Tận tâm, thiện chí thực hiện các cam
kết quốc tế hay còn gọi là nguyên tắc Pacta sunt servanda là một trong những
nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Theo đó, mọi quốc gia đều có nghĩa vụ thực
hiện tự nguyện và có thiện chí, trung thực và đầy đủ các nghĩa vụ đối với các
điều ước quốc tế mà nước mình đã tham gia ký kết. Xét về hành động của Trung
Quốc trong vấn đề pháp lý liên quan đến biển và hành động của Trung Quốc trong
thời gian vừa qua chúng ta thấy rằng:
Thứ nhất, Trung Quốc đã tham gia
những cam kết quốc tế nào trong lĩnh vực biển?
1. Trung Quốc tham gia Hiến chương
Liên hợp quốc 1945, không chỉ là thành viên còn là một trong 5 Ủy viên thường
trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (LHQ).
2. Ngày 7/6/1996, Trung Quốc tham gia
Công ước Luật biển năm 1982 (UNCLOS) – sau đây gọi là Công ước 1982.
3. Năm 2002, Trung Quốc và ASEAN ký
Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
4. Năm 2011, Trung Quốc ký Tuyên bố
chung nhân chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam Nguyễn Phú Trọng.
Năm 2011, Trung Quốc ký với Việt Nam
Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa
hai nước.
Thứ hai, Trung Quốc đã thực thi những điều ước quốc tế đó như thế nào?
- Đối
với Hiến chương LHQ mà Trung Quốc đã tham gia với vai trò là một thành viên của tổ chức này. Ngay
tại lời mở đầu, Hiến chương quy định các quốc gia thành viên “Tạo những điều
kiện cần thiết để bảo đảm công lý và tôn trọng những nghĩa vụ phát sinh từ các
điều ước quốc tế và các nguồn khác của luật quốc tế đặt ra”. Nhưng rõ ràng, là
một nước lớn Trung Quốc không hề giữ được vị thế của mình khi liên tục có những
hành động ngông cuồng, bất chấp quy định của luật quốc tế.
- Đối
với Công ước 1982, Trung Quốc liên tục có những động thái không thực hiện
nghiêm túc các quy định còn ngang nhiên vi phạm đến chủ quyền của Việt Nam và
các quốc gia trong khu vực biển Đông.
Năm 1998, Trung
Quốc ban hành Luật về Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, khẳng định cả hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
riêng mà Trung Quốc gọi là “vùng nước phụ cận”, quy định đường cơ sở của hai
quần đảo này được xác định như vùng nước quần đảo.
Rõ ràng, xét
theo Công ước 1982, trên biển Đông chỉ có hai quốc gia quần đảo là Indonesia và
Philippines được phép vẽ đường cơ sở theo quy định của Công ước; còn các quốc
gia ven biển như Việt Nam, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Singapore, Brunei và
Trung Quốc hoàn toàn không có quyền vẽ đường cơ sở quần đảo.
Do đó, việc Luật về Vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc khẳng định cả hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa đều có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng là việc làm vô
lý, không chỉ vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo
này mà còn trái với quy định của Công ước Luật Biển về phương pháp vẽ đường cơ
sở.
- Đối
với Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã
ký kết với các nước ASEAN năm 2002. Theo đó, “các bên cam kết tự kiềm chế những
hành động có thể làm phức tạp hay làm leo thang những tranh chấp và ảnh hưởng
đến hòa bình và sự ổn định, bao gồm những hành động xâm chiếm những hòn đảo, bãi
đá ngầm, bãi cát, bãi san hô và những điểm khác hiện không có người sinh sống
và giải quyết những bất đồng giữa các bên theo một cách thức xây dựng”.
Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua,
chính Trung Quốc là bên đã có những hành động gây hấn làm phức tạp, leo thang
các tranh chấp và làm ảnh hưởng đến hòa bình trong khu vực và trên thế giới khi
tiến hành một loạt những động thái trên biển, khi đưa giàn khoan HD 981 vào
thăm dò sâu trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam. Bên cạnh đó,
còn sử dụng những biện pháp sử dụng vũ lực, vi phạm đến luật pháp quốc tế.
-
Đối với những Thỏa thuận song phương
giữa Trung Quốc và Việt Nam
Tuyên bố và Thỏa thuận chung nêu rõ, trước khi tranh chấp
được giải quyết dứt điểm, hai bên cùng gìn giữ hòa bình, ổn định trên Biển
Đông, không có hành động làm phức tạp hóa, mở rộng tranh chấp; hai bên cam kết
“nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà lãnh đạo cấp cao hai
nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của Tuyên bố về
ứng xử của các bên ở Biển Đông”.
Rõ ràng, theo
như Tuyên bố và Thỏa thuận giữa hai nước, tranh chấp giữa hai nước chưa hề được
giải quyết nhưng cách mà Trung Quốc tiến hành trong những ngày qua đã chà đạp
lên tất cả giá trị của những điều mà chính Trung Quốc đã cam kết tham gia.
Qua sự phân
tích,dù chỉ mới chạm đến bề mặt của vấn đề nhưng thấy rằng, Trung Quốc đã tự
nguyện tham gia các điều ước quốc tế, hơn ai hết, họ nắm vững được những nội
dung mình đã thỏa thuận, biết được mình được làm gì và cần phải làm gì? Rõ
ràng, nhận thức của Trung Quốc là rất đầy đủ, quy định tại các điều ước quốc tế
trên cũng không có những vấn đề mập mờ, không sáng tỏ nhưng hành động của Trung
Quốc lại đi ngược tất cả, chà đạp lên những giá trị trong việc thực thi công
lý, thực thi cam kết quốc tế. Rõ ràng, trước những hành động không phân biệt
đúng – sai của Trung Quốc, không chỉ Việt Nam, không chỉ Philippines, không chỉ
Đông Nam Á mà còn cần sự chung tay của cả cộng đồng quốc tế đối với một quốc
gia có sự vi phạm luật quốc tế, vi phạm những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc
tế.
PTTA.
Có lẽ trên con đường đấu tranh với giặc Trung Quốc sẽ còn rất nhiều khó khăn khi mà chúng luôn có những hành động hết sức ngang ngược và xấu xa, chúng có thể bất chấp mọi thứ để mà làm cho đất nước chúng ta bị ảnh hưởng. Chính vì thế chúng ta cần phải có những biện pháp để mà thoát khỏi chúng, nhưng quyết không đánh đổi một tấc đất nào với chúng cả
Trả lờiXóaNhững việc mà Trung QUốc đã làm là không thể tha thứ, với cái gọi là giấc mộng Trung Hoa thì Trung Quốc đang khiên cho cả thế giới phẫn nộ về những hành động ngông cuồng của họ, chúng ta nên lo lắng rằng kiệu có thể nào đây là những mở đầu cho cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 hay không khi Trung Quốc liên tục có những hành vi gây hấn với các nước láng giềng để âm mưu chiếm vùng đất đó của họ.
Trả lờiXóathực tế là theo như tuyên bố và thỏa thuận giữa hai nước, tranh chấp giữa hai nước chưa hề được giải quyết nhưng cách mà Trung Quốc tiến hành trong những ngày qua đã chà đạp lên tất cả giá trị của những điều mà chính Trung Quốc đã cam kết tham gia. Đó là quy ước của hai nước và các bên tham gia biển đông DOC
Trả lờiXóaNói chung là công ước luật biển thì quốc gia nào cũng kí kết này, quy tắc ứng xử biển đông DOC trung quốc cũng kí này... Nhưng có làm gì được nó đâu, kiện nó thì chưa kiện. Mà cũng chưa làm xong là kiện ở đâu? hành xử của nó càng ngày càng bá đạo, một giàn khoan rồi hai giàn khoan...
Trả lờiXóaTận tâm, thiện chí thực hiện các cam kết quốc tế hay còn gọi là nguyên tắc Pacta sunt servanda là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế. Có vẻ như nguyên tắc này đối với trung quốc thì quá quen, người bạn bốn tốt của chúng ta thích thì làm không thích thì thôi, hứa cũng được mà thất hứa cũng chả sao, y như câu " mèo trắng mèo đen.." thì đã hiểu được bạn chất của họ
Trả lờiXóa