Các hoạt động cải tạo các bãi đá mà Trung Quốc
đang tiến hành không phải là một hiện tượng mới khi các nước láng giềng khác
cũng đã xây dựng các công trình kiến trúc khác tại đây. Tuy nhiên, Chúng ta cần
phải nhìn vào việc lấn biển xây đảo mà Trung Quốc đang tiến hành trên Biển Đông
từ một góc độ khác hơn so với cách tiếp cận thông thường vốn dĩ tập trung vào
các hệ quả về mặt quân sự và pháp lý của các hoạt động này. Trung Quốc đang
theo đuổi một chiến lược dựa trên những nguyên tắc rất khác biệt so với suy nghĩ
của nhiều nước xung quanh và khu vực. Triết lý cơ bản đằng sau chiến lược này
có thể được tìm thấy trong Binh pháp Tôn Tử . Đó là ý tưởng “không đánh mà
thắng”.
Vì
vậy, trong khi Trung Quốc rõ ràng là muốn giành chiến thắng trong cuộc chơi, họ
muốn đạt được mục tiêu của mình mà không hề phải dùng đến các hành động quân
sự. Các hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông, từ việc lấn biển xây đảo cho
đến việc sử dụng Quân Giải phóng Nhân dân cũng như các lực lượng phi quân sự và
chiến tranh pháp lý, là các yếu tố của chiến lược “không đánh mà thắng” này.
Chúng
ta sẽ lạc hướng nếu nhìn vào những gì Trung Quốc đang làm ở Biển Đông và tìm
xem chúng có ý nghĩa gì trong một cuộc chiến. Chúng ta sẽ lạc hướng nếu cứ chăm
chăm vào việc tìm hiểu ý nghĩa pháp lý của công việc này. Bởi vì những hòn đá
Trung Quốc đang xây dựng thực tế là đá chìm dưới nước và không phải là đảo nên
do đó không thể tạo ra một khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ).
Những
gì Trung Quốc đang làm hiện nay là thiết lập nhiều vị trí khác nhau trên Biển
Đông và xây dựng chúng thành những điểm kiểm soát vững chắc. Trung Quốc muốn
tạo ra một tình huống mà khi các quốc gia khác nhìn vào thiên hướng của nó, họ
sẽ phải nghĩ rằng Trung Quốc cuối cùng sẽ là kẻ chiến thắng. Từ đó, các
quốc gia xung quanh sẽ thấy tốt nhất là không nên khiêu khích Trung Quốc, nên
từ bỏ cuộc chơi để tránh đụng độ với kẻ cuối cùng sẽ chiến thắng. Đây chính là
triết lý cơ bản của Trung Quốc.
Trung
Quốc đang lấn biển tạo đảo và xây dựng các phương tiện lưỡng dụng, phục vụ cho
cả mục đích quân sự và dân sự. Bến cảng có thể được ngư dân sử dụng, nhưng cũng
có thể là phương tiện cho các lực lượng cảnh sát biển và quân sự. Trung Quốc
biện luận rằng các đường băng là cần thiết để hỗ trợ người dân trên đảo nhưng
với độ dài khoảng 3.000 m thì đường băng trên đá Chữ Thập đủ dài cho các máy
bay chiến đấu thế hệ thứ tư của họ sử dụng.
Nếu
Trung Quốc đặt các cơ sở quân sự trái phép trên những hòn đảo nhỏ này, chúng sẽ
trở nên dễ bị tổn hại nếu chiến tranh xảy ra. Nhưng Trung Quốc không chuẩn bị
cho chiến tranh. Họ đang chuẩn bị cho chiến thắng mà không cần chiến đấu. Không
ai muốn chiến tranh với Trung Quốc và Trung Quốc không chuẩn bị cho thời điểm
có chiến tranh thật sự trên biển giữa các hòn đảo này với đất liền của Việt
Nam, Philippines hay Malaysia.
Nhìn
từ chúng ta, hay các quốc gia khác như Malaysia hay Philippines, các căn cứ
quân sự và các trung tâm hậu cần đang được xây dựng trái phép của Trung Quốc ở
Biển Đông sẽ ở ngay trước mũi chúng ta và các nước trong khu vực, ngay phía bên
kia biển. Điều này làm tăng đáng kể khả năng Trung Quốc kiểm soát Biển Đông
ngay cả khi họ không đụng độ quân sự. Bởi vì chúng khiến thay đổi tính toán của
các bên yêu sách khác khi ưu thế của Trung Quốc ngày càng tăng.
![]() |
Ảnh minh họa |
Bằng
cách này, Trung Quốc đang thiết lập một đấu trường mà nó sẽ làm thay đổi từ
trong tâm lý các tính toán chiến lược của các quốc gia trong khu vực.
Một
khía cạnh khác là những hệ quả pháp lý của việc xây đảo. Rõ ràng, điều 121 của
Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển nói rằng một hòn đảo là một vùng đất tự
nhiên nổi trên mặt nước khi thủy triều lên vùng đát này vẫn ở trên mặt nước. Nếu quốc gia nào muốn có một vùng đặc
quyền kinh tế rộng 200 hải lý từ một thực thể địa lý trên biển, thực thể này
phải được phân loại là một hòn đảo. Hơn thế nữa hòn đảo này còn phải có khả
năng duy trì cuộc sống của con người ở đó và có đời sống kinh tế của riêng nó.
Bây
giờ, những gì Trung Quốc đang làm là biến những bãi đá, chủ yếu là chìm dưới
nước từ hàng thập kỷ trước, thành các hòn đảo hoặc những hòn đảo mà Trung
Quốc chiếm đóng phi pháp của quốc gia trong khu vực. Mặc dù một tòa án có thể
lập luận rằng những hòn đảo này không phải là đảo được hình thành tự nhiên bởi
trước đó chúng đã từng ngập trong nước, hoặc việc tranh chấp chủ quyền đang còn
nhiều việc khiếu kiện sẽ là một quá trình rất phức tạp và kéo dài. Trung Quốc
không chuẩn bị cho điều này, họ ngay từ đầu đã từ chối đi đến tòa án.
Thay
vào đó, Trung Quốc đang sáng tạo ra những thực tế mới để có thể yêu sách rằng
đây là những hòn đảo và tạo ra một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý.
Trước
đây đã từng có những vụ việc tương tự. Việc Nhật xây dựng ở
Okinotori-shima là tiền đề cho việc biến các đá này thành đảo và đưa ra
yêu sách vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý xung quanh các thực thể đó, mặc
dù Trung Quốc và Hàn Quốc chỉ nhìn nhận nó là đá.
Nếu
trong vài năm tới Trung Quốc sẽ đưa ra yêu sách các thực thể mà họ chiếm đóng trái
phép ở Hoàng Sa, Trường Sa là những hòn đảo và chúng có vùng đặc quyền kinh tế
rộng 200 hải lý. Điều này là không hợp pháp và các nước trong khu vực sẽ phản
đối yêu sách đó.
Điều
này cũng tương tự như với đường lưỡi bò. Đường lưỡi bò có lẽ là điều vô lý nhất
trong các vấn đề pháp lý quốc tế. Nhưng Trung Quốc nói rằng đường lưỡi bò này
tồn tại trên biển Đông, và họ thực thi nó.
Bộ
Ngoại giao Mỹ vừa công bố một nghiên cứu về đường lưỡi bò này. Một lý do mà họ
làm như vậy là nhằm phơi bày sự thiếu nhất quán trong yêu sách đường lưỡi bò
của Trung Quốc khi có nhiều phiên bản khác nhau của yêu sách này.
Việc các nước ASEAN đang chia rẽ sâu sắc trong vấn đề Biển Đông. Gần đây
Campuchia chấp nhận quan điểm của Trung Quốc trên Biển Đông rằng tranh chấp này
là một vấn đề song phương giữa các bên yêu sách, không liên quan đến ASEAN.
Các
nước thành viên như Campuchia, Lào và Brunei đang chịu ảnh hưởng ngày càng lớn
của Trung Quốc, thì ASEAN, vốn là một tổ chức hoạt động trên nguyên tắc đồng
thuận, không thể có bất kì tiến triển nào trong vấn đề này. Với ảnh hưởng ngày
càng tăng của Trung Quốc, vai trò của ASEAN về vấn đề Biển Đông sẽ ngày càng
suy giảm.
Việt Nam và các quốc
gia xung quanh, các nước trong khu vực đang phải đối mặt với những thách thức
của Trung Quốc ở Biển Đông không ngồi yên. Song song với chiến lược “lát cắt
xúc xích” của Trung Quốc ở Biển Đông, chúng ta cần thắt chặt quan hệ và xây
dựng liên minh giữa các quốc gia đang phải đối mặt với cùng một thách thức từ
Trung Quốc: Philippines ở bên trong khu vực Đông Nam Á và Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ ở
bên ngoài khu vực.
Điều này sẽ có một số
tác động. Bất kỳ thách thức pháp lý nào chống lại quan điểm của Trung Quốc ở
Biển Đông đều sẽ có tác động, mặc dù chúng ta không chắc chắn về mức độ và thời
gian của nó. Đây không chỉ là một cử chỉ tượng trưng vì nó sẽ ảnh hưởng đến
quan điểm của dòng chính trên thế giới.
Việc
thu hút dư luận thế giới, tức là các quan điểm chủ đạo của đa số mọi người trên
các phương tiện truyền thông quốc tế, là rất quan trọng. Nếu Trung Quốc phải
đối mặt với một quan điểm rất bất lợi, điều này sẽ đặt áp lực lên Trung Quốc
buộc họ phản ứng.
Ví
dụ như trong vụ kiện mà Philippines đã khởi xướng, tòa án sẽ quyết định về việc
có nên đưa ra bản án hay không. Mặc dù bản án mà tòa có thể đưa ra sẽ không
được Trung Quốc thi hành trong thực tế, nó vẫn sẽ tác động đến dư luận thế
giới.
Bất
cứ điều gì mà tòa án đưa ra sẽ được xem là sự thật hoặc ít nhất cũng được xem
là phán quyết có thẩm quyền nhất trong tranh chấp này. Nếu tòa án nói rằng
đường lưỡi bò là bất hợp pháp, Trung Quốc sẽ phải đối mặt với áp lực tăng cao
từ dư luận thế giới.
Vì
vậy, mặc dù Trung Quốc không chấp nhận phán quyết của tòa án và chỉ trích phiên
tòa này thì đối với phần còn lại của thế giới, Trung Quốc là phía làm sai. Điều
tương tự cũng sẽ diễn ra với bất kỳ hành động pháp lý nào mà V iệt Nam vàcác
quốc gia khác có thể tiến hành chống lại sự bành trướng Trung Quốc tại Biển
Đông.
Lê Minh
Họ đang dùng chính những hành động phi pháp của mình, dùng sức mạnh quân sự để răn đe người khác, buộc họ phải rút lui mà không cần phải dùng đến súng đạn. Quả thực đây là một trong những thủ đoạn rất sảo quyệt của TQ và cũng chỉ có TQ hoặc các nước lớn mới có thể làm được.
Trả lờiXóaTrung Quốc đang bất chấp tất cả: sự phản đối của các nước, luật pháp quốc tế và sự lên án của chính Việt Nam để tiến hành những hành động cải tạo phi pháp trên biển đông, mục đích cũng là để cả thế giới vào sự đã rồi, Trung Quốc muốn khi nhắc đến biển đông thế giới sẽ phải công nhận những bãi đá, những công trình của mình tạo dựng và xem đó là "đồ" của Trung Quốc, nhưng những hành động đó rôi sẽ thất bại thôi, Việt Nam sẽ chiến thắng trước kia cũng vậy và bây giờ cũng vậy mà thôi
Trả lờiXóaNhững hành động của Trung Quốc là không thể chấp nhận được và đang bị cả thế giới lên tiếng phản đối, tuy nhiên có lẽ ông Tập Cận Bình là người bị điếc nên chẳng nghe được người ta nói gì, một con người tham lam vô đối, muốn bá chủ bằng cách chà đạp lên nước nhỏ, sẽ có luật nhân quả hết mà thôi, rồi cuộc đời ông ta cũng sẽ phải trả giá
Trả lờiXóaViệc đưa giàn khoan 981 ra vùng biển của Việt Nam hay việc cải tạo bãi đá ngầm hiện nay của Trung Quốc cũng là nhằm mục đích đưa ra các yêu sách xung quanh những công trình đó, chẳng hạn như việc cấm tàu cá của Việt Nam. Nguy hiểm hơn khi Trung Quốc đã ngang nhiên thực hiện những hành động đó , coi thường luật pháp quốc tế, Việt Nam cần hết sức tỉnh táo trong việc đối phó với vấn đề này, đây là một viêc vô cùng khó khăn đòi hỏi sự khéo léo và lâu dài
Trả lờiXóaPhilipin cũng giống như Việt nam, đều phải chịu sự ngang ngược, bành trướng từ Trung Quốc, hy vọng trong vụ kiện Philipin khởi xướng sẽ tranh thủ được sự ủng hộ của truyền thông và nhân dân trên toàn thế giới, mặc dù khó có thể mong đợi Trung Quốc sẽ tuân thủ theo sự phán quyết của tòa án quốc tế nhưng sẽ là cái cớ để các nước nhỏ phản kháng lại những hành động ngang ngược của Trung Quốc
Trả lờiXóaĐể nói về chiến thuật này thì mình cũng chưa được rõ lắm . Nhưng để mà nói về cái bản chất lươn lẹo của trung quốc thì mình rất đồng tình . Bởi cái bọn này chỉ biết nghĩ lợi ích của chúng , bất chấp tât cả để đạt được mục đích . Bất chấp luật pháp quốc tế , sử dụng sức mạnh nước lớn để chèn ép , mà cụ thể ở đây chính là chèn ép Việt Nam .Thật sự quá sức khốn nạn mà.
Trả lờiXóaCác bãi đá ngầm Trung Quốc đang xây dựng cũng như các đảo mà Trung Quốc đã chiếm được rất có thể sẽ được sử dụng vào mục đích quân sự. Các khu vực này sẽ là căn cứ vững chắc cho chúng. Bởi thế nó là cực kì nguy hiểm đối với Việt Nam và khu vực.
Trả lờiXóaMột bài mà Trung Quốc đang tiến hành đúng như tác giả đã nói, không đánh mà thắng. Chiến thuật được sử dụng mang tính chất phi quân sự nhưng thực chất đều nhằm mục đích quân sự. Các chiến thuật này chắc chắn Trung Quốc sẽ sử dụng trong một thời gian dài nữa. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam mà cụ thể là cho các nhà lãnh đạo của nước ta là một trọng trách rất lớn. Việc tìm cơ sở pháp lý đối với các vùng đặc quyền của ta vẫn là một làm cần thiết để tác động đến các hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Trả lờiXóaMột bài mà Trung Quốc đang tiến hành đúng như tác giả đã nói, không đánh mà thắng. Chiến thuật được sử dụng mang tính chất phi quân sự nhưng thực chất đều nhằm mục đích quân sự. Các chiến thuật này chắc chắn Trung Quốc sẽ sử dụng trong một thời gian dài nữa. Vấn đề đặt ra cho Việt Nam mà cụ thể là cho các nhà lãnh đạo của nước ta là một trọng trách rất lớn. Việc tìm cơ sở pháp lý đối với các vùng đặc quyền của ta vẫn là một làm cần thiết để tác động đến các hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Trả lờiXóaNhững hành động ngang ngược của Trung Quốc trong thời gian gần đây như việc đưa giàn khoan 981 ra vùng biển của Việt Nam hay việc cải tạo bãi đá ngầm hiện nay của Trung Quốc là hoàn toàn không thể chấp nhận được, chúng quá ngang ngược chúng nghĩ mình là nước lớn nên thích làm gì cũng được sao, không đơn giản như vậy nhé
Trả lờiXóaTrung Quốc là quốc gia thông minh, phải khẳng định điều đó. Nhưng bên canh có anh Việt Nam còn khôn khéo hơn nhiều. Điều đó không có gì bàn cãi. Nên Trung Quốc có trăm mưu ngàn kế thì cũng chỉ vậy thôi
Trả lờiXóa