Bút sắt
Như
chúng ta đã biết, vừa qua, Việt Nam cùng 11 quốc gia khu vực Châu Á -
Thái Bình Dương đã ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược
xuyên Thái Bình Dương - TPP. Đây là một định chế kinh tế có ý nghĩa
to lớn trong việc thúc đẩy, tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển kinh
tế đất nước. Hiệp định TPP gồm 30 chương, quy định cụ thể, chặt chẽ về
các điều kiện cần đáp ứng của các nước thành viên để tạo môi
trường thuận lợi cho việc hợp tác, phát triển kinh tế và thương mại.
Tuy
nhiên, bên cạnh những điều khoản quy định về điều kiện các nước
thành viên phải đáp ứng để thúc đẩy giao lưu kinh tế, Hiệp định TPP
có nội dung quy định các nước thành viên phải cho phép người lao động
thành lập các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn độc lập, với mục đích
bảo vệ quyền lợi thiết yếu của người lao động. Đây chính là một
nội dung mà các thế lực thù địch đã, đang và sẽ lợi dụng nhằm
chống phá Việt Nam.
Như
chúng ta đã biết, vào những năm 1980, cùng với phong trào bãi công
của công nhân Ba Lan với sự kích động của các nước phương Tây, một tổ
chức độc lập của công nhân Ba Lan đã hình thành mang tên Công đoàn
đoàn kết, dưới sự lãnh đạo của Lech Valesa. Dưới áp lực của các
cuộc bãi công của công nhân Ba Lan mà đứng sau giật dây là chủ nghĩa
tư bản phương Tây và sự thiếu quyết đoán của lãnh đạo nhà nước,
Chính phủ Ba Lan đã cho phép công đoàn đoàn kết hoạt động hợp pháp.
Đây chính là cơ hội để các thế lực thù địch lợi dụng thao túng tổ
chức này, biến nó trở thành tổ chức chính trị đối lập với Đảng
Cộng sản Ba Lan. Với sự lôi kéo, tập hợp lực lượng, Công đoàn đoàn kết
ngày càng lớn mạnh, tổ chức các cuộc biểu tình, bãi công quy mô lớn
khiến tình hình chính trị Ba Lan giai đoạn này ngày càng phức tạp. Kết
quả, Đảng cộng sản Ba Lan phải chấp nhận “ hội nghị bàn tròn” với
Công đoàn đoàn kết và đồng ý tổ chức bầu cử. Ngày 04/6/1989, cuộc
bầu cử diễn ra và Công đoàn đoàn kết đã thắng lớn, lật đổ sự lãnh
đạo của đảng cộng sản ở Ba Lan.
Thành
lập công đoàn độc lập và các nguy cơ đối với Việt Nam
Vậy,
với điều khoản đòi hỏi Việt Nam phải cho phép thành lập công đoàn
độc lập, các thế lực thù địch đang nuôi những mưu đồ cực kỳ thâm
độc:
Thứ
nhất, việc thành lập các công đoàn độc lập sẽ tác rời giai cấp công
nhân ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, dần dần làm mất đi vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với giai cấp công nhân, làm suy yếu Đảng. Từ đó,
các thế lực thù địch và các đối tượng phản động, chống đối chính
trị có cơ hội lôi kéo, thao túng các tổ chức công đoàn độc lập này.
Thứ
hai, thông qua việc thành lập các công đoàn độc lập, các thế lực thù
địch và phản động âm mưu từng bước hình thành các tổ chức hợp pháp
bên ngoài Đảng, từ đó tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức
chính trị đối lập nhằm tranh giành quyền lãnh đạo đất nước với
Đảng.
Thứ
ba, lợi dụng các tổ chức này, các thế lực thù địch kích động
người lao động biểu tình, bãi công và khi có những điều kiện thuận
lợi sẽ tiến hành các cuộc cách mạng màu lật đổ chính quyền, lật
đổ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước và dân tộc.
Cẩn
thận với âm mưu biến Việt Nam thành Ba Lan ở Đông Nam Á
Chúng
ta đã rõ âm mưu của các thế lực thù địch trong việc yêu cầu Việt Nam
cho phép thành lập các công đoàn độc lập. Đó chính là áp dụng lại
chiến lược mà chúng đã thực hiện tại Ba Lan những năm 1980, hình
thành một tổ chức công đoàn không chịu sự lãnh đạo của đảng cộng
sản để tập hợp lực lượng, thành lập tổ chức chính trị đối lập
nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa. Và Ba Lan chính là một bài
học nhãn tiền đã thấy rõ.
Với
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã làm nên
những trang sử vàng chói lọi, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất
nước và xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Nhân dân Việt Nam đoàn
kết dưới cờ Đảng, đang hăng say xây dựng đất nước ngày một phồn vinh
hạnh phúc. Sự lãnh đạo đất nước của Đảng chính là tất yếu lịch
sử, là sự lựa chọn của toàn dân tộc và là một chân lý đã được
lịch sử chứng minh. Vậy Việt Nam hãy cảnh giác trước âm mưu của các
thế lực thù địch, đừng biến Việt Nam thành Ba Lan của Đông Nam Á