Hoa
Xuân@
Lang thang
trên các trang mạng Xuân tôi thấy dư luận đang xôn xao bàn tán xung quanh việc đề
nghị thu phí tác quyền bài hát “Tiến quân
ca” của Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) – bài hát
đã trở thành Quốc ca của Việt Nam từ năm 1946 đến nay. Hoa Xuân tôi nghĩ rằng
không nên thu phí bài hát này vì nó làm mất đi tính thiêng liêng của bài hát và
một số lý do sau đây:
![]() |
Thư ngỏ hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca của
bà Nghiêm Thúy Băng -
vợ nhạc sĩ Văn Cao
|
Thứ nhất, việc thu phí bài “Tiến quân
ca” là trái với tâm tư và nguyện vọng của nhạc sỹ Văn Cao và vợ của ông là bà
Nghiêm Thúy Băng. Ngày 21.6.2010, bà Nghiêm Thúy Băng đã gửi thư ngỏ lời được
hiến tặng tác phẩm Tiến quân ca tới Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL. Bà Băng chia sẻ: “Đúng tâm nguyện của ông nhà tôi là Quốc ca không của riêng ông nên tôi
xin hiến tặng Nhà nước, Quốc hội. Đây không đơn thuần là một ca khúc âm nhạc
nên gia đình chúng tôi không thể trao tặng Bộ VH-TT-DL mà chúng tôi muốn trao tặng
cho Quốc hội. Vì Quốc hội đã là cơ quan chính thức chọn Tiến quân ca thành Quốc ca VN
năm 1946”.
Thứ hai, nhạc sỹ Văn Cao đã viết: “Tháng 11.1944, tôi tự viết bài Tiến quân ca lên đá in trang văn
nghệ đầu tiên mà tờ báo Độc Lập còn giữ lại nét chữ viết của một anh thợ mới
vào nghề. Một tháng sau, khi báo phát hành, tôi từ cơ quan ấn soát trở về. Qua
một đường phố nhỏ (bây giờ là đường Mai Hắc Đế), tôi chợt nghe thấy tiếng đàn
măng đô lin từ một căn gác vọng xuống. Có người đang tập hát Tiến quân ca. Tôi
dừng lại và tự nhiên thấy xúc động. Một xúc động đến với tôi hơn tất cả những
tác phẩm của tôi đã được trình diễn ở các rạp hát trước đây. Tôi nhận ra được
vài chỗ nhịp điệu còn chưa được hoàn chỉnh. Nhưng bài hát đã in ra rồi. Bài hát
đã được phổ biến và không còn là của riêng tôi”. Đảng và Nhà nước lâm thời
Việt Nam khi mới thành lập đã giao nhiệm vụ cho nhạc sỹ Văn Cao viết bài hát
này, nó là nhiệm vụ phải thực hiện và nó được ta đời vào thời kỳ bao cấp – đây
là thời kỳ sở hữu chung và Nhà nước Việt Nam lâm thời khi đó là chủ sở hữu. Vì
vậy đã là tài sản của nhà nước, nhân dân cớ sao lại đòi tiền khi nhân dân cất
tiếng hát.
Thứ ba, tôi nghĩ rằng Quốc ca tác phẩm đặc
biệt, nó đại diện cho một đất nước, dân tộc và qua đó có thể thấy được lịch sử
hào hùng của đất nước. Khi cất lên những lời trong bài hát, mọi người cảm nhân
được tình yêu đối với quê hương đất nước, tự nhìn thấy trách nhiệm của mình với
Tổ quốc, đất nước. Mà tình yêu nước làm sao mà có thể đo đếm bằng tiền bạc được.
Thứ tư, mọi người khi đặt tay lên ngực
và cất những giọng hát của bài “Tiến quân
ca” là một cách thể hiện lòng yêu nước, thể hiện lòng tự hào dân tộc. Liệu
có mấy người sẽ hát bài hát thiêng liêng này khi cuộc sống họ vẫn còn đang khó
khăn và sự thiêng liêng sẽ còn nữa hay không?
Tóm lại, tôi
nghĩ rằng không nên lấy tiền tác quyền đối với tác phẩm được chọn làm Quốc ca. Hãy
đừng để mất tính thiêng liêng của bài hát và đồng thời hãy để tác phẩm này trường
tồn mãi trong lòng nhân dân./.
Tôi cũng đồng tình với ý kiến của tác giả bài viết này.
Trả lờiXóaTiến quân ca thực sự là lời của non sông, đất nước, lời của những người đã ngã xuống cho Tổ quốc và cũng là lời của những thế hệ ngày nay thể hiện lòng yêu đất nước và trách nhiệm của mình với quê hương đất nước. Thực sự như lời cố nhạc sĩ Văn Cao nói "Quốc ca không của riêng ông nên tôi xin hiến tặng Nhà nước, Quốc hội".
Đến giờ quyền tác giả không còn gì là quan trọng nữa và sự thiêng liêng của ca khúc mới là điều chúng ta luôn lưu giữ. Tác giả sáng tác bài hát cũng chẳng vì cái hi vọng quyền này đâu
Trả lờiXóaMỗi lần cất lên bài quốc ca tôi lại thấy tự hào lắm, lúc đó sao khung cảnh thiêng liêng và trang trọng thế. nên tôi chẳng nghĩ là sẽ phải bỏ tiền để mau bản quyền được hát ca khúc đó đâu
Trả lờiXóaNếu nhạc sĩ Văn Cao còn sống thì chắc chắn ông sẽ không bao giờ đồng ý cái ý tưởng thu phí bản quyền bài hát Tiến Quân Ca đâu. Là một nhạc sĩ cống hiến hết mình cho đất nước, luôn muốn được phục vụ cho tổ quốc thân yêu thì không có lý gì ông không hiến tặng bài hát này cả.
Trả lờiXóaGiờ đây người vợ của ông cũng đồng ý hiến tặng bài hát rồi. Người dân cũng sẽ không đồng tình việc thu phí bản quyền đâu. Vậy thì lý do gì để chúng ta thực hiện lấy bản quyền bài hát nữa chứ.
Trả lờiXóaHoàn toàn đồng ý với ý kiến của tác giả. Quá nhiều lý do được đưa ra để có thể ủng hộ điều đó. Có nhiều thứ quá thiêng liêng, quá vĩnh cửu mà chúng ta không nên sử dụng việc thu phí để có thể làm mất đi tính thiêng liêng đó.
Trả lờiXóaMỗi lần nghe bài hát này là tôi lại cảm thấy vô cùng tự hào về đất nước dân tộc. Chính vì vậy là một thanh niên trong thời kì đổi mới tôi càng phải cố gắng hơn trong việc học tập và rèn luyện sao cho xứng đáng với thế hệ thanh niên Hồ chí minh, đem sức mình góp phần xây dựng đất nước mình càng ngày càng giàu đẹp như lòng Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn.
Trả lờiXóaTiến quân ca là một bài hát do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944 và được sử dụng làm quốc ca của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam kể từ năm 1976. Trước đó, Tiến quân ca là quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1945 đến năm 1976."Tiến quân ca" Đó là tác phẩm vô giá. Tại sao có thể đặt vấn đề tiền bạc lên tác quyền bài hát, nó sẽ làm mất đi giá trị thiêng liêng của bài Quốc ca. Có nhiều thứ không thể đo đạc bằng vật chất, nếu xen vào đó sự tính toán vật chất sẽ làm giảm đi giá trị đặc biệt của nó. Hãy để mỗi người dân Việt Nam hát vang bài Quốc ca trong niềm tự hào về một dân tộc Việt Nam anh hùng. Cần thiết phải dừng, cấm thu phí tác quyền bài hát này.
Trả lờiXóaHãy tôn trọng tâm tư nguyện vọng, ý đồ của tác giả, việc thu phí tác quyền sẽ làm mất đi giá trị thiêng liêng của tác phẩm bất hủ này. Có nhiều những thứ ta không thể cân đo đong đếm giá trị bằng tiền bạc. Bài hát "Tiến quân ca" của Nhạc sỹ Văn Cao đã gắn chặt với từng hơi thở của người dân Việt Nam. Mỗi người dân Việt sinh ra và lớn lên đều thuộc ca khúc này. Nó được cất lên trong niềm kiêu hãnh, khí thế hào hùng của dân tộc. Một bài Quốc ca như vậy, nếu đem ra để "mua bán", thì thật sự đáng buồn
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của tác giả. Có quá nhiều lý do để chúng ta không nên thu phí bản quyền tác giả Tiến quân ca. Đã là Quốc ca thì mang tính thiêng liêng, trọng đại sao có thể thu phí được. Hơn nữa, nguyện vọng của gia đình nhạc sỹ Văn Cao đã như vậy rồi sao thì chúng ta nên tôn trọng nguyện vọng của gia đình cũng chính là nguyện vọng của cố nhạc sỹ.
Trả lờiXóaKhông ai có thể đo đếm được tiền bạc về Tiến Quân ca. Tôi tự hào khi đặt tay lên ngực và hát vang tiếng hát hào hùng, vang dội. Đúng như lời nói của nhạc sỹ Văn Cao đó là bài hát không phải của riêng tôi mà là bài hát của dân tộc, nước non. Nguyện vọng của vợ cố nhạc sỹ là muốn tặng bài hát cho Quốc hội. Rõ ràng quản lý một bài hát không phải chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội nhưng trong trường hợp đặt biệt như thế này thì Quốc hội cũng có thể có những hoạt động khác ngoài hoạt động lập pháp. Cuối cùng tôi kết luận là không nên thu phí tác quyền bài hát Tiến quân ca. Hãy để Tiến quân ca vang mãi trong hồn nước non, dân tộc. Xin đừng làm mất tình thiêng liêng của Tiến quân ca.
Trả lờiXóa