Hiện
nay, tâm điểm trên thế giới vẫn là Hy Lạp, nơi mà cuộc khủng hoảng nợ công đang
rơi vào thời kỳ trầm trọng nhất, vượt quá khả năng trả nợ của quốc gia này. Chính
phủ Hy Lạp vừa thông qua việc tổ chức trưng cầu dân ý để xem xét rời bỏ hay ở lại
cộng đồng chung Eurozone.
Hy
Lạp bắt đầu khủng hoảng nợ công từ năm 2010, đến nay Hy Lạp nợ các chủ nợ nước
ngoài khoảng 280 tỷ euro, bao gồm 242,8 tỷ euro từ các định chế tài chính như
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ủy ban châu Âu (EC) và Ngân hàng Trung ương châu Âu
(ECB). Khả năng vỡ nợ của Hy Lạp là rất cao khi chính phủ nước này đã thông báo
không có tiền để thanh toán lãi cho các chủ nợ.
![]() |
Quốc Hội Hy Lạp họp ở Athens. Ảnh: Dân Trí |
Hy
Lạp là một trong số 19 thành viên của cộng đồng các nước sử dụng đồng tiền Euro
làm đơn vị tiền tệ chính thức của mình. Tuy nhiên, Eurozone đã không thực sự
đưa ra giải pháp đúng đắn để cứu Hy Lạp. Để đạt được gói cứu trợ của Eurozone,
Hy Lạp phải thực hiện chính sách thắt lưng buộc bụng của IMF (cắt giảm lương
hưu, an sinh xã hội, đồng thời tăng thuế lên cao). Chính những chính sách này
đã đẩy Hy Lạp gần hơn đến bờ vực phá sản, khiến cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn
và không thể cứu vãn được.
Hôm
qua, Hy Lạp đã cho đóng của tất cả các ngân hàng của mình để tránh sự sụp đổ của
hệ thống ngân hàng, mỗi người dân cũng không được rút quá 60 Euro trong một
ngày. Tình trạng này sẽ được duy trì trong một tuần trước khi cuộc trưng cầu
dân ý sẽ diễn ra. Sức chịu đựng của người dân Hy Lạp đã hết và cuộc trưng cầu
dân ý sắp tới sẽ xóa tên Hy Lạp khỏi danh sách Eurozone. Người Hy Lạp đã làm nô
lệ cho Eurozone khá lâu và không ai muốn điều này xảy ra. Vậy chính Eurozone có
thực sự muốn điều này không?
Eurozone
vừa muốn Hy Lạp ở lại, vừa không muốn dễ dàng cung cấp gói cứu trợ mới, chỉ muốn
có lợi nhưng không muốn có hại. Nếu Hy Lạp ra khỏi Eurozone thì cộng đồng này sẽ
bị lung lay và rất dễ đổ vỡ. Ở Eurozone, cuộc khủng hoảng nợ ở các nước cũng diễn
ra khá trầm trọng, rất nhiều nước muốn rời bỏ để xây dựng lại hệ thống tiền tệ
của mình. Từ khi sáng lập đến nay, người hưởng lợi nhiều nhất từ Eurozone vẫn
là nước Đức (nước có quyền lực nhất trong Eurozone).
Nếu
Hy Lạp rời khỏi Eurozone sẽ gây ra cuộc biến động lớn về kinh tế và chính trị.
Hy Lạp phải đưa vào sử dụng đồng tiền truyền thống Drachma của mình với khả
năng mất giá trầm trọng. Việc rời khỏi châu Âu sẽ khiến Hy Lạp phải tìm kiếm đồng
minh mới xung quanh mình, và trong thời điểm hiện tại, Nga sẽ là nước dang tay
cứu giúp Hy Lạp đầu tiên. Đây mới là điều cả châu Âu và Mỹ lo sợ nhất.
Cuộc
trưng cầu dân ý ở Hy Lạp sẽ diễn ra vào ngày 5/7, kết quả của nó sẽ quyết định
vận mệnh khá lớn cho cả Hy Lạp và châu Âu. Hiện nay, châu Âu phản đối khá quyết
liệt vấn đề này nhưng đây vẫn là điều mà cả người dân Hy Lạp mong muốn, họ muốn
thoát khỏi khuôn khổ nô lệ mà cộng đồng Eurozone áp đặt trong nhiều năm qua.
Công
Lý
Một cuộc trưng cầu dân ý sắp diễn ra. Euro thì phản đối kịch liệt vấn đề này. Nhưng có lẽ chỉ có đất nước Hy Lạp họ mới chính là người biết họ cần gì để vực dậy đất nước sau con khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử Hy lạp này.
Trả lờiXóaLợi ích của Eurozone chỉ rơi vào tay một số nước lớn như Đức, còn các nước nhỏ bé như Hy Lạp chỉ là nô lệ của đồng Euro thôi. Dù sao thì tự chủ về đồng tiền riêng của mỗi quốc gia vẫn có cái lợi của nó
Trả lờiXóacho đến nay hi lạp vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng, điều đó cho thấy Eu vẫn còn khủng hoảng gây khó khăn. Thế mà năm nay kinh tế việt nam chúng ta đang khởi sắc rất đáng mừng
Trả lờiXóaGiúp Hy Lạp chẳng qua cũng là một cách mà các nước Euro tự phòng vệ trước những nguy cơ mà việc Hy Lạp sụp đổ có thể kéo theo với các nước còn lại, chứ họ cũng chẳng mặn mà gì với việc bỏ ra cả đống tiền để giúp một quốc gia mà cơ hội phục hồi là quá nhỏ bé.
Trả lờiXóa