Lịch sử Việt Nam qua
các thời kỳ khẳng định vùng đất Nam Bộ thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của
Việt Nam. Điều này không chỉ lịch sử Việt Nam ghi nhận mà ngay cả các nước láng
giềng, luật pháp quốc tế cũng khẳng định điều đó.
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, khi quan hệ khu vực có nhiều biến động,
nhà nước Đại Nam nay là Việt Nam đã thi hành các chính sách cương quyết bảo vệ
biên giới Tây- Nam. Lực lượng quân đội được củng cố và tăng cường từ trung ương
đến địa phương, trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ chủ quyền của lực lượng quân đội
được quy định chặt chẽ trong Bộ luật Gia Long. Triều Nguyễn đã thiết lập, củng
cố tổ chức hành chính, hoàn chỉnh bộ máy quản lý xã hội từ thôn, xã đến tổng,
huyện, phủ, tỉnh. Bên cạnh bộ máy tổ chức hành chính, chùa Phật Tiểu thừa của
người Khmer, các thiết chế văn hoá, tín ngưỡng dân gian của người Việt được
hình thành và vận hành góp phần vào việc thực thi chủ quyền của Việt Nam trên
những vùng đất mới.
Cùng với các biện pháp về
chính trị, quân sự, nhà Nguyễn đã có những chính sách khuyến khích phát triển
kinh tế và xã hội. Công cuộc dinh điền, xây dựng đồn điền vừa tạo cơ sở kinh tế-
xã hội cho quốc gia, vừa củng cố quốc phòng. Việc đào kênh, đắp đường, phát triển
giao thông thuỷ bộ tạo nên những hào luỹ nhân tạo kết hợp với những hào luỹ tự
nhiên để bảo vệ lãnh thổ Nam Bộ.
Hệ thống các chính sách tương đối toàn diện của nhà Nguyễn đã tạo nên sức mạnh và nguồn lực tổng hợp hỗ trợ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Nam Bộ, tạo nên sức mạnh quân sự đánh bại các đội quân xâm lược Nam Bộ.
Chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ đã chính thức được các nước láng giềng, trong đó có cả Cao Miên thừa nhận trong các văn bản có giá trị pháp lý quốc tế. Tháng 12 năm 1845, ba nước An Nam, Xiêm La (Thái Lan) và Cao Miên ký một Hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam. Năm 1846, một Hiệp ước ký giữa An Nam và Xiêm La có nhắc lại điều đó và Cao Miên sau đó cũng tham gia vào Hiệp ước này. Trong phần mở đầu của Hiệp ước bí mật giữa Xiêm La và Cao Miên ký ngày 01/12/1863 nêu rõ: “ Cao Miên nằm giữa các lãnh thổ Xiêm La, Nam Kỳ và các vùng đất thuộc Pháp”. Như vậy là chậm nhất đến năm 1845-1846, các nước láng giềng với Việt Nam đã ký các văn bản pháp lý chính thức công nhận vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam.
Hệ thống các chính sách tương đối toàn diện của nhà Nguyễn đã tạo nên sức mạnh và nguồn lực tổng hợp hỗ trợ cho công cuộc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ ở Nam Bộ, tạo nên sức mạnh quân sự đánh bại các đội quân xâm lược Nam Bộ.
Chủ quyền Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ đã chính thức được các nước láng giềng, trong đó có cả Cao Miên thừa nhận trong các văn bản có giá trị pháp lý quốc tế. Tháng 12 năm 1845, ba nước An Nam, Xiêm La (Thái Lan) và Cao Miên ký một Hiệp ước, trong đó thừa nhận 6 tỉnh Nam Kỳ thuộc Việt Nam. Năm 1846, một Hiệp ước ký giữa An Nam và Xiêm La có nhắc lại điều đó và Cao Miên sau đó cũng tham gia vào Hiệp ước này. Trong phần mở đầu của Hiệp ước bí mật giữa Xiêm La và Cao Miên ký ngày 01/12/1863 nêu rõ: “ Cao Miên nằm giữa các lãnh thổ Xiêm La, Nam Kỳ và các vùng đất thuộc Pháp”. Như vậy là chậm nhất đến năm 1845-1846, các nước láng giềng với Việt Nam đã ký các văn bản pháp lý chính thức công nhận vùng đất Nam Bộ là của Việt Nam.
Sau này khi thực dân Pháp xâm lược, trước sức ép và sự đe
doạ bằng vũ lực của quân Pháp, nhà Nguyễn đã bất lực từng bước nhượng các tỉnh
thuộc vùng đất Nam Bộ cho Pháp cai quản bằng các hiệp ước1867 và 1874. Một mặt
hai hiệp ước này là không phù hợp với luật pháp quốc tế do hình thành trên cơ sở
không tự nguyện, sử dụng vũ lực, nhưng mặt khác nó đã khẳng định chủ quyền lãnh
thổ không thể tranh cãi của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ. Pháp không thể ký
kết một Hiệp ước chia cắt một phần lãnh thổ của một quốc gia nếu quốc gia kết ước
không có chủ quyền đối với vùng lãnh thổ đó.
Ngày 9/3/1949, nhằm thực hiện Hiệp ước Ê-ly-dê, Đại hội đồng
khối Liên hiệp Pháp đã thảo luận về Dự luật đưa Nam Kỳ- một “lãnh thổ hải ngoại
của Pháp” trả lại cho “Quốc gia Việt Nam”. Tại hội nghị này, chính quyền Campuchia
tìm cách vận động chính phủ Pháp giúp thực hiện yêu sách lãnh thổ đối với vùng
đất Nam Bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu này của phía Campuchia đã không được
phía Pháp chấp thuận. Ngày 4/6/1949, Pháp đã thông qua Luật 49-733 kết thúc tiến
trình trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam, vĩnh viễn chấm dứt Quy chế “lãnh thổ hải
ngoại của Pháp” đối với vùng lãnh thổ này.
Về yêu sách của chính quyền Campuchia đối với vùng đất Nam Bộ, ngày 8/6/1949, chính
phủ Pháp đã gửi một bức thư cho Quốc vương Nô-rô-đôm Xi-ha-núc, trong đó nêu
rõ: “Ngoài những lý do thực tiễn, những lý do về pháp lý và lịch sử không cho
phép Chính phủ Pháp trù tính các cuộc đàm phán song phương với Campuchia để sửa
lại các đường biên giới của Nam Kỳ.Quốc vương hẳn cũng biết rằng Nam Kỳ đã được
An Nam nhượng cho Pháp theo các Hiệp ước 1862 và 1874...Chính từ triều đình Huế
mà Pháp nhận được toàn bộ niềm Nam Việt Nam....Về pháp lý, Pháp có đủ cơ sở để
thoả thuận với Hoàng đế Bảo Đại việc sửa đổi quy chế chính trị của Nam Kỳ...Lịch
sử ngược lại với luận thuyết cho rằng miền Tây Nam Kỳ vẫn còn phụ thuộc triều
đình Khmer lúc Pháp tới. Giữa những ví dụ khác, xin phép nhắc lại rằng Hà Tiên
đã được đặt dưới quyền tôn chủ của Hoàng đế An Nam từ năm 1715 và kênh nối Hà
Tiên với Châu Đốc được đào theo lệnh của các quan An Nam từ nửa thế kỷ trước
khi chúng tôi đến”. Với bức
thư nêu trên, Pháp không chỉ thừa nhận một thực tế lịch sử chứng tỏ Nhà nước Việt
Nam là chủ thực sự của vùng đất Nam Bộ, mà còn nêu lại một lần nữa cơ sở pháp
lý khẳng định vùng đất Nam Bộ đã thuộc chủ quyền của Việt Nam từ trước khi Pháp
đặt chân đến Nam Kỳ.
Bởi vậy, sự việc gần đây một số đám đông có liên hệ với đảng đối lập ở Campuchia (Đảng Cứu nguy dân tộc Campuchia)
có hành động tụ tập biểu tình trước đại sứ quán Việt Nam tại Campuchia đòi đất
vùng Khơ Me thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của Việt Nam là không thể chấp
nhận được. Ẩn đằng sau đó là âm mưu chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa hai
nước Việt Nam - Campuchia, đồng thời hòng gây mất ổn định tại Campuchia để giành quyền lãnh đạo. Ngay cả chính
phủ Căm-pu-chi-a
cũng không muốn chứng kiến bất kỳ
hành động khiêu khích nào xảy ra và kêu gọi mọi người cần tôn trọng luật pháp.
Vì vậy, đảng
đối lập ở Campuchia cũng như những phần tử kích động cần dừng ngay những hành động khiêu
khích và gây bất ổn cuộc sống của chính người dân Campuchia.
Kỳ phong
Lãnh thổ Việt Nam, đó là một khối thống nhất từ trước đến giờ , lịch sử với chiểu dài hàng nghìn năm đã chứng minh điều đó một cách hết sức đanh thép. MỌi hành động phi lý mang tính chống đối, phản bác điều đó đều là những lời giả dối, mang tính chất xuyên tạc sự thật, là một điều không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaLịch sử Việt Nam qua các thời kỳ khẳng định vùng đất Nam Bộ thuộc chủ quyền hoàn toàn tuyệt đối của Việt Nam. Điều này không chỉ lịch sử Việt Nam ghi nhận mà ngay cả các nước láng giềng, luật pháp quốc tế cũng khẳng định điều đó.Nhưng thời gian gần đây, chúng ta thấy nổi lên những luận điệu sai trái, xuyên tạc, mang tính chống phá điên cuồng, đó là điều không thể chấp nhận được.
Trả lờiXóaChúng ta có thể thấy rằng, thời gian gần đây, các đảng đối lập và những phần tử kích động luôn có những âm mưu nhằm xuyên tạc sự thật về việc Việt Nam đã xâm chiếm lãnh thổ camphuchia, nhưng chiều dài lịch sử đã nói lên tất cả, đó chỉ là một điều hết sức dối trá. Chúng ta nên tránh xa. đảng đối lập ở Campuchia cũng như những phần tử kích động cần dừng ngay những hành động khiêu khích và gây bất ổn cuộc sống của chính người dân Campuchia.
Trả lờiXóaVùng đất nam bộ thuộc chủ quyền hoàn toàn của đất nước Việt NAM ta đó là điều không thể chối cải các bạn à, nó đã được chứng minh một cách rõ ràng trong lịch sử đất nước rồi. CHính vì vậy không thể chấp nhận những luận điệu mà bọn đảng cứu nguy dân tộc ở campuchia bịa đặt được
Trả lờiXóaNhững sự kiện mà tác giả bài viết này đưa ra là bằng chúng lịch sử hùng hồn để chứng minh chủ quyền của vùng đất NAm Bộ thuộc chủ quyền hoàn toàn của vIệt Nam. Những gì mà tên samsairy đang làm là hoàn toàn sai trái các bạn à
Trả lờiXóaNhất định cái tên samsairy kẻ đứng đầu cái đảng cứu nguy dân tộc ở Campuchia nhất định sẽ phải trả giá với chính sách vần vựa đó của hắn mà thôi. Từ trước đến nay mối quan hệ giữa VIệt NAm và campuchia luôn tốt đẹp, vậy mà giờ đây hắn đang dã tâm phá hoại điều dó sao
Trả lờiXóaĐáng lẽ ra ở phía đảng đối lập ở campuchia không nên nêu ra vấn đề này làm gì vì VIệt NAm chúng ta có đầy đủ các bằng chứng về lịch sử và thực tiễn để khẳng định cho điều đó rồi. Làm thế lợi thì chẳng có mà chỉ thấy hại nhiều cho mối quan hệ của hai nước thôi
Trả lờiXóaCó thể nói đnagr đối lập ở campuchia đang có những hành động với âm mưu phá hoại sự đoàn kết nhất trí mối quan hệ ban giao hết sức tốt đẹp giữa hai nước từ trước đến nay. Việc chúng đòi lại vùng đất Nam Bộ hiện nay của Việt NAm là điều hết sức phi lý và trắng trợn
Trả lờiXóaNgay khi có sự việc phức tạp này xảy ra thì bên phía bộ ngoại giao Việt NAm đã lên tiếng chính thức về vấn đề này, trong đó khẳng định chủ quyền hoàn toàn không thể chối cãi của vIệt Nam đối với vùng Nam BỘ. Đồng thời yêu cầu chính quyền nước này xử lý những kẻ biểu tình gây rối
Trả lờiXóaNhững bàn tay đen đnag đứng sau tiến hành các vụ việc phá hoại mối quan hệ giữa hai nước đấy các bạn à . Việc biểu tình cua những người quá khích ở campuchia đã cho thấy rõ điều đó. Chúng ta cần phải cảnh giác với các hoạt đọng phá hoại đó mới được
Trả lờiXóaĐương nhiên đây chỉ là một trò chọc gậy bánh xe và phá hoại của các thế lực bên ngoài mà thôi. Chứ thực chất ai cũng biết thừa lại những cuộc biểu tình đòi đất kiểu này chẳng mang lại lợi ích gì đâu các bạn à. Quan trọng là bây giờ chính quyền nước này sẽ xử lí thế nào đây
Trả lờiXóaRất nhanh là bên phía VIệt NAM ta đã có phản ứng kịp thời trước hành động biểu tình đó cua những người dân ở campuchia. CHúng ta cần có những tác động gây áp lực nhất định đối với chính quyền nước này để họ giải quyết vụ việc trên một cách có hiệu quả nhanh chóng mới được
Trả lờiXóaChủ quyền đối với vùng đất NAm BỘ là điều mà thế giới đã công nhận thuộc hoàn toàn của VIệt NAm. TẤt cả mọi bằng chứng của lịch sử đều nói lên điều đó các bạn à. CHính vì vậy mọi hành động sai trái biểu tình ở nước bạn campuchia đòi lại vùng đất này là điều hoàn toàn không thể chấp nhận đươc
Trả lờiXóahình chữ S uốn cong từng tấc đất là những giọt mồ hôi xương máu của đồng bào cả nước giữ lại,miền nam bao năm thực dân pháp đế quốc mỹ đô hộ lại còn bị ảnh hưởng của poonpot campuchia,những con người nằm xuống để bảo vệ chủ quyền cho dân tôc chúng ta là những thế hệ sau phải giữ lấy chủ quyền đất nước
Trả lờiXóa