Trung
Quốc đang trong kế hoạch muốn thôn tính nền kinh tế tại châu Á bằng các con bài
chiến lược của mình. Chúng được hình thành từ từ tại những thời điểm khác nhau
và được ngụy tranh bằng những khẩu hiệu khác nhau. Chi phối kinh tế sẽ tác động
đến chính trị, và với một liên minh có sẵn, Trung Quốc cũng sẽ tác động đến các
quyết định quan trọng tại một số quốc gia mà Trung Quốc nhắm tới. Các quân bài
lớn mà Trung Quốc đang dần mở ra trên ván bài của mình có thể điểm qua:
Đội quân không tiếng súng đang hoạt động tại Việt Nam
Asian với vai trò giải quyết tranh chấp trên biển Đông
Vùng nhận dạng phòng không - đường lưỡi bò trên không
Đội quân không tiếng súng đang hoạt động tại Việt Nam
Asian với vai trò giải quyết tranh chấp trên biển Đông
Vùng nhận dạng phòng không - đường lưỡi bò trên không
1. Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng Châu
Á (AIIB)
Ngày
29/6/2015, tại Bắc Kinh cùng với đại diện hơn 50 Quốc gia khác như Pháp, Đức,
Anh đã ký hiệp định chính thức thành lập Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á
(AIIB) theo sáng kiến của Trung Quốc ( Trung Quốc chiếm 30% vốn và có phiếu phủ
quyết trong AIIB). Mỹ lo ngại sự thiếu minh bạch bởi nhìn thấy đây sẽ là tổ chức
đe dọa đến các chế định tài chính khác như Ngân hàng Thế giới (nơi mà Mỹ có quyền
chi phối), và Ngân hàng phát triển Châu Á (Mỹ và Nhật Bản đóng góp nhiều nhất).
Chính quyền ông Obama đã vận động mạnh mẽ để chống lại AIIB, nhưng bị các đồng
minh của mình cô lập, bởi những lợi ích mà các quốc gia này đạt được khi tham
gia AIIB. Mỹ đang kéo lại sức ảnh hưởng của mình trong chính sách xoay trục sang
Châu Á bằng một thỏa thuận thương mại mang tên Hiệp định thương mại xuyên Thái
Bình Dương (TPP), và chịu áp lực về chính trị ngay tại Mỹ để TPP được thông qua
– một hiệp định mà Trung Quốc không tham dự.
Các
quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Việt Nam đều
không vội vã gia nhập AIIB, nhưng đây lại là khu vực thiếu nguồn vốn cho đầu tư
cơ sở hạ tầng. Nên việc gia nhập AIIB của các quốc gia trong khu vực ASEAN chỉ
là vấn đề thời gian.
Những
bước đi có tầm nhìn của Trung Quốc trong lĩnh vực tiền tệ và thương mại đang dần
gạt đi ảnh hưởng của Mỹ và làm cho chính sách xoay trục của Mỹ gặp phải những
khó khăn từ cả những chính đồng minh của mình. Đây sẽ là những biện pháp kiểm
soát tinh vi đối với các nên kinh tế ngày càng trở nên phụ thuộc vào Trung Quốc.
2.
Con
đường tơ lụa trên biển (MSR)
Tháng
10/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã công bố ý tưởng của mình về Con đường
tơ lụa trên biển thế kỷ 21 (MSR) trong diễn văn đọc trước Quốc hội Indonesia
nhân chuyến thăm chính thức nước này. Nhưng vì tính chưa rõ ràng nên MSR mới chỉ
là đanh trong quá trình hình thành chứ chưa phải là triển khai một kế hoạch.
Với
việc kiểm soát đường biển và lối thoát chiến lược này khi MSR hình thành sẽ
liên quan đến 37 quốc gia từ Trung Quốc đến châu Phi và Trung Đông. Cùng với
người anh em sinh đôi “Con đường tơ lụa” trên bộ trải dài từ Trung Quốc xuyên
qua Trung Á để tới châu Ấu. Hợp nhất lại một chiến lược “ một vành đai, một con
đường” với số vốn hơn 140 tỷ USD sẽ là công cụ để Trung Quốc bành trước ảnh hưởng
ra khắp thế giới, làm mờ nhạt đi sức ảnh hưởng của ASEAN khi các quốc gia khu vực
này đồng ý gia nhập, nó mâu thuẫn với sáng kiến Á – Âu của Moskva, khi tranh
giành sự ảnh hưởng của Nga tại Trung Á.
Hai
câu hỏi lớn đặt ra đối với MSR: đâu là động cơ sâu xa của Trung Quốc sau sáng
kiến này?; Hải quân và cơ quan thực thi luật pháp trên biển của Trung Quốc sẽ
đóng vai trò gì trong MSR? Thì lại là vấn đề nhạt nhòa khi được hỏi đến.
Nhưng
để đạt được sự thuận lợi ở các quốc gia, nơi mà hai con đường đi qua sẽ rất khó
khăn, và ông Tập Cận Bình sẽ có tác động như thế nào khi chỉ có 8 năm nữa trong
nhiệm kỳ?. Một kế hoạch dài hạn sẽ kéo dài trong hơn thập kỷ, trước mắt để đạt
được sự hấp dẫn của chương trình “Một vành đai, một con đường”, Trung Quốc đang
tìm kiếm mọi cách khác nhau để tài trợ cho những dự án tại các nước, AIIB sẽ là
công cụ để thực hiện, bởi ở Trung Á và Đông Nam Á, hầu hết các nước đều cần cải
thiện cơ sở hạ tầng.
3.
Vùng
nhận dạng phòng không (ADIZ)
Tháng
11/2013, khi Trung Quốc tuyên bố - mà không có lời cảnh báo chính thức nào về một
Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), ở biển Hoa Đông. Hành động đơn phương này đã
châm ngòi cho những cuộc tranh cãi về tình logic của động thái này từ Trung Quốc.
Rằng trong tương lai liệu Trung Quốc có đưa ra một tuyên bố như vậy trong khu vực
Biển Đông (biển Nam Trung Hoa) – nơi mà mỗi năm có hơn 5.300 tỷ USD thương mại
bằng đường biển đi qua hay không? Nhưng nếu như các dự án xây dựng đảo nhân tạo
ngày càng nhiều, các tàu bờ biển, tàu chiến, trạm rađa và các phương tiện khác
tập trung tại các đảo nhân tạo này (tuy bé nhưng lại có vị trí chiến lược tại
biển Đông) sẽ là huyết mạch tạo cơ sở cho Bắc Kinh có công cụ cần thiết để
tuyên bố và áp đặt một vùng ADIZ mới
4.
Tổ
chức hợp tác Thượng Hải (SCO)
Là
một tổ chức an ninh liên chính phủ được thành lập vào năm 2001, với mục đích
ban đầu là giải quyết các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các quốc gia
láng giềng, sau đó nâng lên thành hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên vào
năm 2003. Với các thành viên Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Uzbekistan, Ấn Độ, Pakistan cùng các quan sát viên là Iran và Mông Cổ. Đây là một tổ chức có ảnh
hưởng đến 25% dân số thế giới, có ảnh hưởng lớn không chỉ ở Trung Á mà mở rộng
ra Nam Á, được coi là đối trọng với NATO. Đây sẽ là tổ chức được Trung Quốc và
Nga xây dựng tạo nên một thế giới đa cực. Với tham vọng mở rộng thêm thành
viên, đặc biệt là khi Iran tỏ ra quan tâm về SCO. Nếu Iran gia nhâp thì SCO sẽ
kiểm soát 1/5 lượng dầu mỏ thế giới và chiếm gần 50% số dân toàn cầu.
Sức ảnh hưởng của SCO sẽ thực sự là mối đe dọa khi Nga –
Trung đạt được những thỏa thuận.
Khi những quân bài này được đồng thời lật lên hoặc theo thứ tự
để trở thành “người thắng cuộc” thì Trung Quốc sẽ phải đánh lạc hướng đối
phương bằng các “chiêu bài” của mình. Thủ thuật đánh cờ thì có lẽ người Trung
Quốc là am hiểu nhất, nhưng luôn có yếu tố bất ngờ để “ván bài lật ngược”.
*Cua Đồng*
Một người có tài mà không có tâm thì sẽ không tồn tại được lâu bền. Một quốc gia cũng thế. Không phủ nhận rằng Trung Quốc là quốc gia có khả năng phát triển kinh tế một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đây lại là một quốc gia rất nham hiểm, sau mỗi hành động của chúng thì luôn có những mưu mô mục đích nhất định. Các nước chơi với Trung Quốc luôn phải cẩn thận, đề phòng,.
Trả lờiXóachơi với quốc gia lúc nào cũng tranh thủ mọi cơ hội để có thể thực hiện cho được tham vọng của mình thì khó mà hòa đồng được. cái mà chúng hướng là lợi ích cho riêng họ thì làm sao có thê dễ hòa đồng cho được đâu chứ cho nên đừng có cố thực hiện thêm bất cứ cái gì nhé.
XóaVới những âm mưu, chiến lược đã được tính toán từ lâu và hết sức kỹ lưỡng, bài bản. Trung Quốc từ lâu đã được biết tới là một quốc gia "thâm hiểm" - đang thể hiện sự trỗi dậy của mình rất mạnh mẽ. Tham vọng của Trung Quốc là rất lớn, lấy lợi thế một quốc gia lớn, với nền kinh tế vững mạnh đang rất phát triển Trung Quốc đơn phương áp đặt lợi ích của mình lên các quốc gia nhỏ khác xung quanh.
Trả lờiXóacon đường của chúng đã được vạch sẵn rồi chỉ có điều cũng cần có thời gian chúng mới có thể tham vọng được nhiều. thời gian đó cũng là thời gian cho các quốc gia có liên quan có thể ngăn chặn việc làm của họ được cho nên cần tranh thủ không thể để cho họ làm được gì hơn được.
XóaVới âm mưu thao túng châu Á, có thể thấy Trung Quốc đã lên kế hoạch rất kĩ càng. Để hoàn thành tham vọng đó Trung Quốc có thể không từ bất cứ thủ đoạn nào. Các nước ở châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN cần phải đề phòng Trung Quốc.
Trả lờiXóavới hành động của quốc gia này thì làm sao chấp nhận cho được, cái gì cũng có cái giới hạn của nó chứ không thể thích làm cái gì cũng được đâu. Mục đích bá chủ Biển Đông thì sao có quốc gia nào chấp nhận vì ở đây cần có sự chung tay chung sống và hưởng lợi chứ không thể riêng bất cứ người nào được.
Trả lờiXóaNền chính trị thế giới như một trò chơi trên ván cờ mà ở đó mỗi nước đều phải có một bước đi hợp lý cho mình. Hôm nay anh có thể là người có lợi thế, nhưng hôm sau anh dễ dàng trở thành kẻ thất thế nếu đi sai một nước cờ. Việt Nam chúng ta cần phải thận trọng trong từng nước bước. Không thể vì hôm nay Trung quốc tranh chấp với chúng ta trên biển đảo mà từ mặt anh bạn láng giềng to xác này. CŨng không thể vì hôm nay Mỹ giúp đỡ ta kiềm tỏa Trung Quốc mà ta hoàn toàn coi Mỹ là ban, là đối tác tin cậy. Không ai là bạn, và cũng không ai là kẻ thù vĩnh viễn. Chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn mà thôi!
Trả lờiXóaKhông thể phủ nhận anh bạn Trung quốc có nhiều ngón nghề lợi hại trên bàn cờ chính trị quốc tế. Nhưng nhiều ngón nghề không phải luôn là người chiến thắng. Việt Nam chúng ta phải luôn tỉnh táo nhận ra từng ngón nghề đó để tìm cách đối phó. Điều quan trọng là không làm mất lợi ích quốc gia mình, nhưng cũng không làm anh bạn láng giêng to xác có cớ mà nổi giân với ta được! hãy tìm cách dung hòa tất cả các mối quan hệ. Miễm sao không mất lợi ích của ta là được!
Trả lờiXóa