Sự chuẩn bị kỹ càng của Trung Quốc
cho thời gian trước và trong kỳ Lưỡng hội 2015 (Đại hội đại biểu nhân dân toàn
quốc – Quốc hội và Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân Trung Quốc – Chính hiệp)
tại Bắc Kinh đã tạo ra sức nóng bỏng thu hút quan tâm của dư luận trong nước
cũng như trên toàn thế giới. Nhưng điều đó cũng không làm giảm ảnh hưởng sự cô
lập mà Trung Quốc đã/đang gặp phải trong quan hệ với các quốc gia láng giềng,
các đối tác và hợp tác.
Về
phương diện ngoại giao. Các cuộc gây hấn của Trung Quốc trên biển Hoa Đông (Điếu
Ngư/Senkaku), Nam Trung Hoa (biển Đông) và
dọc biên giới biển giữa Ấn – Trung đã làm cho Mỹ và nhiều nước trong khu vực đã
lo ngại về một khu vực mất an ninh và một cuộc chiến có thể xảy ra. Nên với
chính sách “xoay trục” được Mỹ thực thi từ năm 2012, sau đó được gọi bằng cái
tên “tái cân bằng” cùng với chính sách “hành động ở phía Đông” của Ấn Độ, Tổng thống Obama đã tìm cách cải
thiện mối quan hệ với New Delhi qua hai lần thăm Ấn Độ trong nhiệm kỳ với mục
tiêu mong muốn Ấn Độ là trụ cột trong chiến lược bảo vệ hòa bình tại châu Á-
Thái Bình Dương mà không phải là Trung Quốc. Đây cũng là chiến lược được hai quốc
gia hướng đến nhằm ngăn ngừa các hoạt động của Trung Quốc trong việc phát triển
ảnh hưởng của mình lên toàn khu vực. Trung Quốc đã rêu rao rằng Mỹ - Ấn đang
“bao vây Trung Quốc”, nhưng với âm mưu bá chủ khu vực thì chính Trung Quốc đang
tự cô lập chính mình với cộng đồng quốc tế.
Về
phương diện kinh tế. Mỹ và các quốc gia đã thiết lập Hiệp định đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP) mà Trung Quốc không muốn tham gia, để chống lại TPP,
Trung Quốc đề xướng thành lập Khu vực tự do thương mại châu Á – Thái Bình Dương
(FTAAP) mà không nhận được nhiều sự quan tâm như TPP. Khi TPP được thông qua,
Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một sự bao vây địa kinh tế sẽ tác động làm giảm
sự tăng trưởng của Trung Quốc có thể xuống mức 4%.
Cùng
với đó là tham vọng muốn gộp đồng nhân dân tệ vào SDR (Quyền rút vốn đặc biệt,
tài sản dự trữ ngoại hối bổ sung được xác định và duy trì bởi Quỹ tiền tệ quốc
tế - IMF và đang được xác định bằng 04 loại tiền tệ chính là: đồng USD, đồng EURO, đồng bảng Anh, đồng Yên
Nhật) để “mua lại” quyền phủ quyết trong IMF, từ đó chi phối các nền kinh tế lớn
khác và hạn chế vị thế quân sự của Mỹ ở châu Á. Đây sẽ là đòn nguy hiểm nếu được
thông qua và EU sẽ phải đối mặt với cuộc chiến tranh thương mại mới với Trung
Quốc. Đáp lại sự mong chờ của Bắc Kinh, Ủy ban Châu Âu (được vận động hành lang
bởi Pháp, Tây Ban Nha và Ytaly) tăng thuế đối với các tấm pin năng lượng mặt trời
của Trung Quốc từ 8,6% lên 47,6% trong hai tháng 6,7/2013, và sau đó là hàng loạt
các cuộc điều tra bán phá giá về các nhà sản xuất thiết bị thuộc tập đoàn viễn
thông Huawei và ZTE. Trung Quốc cũng đáp
trả lại bằng việc áp thuế chống bán phá giá với các loại rượu vang của Châu Âu
và cáo buộc EU trợ cấp bất hợp pháp…
Vấn
đề nhân quyền, các nước phương Tây chỉ trích thường xuyên về các sự kiện của Bắc
Kinh can thiệp vào sự tái sinh của Đức Đạt Lai Lạt Ma – nhà lãnh đạo nổi tiếng
của Phật giáo Tây Tạng khi muốn can thiệp vào việc “bổ nhiệm” vì Đạt Lai Lạt Ma
thứ 15 nhằm kiểm soát sự bất ổn hiện nay tại Tây Tạng. Sự can thiệp này vi phạm
nghiêm trọng về quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Tiếp đó là cuộc
đàn áp “phong trào chiếm trung tâm” tại Hong Kong và “phong trào Hoa Hướng
Dương” tại Đài Loan năm 2014 đã làm cho quan hệ giữa Đại lục với Hong Kong và
Đài Loan gặp trắc trở làm cho biến số của cuộc bầu cử tại hai nơi này diễn ra
vào các năm 2016, 2017 sẽ là một ẩn số.
Với
các bước chuẩn bị cho con đường trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng
sản Trung Quốc và nắm giữ quyền lực trong Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân
Trung Quốc, Tập Cận Bình đã thực thi các chiến lược mạnh tay để giữ vị thế của
cá nhân cũng như của Trung Quốc trên trường quốc tế kể cả khi chính sách này gặp
sự cô lập từ các quốc gia. Nhưng “giấc mộng Trung Hoa” này sẽ được Tập cận Bình
thực hiện đến đâu cũng phải xem xét xem sự tương quan với các khối liên minh và
với các cường quốc khác trong các cuộc chạy đua.
*Cua
Đồng*
7 Nhận xét
Rất nhiều nước trên tế giới đang dần quay lưng lại với Trung Quốc. Hiện nay sự phát triển nhanh dị của Trung Quốc làm cho nhiều quốc gia mất niềm tin, đặc biệt hành động gây nóng biển đông của Trung Quốc làm quốc tế thất vọng với quốc gia này.
Trả lờiXóaTừ trước đến nay sự nham hiểm,âm mưu thâm độc của Trung Quốc không nước nào trên thế giới là không biết đến. Việc này không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra nếu như Trung Quốc tiếp tục có những hành động trái với đạo lý như thế. Là một nước lớn thật đấy nhưng đã bị cô lập thì cũng chả làm gì được.
Trả lờiXóaNếu như Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động, âm mưu nham hiểm như thế thì việc bị các nước khác quay lưng lại cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Có thể một vài nước nhỏ quay lưng thì không sao nhưng một khi cả một tập thể, một cộng đồng quay lưng lại thì Trung Quốc cũng hãy xem lại mình.
Trả lờiXóaTrung Quốc có thể nói: Tâm điểm chú í của thế giới, bởi với những chính sách, biện pháp Trung Quốc thực hiện trong thời gian vừa qua dần lộ rõ bộ mặt của mình: Âm mưu bá chủ nhân loại. Sự chạy đua về kinh tế, quân sự, sự gây hấn về chính trị với các nước khác... thì Trung Quốc đang đửng trước sự đối mặt với sự cô lập từ cộng đồng quốc tế.
Trả lờiXóaVới những hành động mà Trung Quốc đã và đang thực hiện trên biển Đông thì quốc gia này cũng sẽ dần bị rơi vào thế cô lập. Bởi những hành động đó không hề được sự đồng tình của bất kì quốc gia nào trong khu vực cũng như trên thế giới.
Trả lờiXóaTập Cận Bình là con người nhiều tham vọng. Ông ấy muốn gây dựng lại một Trung Hoa quyền lực ngày trước dựa trên mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là bá chủ về kinh tế. Trung Quốc đang muốn dùng sức mạnh về kinh tế của mình để dần lôi kéo các nước "ngả" về phía mình. Và trong tình hình Tập Cận Bình muốn khẳng định vai trò và vị thế của mình trong lòng mỗi người dân Trung Quốc thì hắn sẽ càng đẩy mạnh các hoạt động để đạt được mục đích này.
Trả lờiXóaVới âm mưu đang được thực hiện là từng bước xây dựng các cứ điểm trên các vùng biển được đánh dấu bởi tuyên bố đơn phương là đường lưỡi bò thì vùng nhận diện phòng không mà Trung Quốc đưa ra vào năm 2012 sẽ được thiết lập từng bước. Dự kiến sẽ hoàn thành các "cứ điểm" vào năm 2016 và từng bước tuyên bố chủ quyền trên không bởi các "trạm tên lửa phòng thủ trên các vùng biển"
Trả lờiXóa