỹ. Đó là khi bạn sống trên đất Mỹ nếu bạn không sở hữu một công việc có thu nhập tốt mà chỉ nếu ở mức trung bình thì chưa nói đến việc thu nhập không ổn định thì bạn sẽ chẳng thể có một cuộc sống tươm tất được. Mỹ không phải mà một thiên đường như các bạn đã nghĩ. Rời xa quê hương, rời xa đất nước ta như bơ vơ giữa dòng đời và sẽ chẳng còn đùm bọc, giúp đỡ nhau lúc hoạn nạn, khó khăn. Mỹ cũng chỉ là một đất nước mà thôi.
Trả lờiXóaKhi xa quê hương, xa đất nước thì việc bạn cảm thấy cô đơn lạc lõng là điều đương nhiên. Nhưng với bản thân tôi đất Mỹ hay bất cứ đất nước nào khác đều không phải là thiên đường. Với tôi thiên đường là phục vụ chính quê hương, đất nước Việt Nam.
Trả lờiXóaĐi khắp thiên hạ, khó khăn muôn phần như chỉ cần về tới quê hương là chẳng lo đói, lo rách nữa rồi. Đúng là chỉ có quê hương mới có được những điều quý giá như vậy. Với những ai đi xa sẽ hiểu được điều này
Trả lờiXóaHỡi những người trẻ của đất nước, đất Mỹ không phải là một thiên đường như các bạn nghĩ đâu. Một đất nước mặt dù có điều kiện phát triển về kinh tế nhưng có lễ phần bất ổn về tình hình an ninh, trật tự thì không có nơi nào bằng. Dù chưa đặt chân đến đất Mỹ nhưng với những thông tin, tình hình về an ninh trật tự được đưa tin trên toàn cầu thì tôi có thể cảm nhận ngay được điều đó. Nào là việc một phóng viên truyền hình bị bắn chết ngay trên sóng truyền hình trực tiếp, nào là một siêu thị bị tấn công. Chúng ta đừng quá ảo tưởng về đất Mỹ. Tôi không phủ nhận những thành tựu về kinh tế, khoa học, giáo dục mà nước Mỹ có nhưng tôi cũng nhận thấy rõ những bất ổn mà có lẽ chúng ta không thể tìm được trên mảnh đất Việt Nam. Một nơi yên bình, ổn định để bạn tha hồ phát triển tài năng, trí tuệ.
Trả lờiXóaMặc dù ở Việt Nam cuộc sống còn khó khăn, vất vả, nhưng có gia đình, có anh em họ hàng, có bà con cô bác sớm chiều giúp đỡ, động viên. Càng trưởng thành con người ta càng thấm thía, càng khát khao có được một cuộc sống bình yên, giản dị và quan tâm chăm sóc lẫn nhau - thứ mà nơi xứ người, muôn vạn đời sau họ cũng chẳng thể nào tìm thấy.
Trả lờiXóa"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Đi xa mới hiểu lòng người xa xứ, dẫu chỉ là một hàng cây, một quán nhỏ bên đường, một thức quà ăn vặt cũng có thể làm động lòng người xa quê.
Trả lờiXóa