Tháng 9, tháng
mà nhiều bạn sinh viên vỡ òa trong niềm vui trở thành sinh viên đại học. Rất sớm
đây, các em sẽ hối hả trong nhịp sống đô thị. Và rất nhiều bạn sinh viên sẽ tìm cho mình một
công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình bớt đi một phần gánh
nặng, trang trải cuộc sống đồng thời có môi trường giúp mình hoàn thiện kỹ năng
giao tiếp, có thêm nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống để có đủ hành trang sau
này bước vào đời.
![]() |
BÁN HÀNG ĐA CẤP- “BÓNG MA” CỦA SINH VIÊN |
Thế nhưng, những
lúc này các em dễ rơi vào ma trận của các công ty lửa đảo mang tên đa cấp nhưng
được ngụy trang bởi những cái tên đầy uy tín. Các công ty đa cấp đang mọc lên
như “nấm” trong số này phải kể đến các cái tên nổi đình nổi đám trong suốt thời
gian qua như: Thiên Ngọc Minh Uy, Diamond Holiday hay Muaban24… và hoạt động của
chúng ngày càng đa dạng, biến hóa. Các công ty đa cấp đúng nghĩa thực chất
không xấu, nhưng nhiều công ty đã bị lợi dụng để lừa đảo, trục lợi bất chính đẩy
nhiều bạn sinh viên vào cảnh đánh mất chính mình, mất đi cả danh dự và tương
lai. Đây thật sự là một việc làm rất xấu và đáng bị lên án mạnh mẽ. Qua bài viết,
tác giả gửi lời cảnh giác đến tất cả các bạn sinh viên: không nên tham gia các công ty đa cấp nếu bạn chưa hiểu về nó và hãy
suy ngẫm về điều này: ở đâu cũng vậy sẽ không có ai thu nhập khủng mà không phải
lao động và tiền có càng nhiều thì nguy cơ càng lớn.
Đối tượng bán hàng đa cấp hướng đến thường là
các bạn sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, nhất là sinh viên năm thứ
nhất. Bởi lẽ, những “gà” này vừa chân ướt, chân ráo vào trường chưa có nhiều
kinh nghiệm và đang rất mong muốn có thêm thu nhập khá nhưng lại được bán thời
gian nên việc lôi kéo sẽ dễ dàng hơn.
Thủ đoạn của
các công ty đa cấp lừa đảo thường là:
- Để thuyết phục
những đối tượng của mình, các công ty này không ngần ngại “vẽ” ra các chiêu trò
PR, quảng cáo, truyền thông rầm rộ, từ nhờ người thân, bạn bè thành viên giới
thiệu miệng, phát tờ rơi, dán thông báo tuyển dụng ở các cổng trường học, bến
xe bus… đến chuyện thuê văn phòng tư vấn trực tiếp cho đối tượng. Cao tay hơn,
chúng còn tổ chức những buổi thuyết trình, hội thảo với sự tham gia của đông đảo
người dân (có cài cắm cả những nhân viên của chúng) nhằm mục đích thuyết phục
và kêu gọi sự tham gia của càng nhiều người càng tốt. Để đạt được mục đích làm
dày thêm mạng lưới thành viên, một số kẻ thuyết trình bán hàng đa cấp còn không
ngần ngại sử dụng những lời bịa đặt về thu nhập cá nhân “khủng” từ khi tham gia
công ty này, “lòng yêu nghề” và “trách nhiệm với xã hội”…, thậm chí lợi dụng cả
yếu tố tâm linh. Các em nên cảnh giác với những lời mời dự hội thảo từ những
người quen bất thình lình trên xe bus, trên lớp hoặc nên hỏi kỹ những thông tin
về công ty được mời chào và tìm hiểu về nó trên mạng.
- Các công ty bán hàng đa cấp thường
yêu cầu những người trở thành thành viên của họ phải mua hàng của họ hoặc mua
những “đồng tiền ảo” mà không bao giờ có hóa đơn. Chúng luôn bán sản phẩm với
giá cao hơn 300-400% giá thị trường cho những người muốn trở thành chuyên viên
kinh doanh của công ty. Sau đó anh muốn có thêm thu nhập thì phải đi thuyết phục
những người khác tham gia vào công ty hoặc bán hàng cho công ty với lời mời
chào “càng rủ được nhiều thì thu nhập càng cao”. Và những người đầu tiên các bạn
sẽ lôi kéo chính là người thân, bạn bè mình. Như lời Thạc sỹ Mai Ngọc Thịnh -
Giảng viên Khoa Kinh tế - Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Đà Lạt cho rằng một
số sinh viên tham gia bán hàng đa cấp, khi không lừa được ai thì rõ ràng đã lừa
bạn bè, lừa người thân bởi việc chào bán những mặt hàng không đúng với giá trị
thật như vậy. ST - một sinh viên từng học ngành Sinh học tại Trường ĐHĐL, sau
khi được người họ hàng lôi kéo vào mạng lưới phân phối của công ty mỹ phẩm đã
quyết định bỏ học để “làm giàu”. Kết quả là sau 1 năm, cả “leader” và “member”
(thành viên) đều đã “bỏ của chạy lấy người”, không còn cơ hội quay lại trường
cũ.
Việc tham gia
các công ty bán hàng đa cấp sẽ mang lại rất nhiều hệ lụy. Đầu tiên, hình thức kinh doanh này rất dễ khiến người ta ngộ nhận về
tiền lãi nhanh chóng, an toàn. Về bản chất, nó chỉ là lấy tiền của người này để
trả cho người khác trong một hệ thống người tham gia, mà nó không từ lao động sản
xuất, không từ gia tăng giá trị hàng hóa. Xét về mặt xã hội, đây chính là thiệt
hại lớn nhất. Tiếp theo, đối với từng
cá nhân, nếu chúng ta không tỉnh táo thì nó sẽ dẫn đến tình trạng: Một là anh
phải đắm đuối theo nó, tốn rất nhiều tiền cũng như công sức mà kết quả thu được
lại không được nhiều. Thứ hai là chuyện mang cái lỗi là lôi kéo, thuyết phục những
người thân quảng cáo quá mức và nó tạo ra một sự mất niềm tin, đổ vỡ về quan hệ
gia đình, bạn bè. Thứ ba, với các bạn sinh viên sẽ mất đi thời gian và tâm trí
để dành cho việc học tập- nhiệm vụ chính của các bạn, công cụ để các bạn kiếm sống
lâu dài sau này.
Rõ ràng, bán
hàng đa cấp này là một hoạt động lừa đảo, bán rẻ lòng tin và nhân phẩm của
chính bản thân những người tham gia vào mô hình đó (ngoại trừ hoạt động bán
hàng đa cấp chân chính). Vậy nhưng có những người vẫn ảo tưởng vào cái “thu nhập
khủng mà không phải lao động” đó. Thiết nghĩ, ở đời không ai cho không ai cái
gì bao giờ. Vậy nên, trước khi quyết định làm một việc gì đó, mỗi người nhất là
các bạn sinh viên cần động não và dành một chút thời gian suy nghĩ, phân tích
chín chắn để không tự đẩy mình vào cảnh “bỏ không được, bước không xong”, tự nhấn
chìm phẩm giá, nhân cách của mình.
Hungbin
Bản thân các bạn sinh viên phải nhận thức được đây là một hình thức lừa đảo rất tinh vi,hình thức này dễ đánh vào tâm lý của những sinh viên còn non trẻ chưa có kinh nghiệm sống,đặc biệt là khả năng kiếm tiền nhờ vào sự lừa lọc không mất công sức làm cho sự lôi cuốn của nó ngày càng trầm trọng hơn!
Trả lờiXóaMình thấy việc bán hàng đa cấp để lại hệ lụy rất lớn, nếu không muốn nói là lừa nhau. Đối tượng nhắm đến chủ yếu là sinh viên vì với mong muốn kiếm thêm tiền, kiến thức hạn chế, khi tham gia rồi thì chủ yếu bán hàng cho người thân của mình là chính, tự nhiên người thân phải trả giá cao cho các sản phẩm để mình hưởng ít lãi, công ty hưởng nhiều lãi.
Trả lờiXóaBán hàng đa cấp cũng là một hình thức kinh doanh, không xấu. Nhưng khi vào Việt Nam thì đã bị biến tướng rất nhiều, người tham gia chỉ lo chăm chăm lôi kéo người khác nhằm tạo thu nhập cho chính mình. Ngoại trừ những công ty đa cấp lừa đảo ra (sản phẩm dỏm, không chứng thực) thì ngay cả những công ty đa cấp làm ăn đàng hoàng, được cấp phép (sản phẩm tốt) họ vẫn bị những người tham gia làm cho méo mó hình ảnh và làm cho người khác cảm thấy dị ứng khi nghe nói đến "Bán hàng đa cấp"
Trả lờiXóaMấy người đi nghe thuyết trình này cũng không phải là những người mới vào đời, trình độ kém đâu, có người là viên chức, Giám đốc, thậm chí là Phó hoặc Tổng Giám đốc ngân hàng nữa. Vậy mà chỉ vì chữ "tham" mà tự chui đầu vào rọ, lừa đảo cả bạn bè, người thân tham gia để mong gỡ gạt lại.
Trả lờiXóaĐa cấp thực ra không xấu nhưng cách mà chúng ta làm đã biến nó trở thành xấu đó là lừa đào nhau tham gia đường giây xong những người cảng về sau càng bị thiệt. Chính xác đã làm nó thành lừa đảo đa cấp. Bố nào càng trùm thì càng nhiều lợi nhuận, cháu nào càng ít cấp dưới thì thiệt hơn
Trả lờiXóachung quy,cái mất mát lớn nhất chính là tình bạn.vì mục tiêu đầu tiên và cuối cùng để lừa cũng chỉ có bạn mình mà thôi.Cơ mà khi tất cả mọi giấc mơ sụp đổ,thỳ lại đặt ra câu nói nếu như...! thật sự là còn ít lắm những người bạn trân trọng nhau và được trân trọng lại ntn
Trả lờiXóaQuá chuẩn! Mình chỉ khuyên các bạn sinh viên rằng: Là những người có học thức và đặc biệt có thể nắm bắt thông tin dễ dàng qua Internet, sinh viên nên nhìn nhận vấn đề, biết phân tích đúng – sai, phải – trái và chọn cho mình một công việc part-time phù hợp. Đừng vì mối lợi ban đầu mà nhắm mắt theo lao. Để rồi quay đầu lại không còn là bờ mà chỉ là biển lớn, vực sâu.
Xóađây cũng là bài học đắt giá cho những bạn đang có ước mơ đổi đời nhờ bán hàng đa cấp ! các bạn sv cũng nên thận trọng vs bọn bhđc! lũ lừa đảo!
Trả lờiXóaminh cũng từng bị lôi kéo nhiều lần.nhưng minh ko tham giabans hàng đa cấp ở nước ngoài khác.vào việt nam thì bị biến chất.
Trả lờiXóaCăm thù cái bọn đa cấp toàn đi lừa người khác sao nhà nước vẫn cứ để họ nhở nhơ ngoài vòng pháp luật nên cấm không cho kinh doanh loại hình này
Trả lờiXóaBọn này thường lừa các em sinh viên là thu nhập cao, nhưng tiền đấy là từ đâu, từ bán sản phẩm, mà sản phẩm thì cần tiền để mua, nếu không làm ra tiền thì lấy đầu tiền mua sản phẩm, tiền đâu để biến nó thành thu nhập cho người tham gia, người bán...
Trả lờiXóaSau những cú “lừa” đau đớn của bán hàng đa cấp, nhiều bạn trẻ đã có những cái nhìn sâu sắc hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nhiều người cũng thừa nhận rằng, trong những ngày đầu tìm hiểu về mạng lưới bán hàng đa cấp, họ cũng học được rất nhiều kinh nghiệm cho bản thân, nhất là những kỹ năng về giao tiếp, môi trường năng động và nhiệt huyết vì ở đó hầu hết các bạn trẻ đều có khát vọng làm giàu rất mãnh liệt.
Trả lờiXóahình thức bán hàng đa cấp “núp bóng” sàn giao dịch thương mại điện tử vẫn đang hoạt động dưới các hình thức tinh vi với những chiêu lừa mới. Vì vậy, sinh viên, các bạn trẻ cần đề cao cảnh giác với kiểu “lừa đảo có tổ chức” này. Đồng thời các cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc ngăn chặn việc các công ty bán hàng đa cấp núp bóng sàn giao dịch thương mại điện tử để lừa đảo như hiện nay.
Trả lờiXóaSau khi “xâm thực” khá thành công vào giới nhân viên văn phòng, nghề bán hàng đa cấp đang có dấu hiệu mở hướng sang chiêu dụ cả giới sinh viên. Không ít bạn trẻ chân ướt chân ráo từ quê lên thành phố theo học bị choáng ngợp bởi những lời rủ rê đường mật đã lao vào vòng xoáy, nhiều người trong số họ đến khi “tỉnh” ra thì đã phải trả những cái giá rất đắt...
Trả lờiXóaNhiều bạn sinh viên lỡ đi vào “con đường” này rồi mới méo mặt khóc than. Nhiều người mất tiền mất của, bị bạn bè xa lánh, gia đình mất lòng tin, Có những người còn bị mất hết các mối quan hệ bạn bè tốt đẹp vì cứ nài nỉ bạn bè mua hàng hòng được lên chức, có thêm tiền…Biết là SV đi làm thêm để giúp đỡ bố mẹ phần nào, nhưng làm gì, làm như thế nào thì cần phải cân nhắc kỹ, kẻo “tiền mất tật mang”, học hành bê trễ….
Trả lờiXóaBán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, theo đó người bán hàng sẽ được hưởng hoa hồng từ kết quả bán hàng của mình và của những người trong mạng lưới. Không phủ nhận bán hàng đa cấp là một loại hình kinh doanh hiện đại và đã có những ưu thế nhất định. Ở nước ta đã có những công ty sử dụng loại hình, hình thức kinh doanh này một cách hiệu quả.
Trả lờiXóaBên cạnh những công ty làm ăn chân chính, theo đúng tính chất của đa cấp thì cũng xuất hiện một số công ty bán hàng đa cấp có dấu hiệu bất thường, biến tướng. Chính những công ty bán hàng đa cấp này đang thực sự tạo nên những cơn sốt làm giàu, xáo trộn cuộc sống ở không ít vùng quê nông thôn bằng cách reo rắc vào đầu người tham gia những ảo tưởng làm giàu vô lý. Từ những người nông dân đến các bạn sinh viên và cả những người già đã nghỉ hưu bỗng chốc trở thành những chuyên viên đa cấp.
Trả lờiXóaMô hình kinh doanh đa cấp từ lâu đã được cho là không bền vững, nặng hơn là lừa đảo... thế nhưng từng lớp thế hệ sinh viên vẫn vướng vào và lôi kéo nhau tham gia.
Trả lờiXóaDễ dàng nhận dạng những bạn trẻ tham gia kinh doanh đa cấp bởi mọi cuộc gặp gỡ của họ, câu đầu tiên họ hỏi bạn sẽ là "Có muốn kiếm tiền không?". Cùng với đó, người kinh doanh đa cấp luôn khẳng định công việc của họ không phải kinh doanh mà chỉ là "chia sẻ cho nhau những việc tốt".
Rất nhiều câu hỏi được đặt ra: "Vì sao mô hình này bị phê phán nhiều nhưng lần lượt các lứa sinh viên mới lên đều dính phải?" Thứ nhất, sinh viên luôn khao khát được học kỹ năng sống, mà mô hình đa cấp luôn chiêu dụ sinh viên bằng những hứa hẹn được huấn luyện những kỹ năng hấp dẫn để thay đổi bản thân. Thứ hai, sinh viên thích đi làm thêm để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống và giúp đỡ gia đình. Và cuối cùng, sinh viên bị dụ là do khả năng diễn thuyết của các diễn giả này rất lôi cuốn. Họ đã "vẽ" ra tương lai sáng lạn cho các bạn sinh viên. Chỉ đáng buồn là họ sử dụng tài năng đó vào mục tiêu không lương thiện.
Trả lờiXóaĐể tránh được những cái bẫy người này, các bạn sinh viên cần tìm hiểu kỹ hơn 'người thầy' mà mình muốn theo học là ai, công chúng nói và những người từng học nói thế nào về người ấy. Điều quan trọng nhất đối với các bạn sinh viên là học hành. Việc làm thêm khi đang ngồi trên ghế nhà trường sẽ giúp các bạn có kinh nghiệm và kỹ năng sống, tuy nhiên, dù làm bất cứ việc gì cũng tránh ảnh hưởng đến việc học.
Trả lờiXóaThời gian qua, việc nhiều công ty đa cấp lợi dụng sự nhẹ dạ của sinh viên để dụ dỗ tham gia, khiến nhiều sinh viên điêu đứng vì mất tiền bạc. Các bạn sinh viên tỉnh lẻ, đặc biệt là sinh viên năm nhất thời gian rảnh rỗi nhiều nên mong muốn tìm được một công việc làm thêm phù hợp để trang trải chi phí học hành, đỡ đần gia đình. Nắm bắt được tâm lí đó nên các thành viên của các công ty đa cấp nhanh chóng tìm đến nhóm đối tượng này.
Trả lờiXóaĐánh vào tâm lý muốn làm giàu, muốn cuộc sống tốt đẹp hơn của sinh viên hiện nay mà đa số Giới bán hàng đa cấp tìm đến sinh viên. Đa cấp không có gì là tốt đẹp cả. Chúng chỉ là lừa đảo mà thôi, không thể nào kiếm tiền một cách nhanh chóng như vậy được. Hãy tự kiếm tiền bằng chính sức lực của mình nha.
Trả lờiXóaThanh niên hiện nay không nhất thiết là phải vào đại học để làm giàu mà. Đại học không phải con đường duy nhất để giúp ta có được cuộc sống như ý muốn. Mỗi người sẽ có những lựa chọn riêng cho mình, có sự nghiệp khi không cần qua ngưỡng cửa Đại học.
Trả lờiXóa