Ông Nguyễn
Công Khế- nguyên Tổng thư ký báo Thanh
niên vừa có bài viết đăng trên mục Ý kiến của tờ New York Times hôm
19/11/2014 kêu gọi chính quyền Việt Nam thực hiện tự do báo chí. Ông Khế
tuyên bố rất hùng hồn rằng “Việt Nam cần tự do báo chí” và “Tự do báo chí không
làm mất chế độ”. Khi đọc bài viết của ông Khế tôi thấy ông có vẻ hơi hồ đồ,
thiếu đi sự tỉnh táo từ tư duy của một tổng thư ký tờ báo có tiếng như báo Thanh niên. Nhận định của ông hình như
có sự khuyết tính thực tiễn và biểu hiện sự suy diễn thiếu căn cứ. Qua bài viết,
tôi gửi tới ông đôi dòng phân tích có lẽ sẽ khiến ông Khế xin rút lại tuyên bố
của mình bởi vì tự do báo chí không còn xa lạ với Việt Nam và đang hiện hữu rất
sinh động.
Thưa ông, ông
dẫn chứng rằng: “Nền báo chí Việt Nam bây giờ chỉ cho những tờ báo lá cải câu
view những chuyện bậy bạ. Trong khi mỗi ngày những chuyện chính yếu như kinh
tế, nợ công, nợ xấu, những vấn đề sống còn của đất nước thì không bàn”. Tôi đã
rất băn khoăn phát ngôn của ông. Điều đó thôi thúc tôi thừ kiểm chứng điều ông
viết. Tôi chọn cách gõ cụm từ “nợ công Việt Nam” trên Google. Kết quả tôi nhận
được đã giúp tôi biết được câu nói của ông là câu nói xàm xí. Trong 0,29 giây, Google
cho đến 766.000 kết quả về cụm từ này. Ngay trang tìm kiếm đầu tiên là một loạt
các bài báo đăng trên các trang mạng điện tử VnExpress, Vietnamnet, Tuổi trẻ… Nội dung các bài báo rất phong
phú, rất cụ thể về từng con số và phân tích rất chuyên sâu về nợ công của Việt
Nam... Tôi hoàn toàn không nhận thấy bất cứ sự che đậy nào của báo chí và các
cơ quan Nhà nước về thông tin nợ công quốc gia. Nên theo tôi, có lẽ ông phải
xem lại phong cách làm việc và phát ngôn quá chủ quan của ông. Nếu theo ông như
thế là chưa đủ tự do, chưa đề cập đến những vấn đề quan trọng của quốc gia thì
ông nên xem lại thói quen của mình, tôi nghĩ là lâu rồi ông không đọc báo.!. Nếu
ông không đọc báo vậy thì ai đã trao ông cái phát ngôn đó? Hay ông đã nhận vật
chất của kẻ nào đó rồi nói xằng….
Qua
phát ngôn của ông, hình như ông nghĩ “tự do” ở đây là nghĩ gì nói đó thì phải. Tôi
rất lo cho cái sự tự do báo chí mà ông đề cập đến. Ông muốn báo chí nhìn thấy
gì, nghe gì là đăng ngay lên báo luôn sao. Vậy thì tôi sợ cái tư duy báo chí của
ông quá. Ông hãy ngẫm điều này: Một sự việc bao giờ cũng ẩn chứa trong nó vô số
nguyên cớ. Nếu chỉ qua một ghi nhận phút chốc của một con người thì chưa thể phản
ánh đúng sự thật, bản chất. Mọi thứ cần phải được xem xét trong cả quá trình và
phải mang tính cá thể. Bởi vì một bài báo được đăng tải, chỉ trong tích tắc sẽ
có hàng vạn người tiếp nhận ngay tắp lự thông tin ấy. Liệu trong số họ có bao
nhiêu người đủ để tư duy chút ít về thông tin hay lập tức phân tích, mổ xẻ, bàn
tán và coi đó là bản chất của vấn đề. Và khi bài viết đó có sự đính chính thì
bao nhiêu trong số họ đọc bài viết này. Và hình ánh “xấu xí” về con người đó cứ
mãi ám ảnh họ, điều khiển suy nghĩ của họ khi họ cần phân tích về nội dung
tương tự. Không biết ông còn nhớ vụ báo
Giáo dục Việt Nam bị Bộ Thông tin và Truyền thông phạt 50 triệu đồng vì đưa thông
tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự và uy tín đến lãnh đạo
các địa phương, gây nên sự hoài nghi trong xã hội hồi đầu tháng 10 không.
Nguyên nhân của việc này là do phóng viên của tờ báo trên chỉ từ hai vụ việc được
báo chí đăng tin công khai về hai vị chủ tịch tỉnh Hà Giang và Bình Dương mà đã
vội vàng kết luận, đánh đồng tất cả các chủ tịch tỉnh đều như hai vị chủ tịch nọ.
Cụ thể, phóng viên viết rằng:“…một đất nước
với những "thợ giày Chủ
tịch tỉnh" như vậy người dân không khổ, không oan mới là chuyện lạ…”.
Đến ngày 24/11/2014, Báo Giáo dục Việt Nam đã phải cải chính bài viết đó. Nhưng
tôi e ngại rằng sẽ không nhiều người đọc bài cải chính này, còn cái kết luận hồ
đồ trên do cái ông “lều” báo của báo Giáo dục Việt Nam đã nằm trong tư duy của biết
bao người. Nhưng đau đớn nhất cái tư duy đó lại không phải sự thật, nghĩ mà thấy
ngán ngẩm biết bao ông ạ! Đó là kết quả của tự do báo chí kiểu như của ông đó
ông ạ! Hay ông đã quên hệ quả khó khăn của bao nông dân trồng bưởi khi nhiều tờ
báo đăng tin ăn bưởi gây ung thư. Ông chưa quên đúng không nào?
Ông
hãy ngẫm ngay từ bản thân ông xem, chưa chắc cái gì ông cũng có thể nói ra cho
thiên hạ hay. Ông có dám chắc là ông đã nói hết, nói thật về bản thân ông
không. Ông có đồng ý rằng có những thứ mà đôi khi con người không biết sẽ khiến
cuộc sống của họ hạnh phúc hơn. Một quốc gia cũng vậy có những thứ không bao giờ
được tiết lộ, vì nó chẳng đem lại gì cho lợi ích quốc gia nếu nó được công khai
chưa kể đến trường hợp thông tin đó bị sử dụng để giúp cho hành vi xâm lược.
Điều
cuối cùng tôi muốn ông ngẫm về những con số về nền báo chí hiện đại của Việt
Nam. Theo con số công bố chưa đầy đủ của Bộ Thông tin và Truyền thông, năm
2012, cả nước có hơn 812 cơ quan báo chí, với 1.084 ấn phẩm; 67 đài phát thanh
- truyền hình; hơn 60 báo điện tử, khoảng 1.024 trang tin điện tử tổng hợp;
trên 2 triệu blog, cả nước có hơn 17.000 người làm báo được cấp thẻ nhà báo,
trong số đó chiếm đa phần là phóng viên, nhà báo. Nội dung các bài báo gần như
không còn một khu vực cấm nào đối với báo chí. Trong những năm gần đây, liên tục
có những vụ đại án được phát hiện bởi báo chí. Điều đó là càng minh chứng sinh
động rằng báo chí đã tiếp cận được những khu vực rất nhạy cảm. Tính phản biện xã
hội cuả báo chí ngày càng thẳng thắn và trực diện. Đó chưa phải tự do sao ông
Khế. Ông Khế ơi báo chí mà tự do thái quá như ông nghĩ là tự sát đó ông bởi nó sẽ
đánh mất thiên chức nhân đạo của báo chí là chức năng định hướng xã hội và bảo
vệ sự tiến bộ. Tự do báo chí của ông chính là cơ hội cho những tư tưởng lạc hậu,
ích kỷ và hận thù trong xã hội trỗi dậy. Và tôi biết một người Việt như ông
không mong điều đó xảy ra với dân tộc mình phải không ông Khế. Ông hãy ngẫm những
gì tôi viết và cải chính lại những gì mình nói ông nhé. Ông nên làm điều đó sớm
ông Khế nhé!
Hungbin