Năm 1944, với tầm nhìn chiến lược về
tranh thủ ủng hộ trong cuộc kháng chiến chống Nhật và giải phóng dân tộc, lúc
này Nga đang là mặt trận ác liệt chống phát xít, Trung Quốc đang bận chống Nhật
và giải quyết vấn đề nội bộ. Việc tìm đồng minh cho Việt Nam trong thời gian
này thì Mỹ là lựa chọn hợp lý. Món quà “từ trên trời” đã đưa cho Bác Hồ và Việt
Minh lúc đó được Người tận dụng trở thành bài học về ngoại giao trong lịch sử.
![]() |
Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp và những lãnh đạo
đội biệt kích Con Nai, năm 1945. Ảnh: Nguyentandung.org
|
Sự
kiện ngày 2/11/1944, trên cánh đồng Bản Ngần thuộc thị xã Cao Bằng có một chiếc
máy bay (B-52) bị Nhật bắn rơi và viên phi công người Mỹ - William Shaw đã nhảy dù thoát nạn.
Biết được tin này, với tầm nhìn chiến lược về ngoại giao Bác đã chỉ đạo giải cứu
và đưa William Shaw
lên
Pác Pó gặp và đích thân hộ tống vị
Trung úy kia sang tận Côn Minh - tổng hành dinh của Tập đoàn không quân 14 của
Mỹ và cũng là nơi đóng quân của quân Đồng Minh tại khu vực. Bởi Bác muốn gặp tướng
hai sao - Claire Lee Chennault, người đại diện cao nhất của quân Đồng
Minh.
Cùng
với đó, trong thời gian ở Việt Nam William
Shaw nhận ra Việt Minh nhận được sự ủng
hộ của nhân dân và nhận thấy trong cuộc phát biểu khi vị Trung úy này hô “Việt
Minh!Việt Minh” thì toàn thể đám đông hô vang “ Hoa Kỳ!Roosevelt!Hoa Kỳ!Roosevelt”.
Cùng với lời nhắn gửi của cụ Hồ là “gửi lời chào tốt đẹp nhất tới quân đội và
nhân dân Mỹ”. Bác Hồ đã nắm vững tâm lý của Chính Phủ Mỹ thời gian này là Chính
phủ cách mạng nào mà cứu giúp lĩnh Mỹ khi gặp nạn thì sẽ được Chính Phủ Mỹ quan
tâm, ủng hộ và giúp đỡ.
Sau nhiều lần trao đổi qua điện đàm, tháng
3/1945, Bác Hồ đã sắp đặt cuộc gặp với Tướng
Chennautl để tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ từ người Mỹ. Vị tướng già này đã rất
ngạc nhiên trước sự am hiểu của cụ Hồ - “vị đại diện Việt Minh” về các vị chính khách Mỹ đặc biệt là Tổng thống
Abraham Lincon – người đã giải phóng Mỹ khỏi chế độ nô lệ và thống nhất hai miền
Nam – Bắc Mỹ. Kết thúc buổi gặp, tướng Chaunault đã tặng cụ Hồ bức ảnh chân
dung của mình với dòng chữ: Bạn chân thành của Ngài. Chenault. Người đã giữ lại
bức ảnh như là bằng chứng của việc thiết lập quan hệ ngoại giao với người bạn lớn
– Hoa Kỳ với quan điểm thẳng thắn rằng lực lượng Việt Minh không làm thuê cho
Hoa Kỳ tại Đông Dương mà là “Chúng tôi là người
cách mạng. Chúng tôi đánh Nhật, Đồng minh cũng đánh Nhật. Chúng tôi giúp Đồng
minh thì Đồng minh phải giúp chúng tôi. Chúng ta bình đẳng với nhau…”.
Từ cuộc gặp gỡ này, ngày 16/7/1945, đội biệt kích Con Nai đã nhảy dù xuống làm
Kim Lung, bắt đầu huấn luyện kỹ thuật và sử dụng vũ khí cho Việt Minh.
Nhưng do nhiều lý do khác nhau mà Mỹ thời gian này không có
văn bản chính thức nào công nhận quan hệ ngoại giao giữa Việt Minh với Mỹ. Nhưng những việc làm trên của Bác đã bước đầu thiết lập
và đánh giá tầm quan trọng của Mỹ trong chiến lược ngoại giao của Việt Nam
trong tương lai.
Và qua đó Bác đề cao vai trò của Việt Minh đối với người Mỹ và làm cho Mỹ công
nhận phong trào cách mạng do Việt Minh lãnh đạo.
*Cua Đồng*
Việt nam trong những giai đoạn 1945 nước ta đang ặp rất nhiều khó khăn trên nhiều lĩnh vực, phong trào cách mạng của chúng ta vẫn đang cần một nước đồng minh giúp đỡ, nếu lúc đó chúng ta thiết lập quan hệ đồng mình với nước mỹ có thể nó sẽ giúp cho đồng bào, nhân dân Việt Nam tránh được cuộc chiến tranh sau này
Trả lờiXóaBác Hồ luôn có những tầm nhìn mang tính chiến lược, nhân dân Việt Nam có được Bác Hồ vĩ đại đó là một sự may mắn và đáng quý hơn bao giờ hết, nếu thời đó quan hệ Việt Nam và Mỹ được thiết lập thì 2 nước đã có những bước phát triển nhất định và tránh được những sự mất mát đau thương trong 2 cuộc chiến tranh rồi.
Trả lờiXóaNgười luôn có những tầm nhìn chiến lược để tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác của các nước. Một tầm ngoại gia tuyệt vời và trong tình hình mới này các nhà lãnh đạo của Đảng ta đang tiếp thu đường lối đó của người để hợp tác, giao lưu với các nước. Ngay trong tình thế rất khó khăn để tìm nước giúp đỡ Bác đã không ngần ngại lựa chọn một nước lớn như Mỹ nhưng vẫn có sự cẩn trọng nhất định.
Trả lờiXóabài học về Biển Đông cũng cần phải có món quà do thiên thời tạo ra. Và rằng sự kiện Philippin kiện Trung Quốc cũng sẽ tạo ra dư luận trong ngoại giao. NGoại giao luôn là giải phapsuwu tiên của các quốc gia khi giải quyết tranh chấp. Biển Đông cũng thế
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaTrong đối tượng cũng có mặt cần hợp tác. Bác Hồ là nhà ngoại giao thiên tài. Trong bác là sự kết hợp kinh nghiệm của người xưa để lại với tình hình thực tiễn đặt ra. Không có ai là kẻ thù mãi mãi, và cũng không có ai là bạn bè toàn vẹn cả.
Trả lờiXóa