Sau các hoạt động làm gia tăng căng thẳng
trên Biển Đông của Trung Quốc như tiến hành hoạt động cải tạo các bãi đá, bồi đắp
quy mô lớn, xây dựng tiền đồn trái phép tại khu vực, xây dựng hải đăng, xua đuổi máy bay Mỹ… nhằm độc quyền khai thác tài nguyên tiến tới
độc chiếm Biển Đông. Mới đây Trung Quốc
lại tiếp tục có động thái ngang ngược, cấm đánh bắt cá tại Biển Đông từ 12h
ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8 trong phạm vi vùng biển từ 12 độ vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển
tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ) .
![]() |
Khu vực cấm đánh bắt cá trên biển Đông do Trung Quốc vẽ ra |
Đặt
ra cái gọi là “lệnh cấm đánh bắt cá” này, Trung Quốc muốn tạo ra một “quyền lịch
sử” vốn được nhắc tới rất hãn hữu trong luật biển quốc tế, tức là nếu Trung Quốc
duy trì độc quyền việc đánh bắt cá trên Biển Đông trong một thời gian đủ dài, họ
sẽ lý luận là họ sẽ tạo ra một “quyền lịch sử”, cụ thể với quyền đánh bắt cá,
nhằm giành quyền ưu tiên cho phía họ độc quyền khai thác Biển Đông.
Lệnh
cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông là vô lý, không thể vì những lý
do sau đây: (1) Biển Đông không phải
là “ao nhà” của Trung Quốc, không có bất kỳ bằng chứng nào, cũng như không có
quy định nào của luật quốc tế chấp nhận việc Trung Quốc coi Biển Đông “là ao hồ”
của riêng Trung Quốc mà Trung Quốc có thể tự ý tuyên bố cái “lệnh” đó; (2) Trung Quốc cho rằng “lệnh cấm đánh bắt
cá” nhằm mục đích bảo vệ các đàn cá trên khu vực này. Nhưng thực chất “lệnh cấm
đánh bắt cá” chỉ để tạo độc quyền cho ngư dân Trung Quốc khai thác, phục vụ những
ý đồ chính trị sâu xa cho chính quyền Trung Quốc. Chính các hoạt động cải
tạo lấn biển bồi lấp hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông là nguyên nhân gây đe
dọa đến môi trường nghiêm trọng, với nguy cơ hủy hoại những rạn san hô
nguyên sơ chưa từng được khai phá ở khu vực Hoàng Sa và Trường Savà
đương nhiên là đe dọa đến nơi sinh sống của các đàn cá ở đây; (3) Trung Quốc đã đưa cả khu vực đánh cá
chung thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam theo Hiệp định hợp tác nghề cá mà hai
bên Việt - Trung đã ký kết năm 2000 và phê chuẩn năm 2004 vào trong khu vực cấm
đánh bắt cá mà Trung Quốc tự ý tuyên bố; (4)
Việc phía Trung Quốc ra thông báo phạm vi và thời gian nghỉ đánh bắt cá ở Biển
Đông là vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm quyền
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển của Việt Nam theo
đúng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Từ
những lý do trên ta có thể thấy được sự “vô lý” của cái lệnh cấm đánh bắt cá
trên Biển Động. Điều này cho thấy, mặc dù Trung Quốc luôn tuyên truyền là muốn
hòa bình, muốn cùng phát triển, một cường quốc luôn tuân thủ luật quốc tế,
nhưng chính hành động đơn phương tuyên bố “lệnh cấm đánh bắt cá” này và hàng loạt
những hành động gây căng thẳng khác trên Biển Đông của Trung Quốc vừa qua cho
thấy Trung Quốc chẳng coi luật quốc tế ra gì, mà họ chỉ muốn “dùng cơ bắp” để đạt
được mục đích của họ.
Muốn
để duy trì và bảo vệ được an ninh, an toàn hàng hải cũng như bảo vệ ngư trường,
môi trường của Biển Đông thì việc đầu tiên Trung Quốc cần làm là xoá bỏ “đường
lưỡi bò”, chấm dứt việc đơn phương tuyên bố những lệnh cấm vô lý, ngang ngược
như “lệnh cấm đánh bắt cá” này./.
Hoa
Xuân@
Trung Quốc càng không tôn trọng luật pháp quốc tế!
Trả lờiXóaLàm gì có điều vô lý đó khi Trung Quốc cấm ta đánh bắt cá trên chính lãnh thổ của ta, điều này là vi phạm nghiêm trọng luật lệ quốc tế, Trung Quốc sẽ không đạt được những gì đã và đang làm trên biển đông, cả thế giới đang lên án Trung Quốc một cách mạnh mẽ
Trả lờiXóaNhà nước và dân ta cần có sự ủng hộ, tiếp sức cho những ngư dân tiếp tục bám biển, đó chính là cách để giữ biển tốt nhất trong giai đoạn hiện nay, những thiệt hại về người và tài sản của ngư dân do Trung Quốc gây ra là vô cùng lớn, chúng ta hãy đoàn kết ủng hộ ngư dân tiếp tục bám biển
Trả lờiXóaTrung Quốc càng ngày càng coi thường luật pháp quốc tế và chủ quyền các nước khác. Biển Đông không phải cái "ao nhà" mà Trung Quốc thích làm gì thì làm, thích cấm gì thì cấm..đó là điều không được phép. Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam và Trung Quốc nên chấp nhận sự thật đó.
Trả lờiXóaThật không thể hiểu nổi, Trung Quốc lấy tư cách gì ra để mà "cấm" ở đây. nghe mà vô lý hết sức. ngang ngược, thích làm gì thì làm hay sao chứ. Còn có pháp luật, không phải cứ ngang mà được đâu mấy anh Trung Quốc ạ. không ai có thể chấp nhận nổi đâu.
XóaTrung Quốc đã quá ngang ngược, hành vi của bọn chúng càng ngày càng không thể chấp nhận được. Đánh bắt cá là nguồn sống duy nhất của các ngư dân sống ven biển, vậy mà chúng dám cấm đánh bắt cá thì khác gì triệt đường sống của họ sao. Đã thế đây còn là vùng biển đang tranh chấp vậy mà chúng lại đưa ra luật pháp áp dụng tới nơi này là không đúng chút nào.
Trả lờiXóaĐể muốn thực hiện "Giấc mộng Trung Hoa" mà Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế, gây ảnh hưởng xấu tới quan hệ ngoại giao với các nước trong khu vực và thế giới. Càng ngày Trung Quốc càng manh động, liều lĩnh và không coi các nước ra gì nữa. Cần phải chấm dứt hành động ngang ngược của Trung Quốc ngày...
Trả lờiXóaTrung Quốc không hề có tự cách gì trong việc cấm đánh cá hết. Đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì Việt Nam khai thác và các nước khác cũng vậy. Vì thế mà Trung QUốc càng không có tư cách can thiệp .
Trả lờiXóaViệt Nam khai thác vùng đặc thù kinh tế trên biển Đông thì có gì là sai trái mà Trung Quốc lấy tư cách gì ra để mà cấm đoán ở đây. Những hành vi của Trung Quốc có ngang ngược đến đâu thì vẫn cần phải tuân thủ luật pháp, không thể cứ thích làm gì thì làm được.
Trả lờiXóaLệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc trên Biển Đông là vô lý ,biển Đông không phải là “ao nhà” của Trung Quốc, không có bất kỳ bằng chứng nào, cũng như không có quy định nào của luật quốc tế chấp nhận việc Trung Quốc coi Biển Đông “là ao hồ” riêng của họ được ,thế cho nên tuyên bố đó của Trung quốc không thể được chấp nhận
Trả lờiXóaTrung quốc đã và đang tiến hành các hoạt động hết sức vô lý 1 cách đơn phương như cải tạo các bãi đá, bồi đắp quy mô lớn, xây dựng tiền đồn trái phép tại khu vực, xây dựng hải đăng , .... những hành động đó đã đẩy căng thẳng trên biển Đông lên mức rất nóng và rất cần có sự can thiệp của các bên
Trả lờiXóaKhông thế chấp nhận được cái lệnh cấm đánh bắt cá ở biển Đông như ở ao nhà mình của Trung quốc như thế được , hành động đó là coi thường chủ quyền của các quốc gia khác , coi thường nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế , chắc chắn cái lệnh cấm đánh bắt cá đó sẽ chẳng được quốc gia nào công nhận
Trả lờiXóaâm mưu , ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung quốc là rất rõ ràng , không giấu giếm gì nữa cả , những hành động hung hăng , ngang ngược đó của Trung quốc chắc chắn sẽ không nhận được sự ủng hộ nào từ phía cộng đồng quốc tế vì nó đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế
Trả lờiXóahành động đơn phương cấm đánh bắt cá trên biển Đông như ở "ao làng "của Trung quốc là hoàn toàn vô lí và không có giá trị pháp lý , chẳng quốc gia nào có chủ quyền trên biển Đông có thể chấp nhận cái lệnh này của người tàu cả , chắc chắn là cũng sẽ chẳng có quốc gia nào ủng hộ cái hành động này của Trung quốc cả
Trả lờiXóađể duy trì và bảo vệ được an ninh, an toàn hàng hải cũng như bảo vệ ngư trường, môi trường của Biển Đông thì việc đầu tiên Trung Quốc cần làm là xoá bỏ “đường lưỡi bò”, chấm dứt việc đơn phương tuyên bố những lệnh cấm vô lý, ngang ngược như “lệnh cấm đánh bắt cá” này , nhưng có vẻ Trung quốc chả có vè gì muốn làm điều đó
Trả lờiXóacái cách mà Trung quốc đang trỗi dậy là cái cách mà làm quốc tế quan ngại nhất khi mà Trung quốc đã chọn cách trỗi dậy đầy bạo lực , hung hăng và ngang ngược bắt nạt các nước láng giềng , và chắc chắn cộng đồng quốc tế không thể ủng hộ Trung quốc trong việc này
Trả lờiXóa