Ngày 2 tháng 5 năm 2014, giàn khoan được
Trung Quốc đưa đến tọa độ 15°29′58″B 111°12′1″Đ, cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa - chủ quyền của Việt Nam là 17 hải lý về phía nam, cách đảo Hải Nam 180 hải lý về phía nam, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng
Ngãi, Việt Nam) khoảng 120 hải lý về phía đông. Đảo Tri Tôn cũng như toàn
bộ quần đảo Hoàng Sa hiện đang do Trung Quốc kiểm soát từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 với Việt Nam Cộng hòa. Vị trí mà Trung Quốc đặt giàn
khoan nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa của
Việt Nam. Kể từ đó đến nay, Trung Quốc liên tiếp chủ động tiến hành những hoạt
động đâm va, ngăn cản lực lượng chấp pháp của Việt Nam làm nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền, xâm phạm nghiêm trọng lãnh thổ của Việt Nam.
Trải
qua 4000 năm Bắc thuộc và nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc thực dân
hơn lúc nào hết nhân dân Việt Nam mong muốn hưởng cuộc sống hòa bình. Vì vậy,
thời gian qua, dù căng thăng dâng cao nhưng Việt Nam luôn kiên trì ưu tiên giải
quyết vấn đề Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên Biển Đông bằng biện
pháp hòa bình, trong đó có biện pháp sử dụng trọng tài quốc tế.
Sáng
23/6, thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn
và Tổng Thư ký Tòa Trọng tài thường trực (PCA) Hugo Hans Siblesz đã ký Hiệp
định nước chủ nhà và Thư trao đổi về hợp tác giữa Chính phủ Việt Nam và PCA,
trong đó xác nhận tư cách pháp lý của PCA tại Việt Nam; cho phép PCA
thực hiện các hoạt động giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế và cung cấp
hỗ trợ thích hợp cho các tổ chức liên chính phủ và thực thể khác tại Việt Nam.
Hiệp
định này sẽ là tiền đề thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với PCA trong
lĩnh vực trao đổi pháp luật cũng như sẽ giúp Việt Nam tiếp cận tốt hơn với các
thủ tục trọng tài, góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp trong khu vực.
Đồng thời, Việt Nam sẽ có điều kiện củng cố chắc về mặt pháp lý cũng như trình
tự thủ tục khi đưa vụ việc Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ Việt Nam ra tòa quốc
tế.
Việt
Nam khẳng định chủ quyền lãnh thổ là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, không thể
thương lượng hay nhượng bộ và sẵn sàng dùng mọi biện pháp để giữ chọn vẹn lãnh
thổ kể cả biện pháp vũ trang. Tuy nhiên, vũ trang luôn đi liền với tổn thất to
lớn về người và luôn được đặt là giải pháp cuối cùng - Đó là quan điểm, chủ
trương hết sức đúng đắn của Việt Nam và được nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới quan tâm ủng hộ. Hy vọng chúng ta sẽ có được cơ sở pháp lý vững chắc,
giải quyết tranh chấp bằng hòa bình, đập tan tư tưởng “đại hãn”, bành trướng
lãnh thổ của Trung Quốc./.
Kỳ
Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét