Bước đi trong những ngày kỷ niệm đất nước được thống nhất (30/4) cảm thấy
bồi hồi, hạnh phúc và hứng khởi. Bỗng dưng nỗi buồn về vụ thảm sát Mỹ Lai ùa về
trong tâm trí khiến cho những bước chân tôi dường như nặng thêm và khó bước
hơn. Sau đây là một vài hiểu biết của tôi về “vụ thảm sát ở Mỹ Lai”.
Sau sự kiện Xuân Mậu Thân (năm 1968), tình báo Mỹ cho rằng Tiểu
đoàn 48 của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã
rút lui về ẩn náu tại địa bàn làng Mỹ Lai thuộc
làng Sơn Mỹ, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Lục quân Hoa Kỳ quyết định tổ
chức một cuộc tấn công lớn vào các làng bị nghi ngờ này nhằm "đánh
mạnh vào đây, tiến gần kẻ địch và xóa sạch chúng”. Tại một cuộc họp diễn ra
vào hôm trước của cuộc tấn công, lính Mỹ được thông báo rằng rằng gần như mọi
dân làng sẽ ra chợ vào lúc 7 giờ sáng, tất cả những ai còn ở lại đều là lính Việt
Cộng hoặc người giúp đỡ Việt Cộng. Sau này một số Mỹ có nói rằng mệnh lệnh của
họ hiểu là giết toàn bộ du
kích, lính Việt Cộng và những ai "khả nghi" (bao
gồm cả phụ nữ, trẻ em), đốt trụi làng và đầu độc các giếng nước.
![]() |
Hình ảnh một nhóm người bị thảm sát dã man |
Vào ngày 16 tháng 3 năm 1968 tại khu vực thôn Mỹ Lai, Trung đội của
thiếu úy William Calley bắt đầu xả
súng vào các "địa điểm tình nghi có đối phương", những
người dân thường đầu tiên bị giết chết hoặc bị thương bởi các loạt đạn bừa bãi
này. Lính Mỹ bắt đầu hủy diệt tất cả những gì chuyển động, người, gia súc, gia
cầm...; sau đó binh lính bắt đầu nổi điên, họ xả súng vào đàn ông không mang vũ
khí, đàn bà, trẻ em và cả trẻ sơ sinh. Những gia đình tụm lại ẩn nấp trong các
căn lều hoặc hầm tạm bị giết không thương tiếc. Những người giơ cao hai tay đầu
hàng cũng bị giết... Phụ nữ bị cưỡng bức hàng loạt; những người quỳ lạy xin tha
bị đánh đập và tra tấn bằng tay, bằng báng súng, bị đâm bằng lưỡi lê. Một số nạn
nhân bị cắt xẻo với dấu "C
Company" trên ngực. Họ bị giết bằng các loạt súng, bằng lưỡi lê hoặc bằng
lựu đạn với mức độ tàn bạo mỗi lúc một cao. Đến cuối buổi sáng thì tin tức của
vụ thảm sát đến tai thượng cấp và lệnh ngừng bắn được đưa ra. Nhưng Mỹ Lai đã
tan hoang, xác người la liệt khắp nơi. Các đơn vị lính Lục quân Hoa Kỳ đã thảm
sát hàng loạt 504 dân thường từ 1 tuổi đến 82 tuổi không có vũ khí,
trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Vụ việc đã bị che giấu cho tới cuối
năm 1969 và ngoại
trừ một chỉ huy cấp trung đội thì không có bất cứ sĩ quan hay binh lính Hoa Kỳ
nào bị kết tội sau vụ thảm sát này.
Nhạc sỹ Phạm Duy sau khi được xem
những hình ảnh đầy đủ hơn về cuộc thảm sát này trong một chuyến đi Hoa Kỳ vào
năm 1970, đã viết lên ca khúc “Kể chuyện đi xa”, trong đó có đoạn:
"...Nhưng con ơi!
Trên những hoa đèn chập chờn công viên
Bỗng thấy in hình một miền tre xanh
Đôi bé quê mình quỳ gục trên mương
Anh lớn tay choàng chịu đạn cho em
Vết máu trên đường, một tràng liên thanh
Ôi ! Mỹ Lai thành quà tặng Noel
Cho những thiên đường của từng con em
Trong những gia đình gọi là văn minh
Con ơi! Con ơi!..."
Nếu có lần về Quảng Ngãi, các bạn hãy ghé thăm khu tưởng niệm vụ
thảm sát Sơn Mỹ tại huyện Sơn Tỉnh, tỉnh Quảng Ngãi để thấy sự tàn khốc của chiến
tranh và tội ác mà dân thường phải gánh chịu. Đau thương và chua xót khi nhìn
vào những bức ảnh, những hiện vật và tiểu cảnh mô phỏng lại cuộc càng quét năm ấy.
Trải qua rất nhiều khó khăn, gian lao, vất vả và hy
sinh ,đất nước ta mới có được sự thống nhất, hòa bình. Chúng ta cần trân trọng
những gì chúng ta có được ngày hôm nay và cố gắng xây dựng và phát triển đất nước
ngày càng phát triển để xứng đáng với sự hy sinh của thế hệ đi trước. Hi vọng
sẽ không có bất kỳ một hình ảnh đau thương nào như vậy còn diễn ra với dân tộc
ta.
Hoa Xuân@