Ngày
14/9/1958, Thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng đã gửi công
hàm với nội dung “Thưa đồng chí Tổng lý! Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng
chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành
bản tuyên bố, ngày 4-9-1958, của Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa,
quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm
triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, trong mọi quan hệ với
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa trên mặt bể. Chúng tôi xin gửi đồng chí Tổng
lý lời chào rất trân trọng”
Sau này, rất nhiều lần chính quyền Trung Quốc xuyên
tạc Công hàm năm 1958 và cho rằng, nội dung của Công hàm đã công nhận chủ quyền
của Trung Quốc đối với Hoàng Sa và Trường Sa, do đó Việt Nam phải tuân thủ theo
đúng thuyết “Estoppel” trong Luật quốc tế.
Vậy, thuyết “Estoppel” là gì? Estoppel là một nguyên tắc theo đó
một quốc gia không có quyền nói hoặc hoạt động ngược lại với những gì mình đã
nói hoặc hoạt động trước kia. Mục đích chính của thuyết này là ngăn chặn trường
hợp một quốc gia có thể hưởng lợi vì những thái độ bất nhất của mình, và do đó,
gây thiệt hại cho quốc gia khác.
Theo luật quốc tế, không có một văn
bản pháp lý nào có thể gắn cho những lời tuyên bố đơn phương một tính chất bó
buộc, ngoại trừ thuyết “estoppel”. Tuy nhiên, thuyết estoppel không có nghĩa là
cứ tuyên bố một điều gì đó thì quốc gia tuyên bố phải bị ràng buộc bởi lời
tuyên bố đó. Để ràng buộc một quốc gia với lời tuyên bố đơn phương, thuyết
Estoppel phải hội đủ các yếu tố sau:
1. Lời tuyên bố hoặc hành động phải
do một người hoặc cơ quan đại diện cho quốc gia phát biểu, và phải được phát
biểu một cách minh bạch.
2. Quốc gia nại “estoppel” phải
chứng minh rằng mình đã dựa trên những lời tuyên bố hoặc hoạt động của quốc gia
kia, mà có những hoạt động nào đó, hoặc không hoạt động.
3. Quốc gia nại “estoppel” cũng phải
chứng minh rằng, vì dựa vào lời tuyên bố của quốc gia kia, mình đã bị thiệt
hại, hoặc quốc gia kia đã hưởng lợi khi phát biểu lời tuyên bố đó.
4. Lời tuyên bố hoặc hoạt động phải
được phát biểu một cách liên tục và trường kỳ.
Rõ ràng,
lý luận của Trung Quốc về Công hàm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng là không có
cơ sở xác đáng bởi bản thân Trung Quốc không chứng minh được rằng mình đã có
những động thái nào và chịu những thiệt hại gì vì Công hàm của Việt Nam nên
thiếu đi yếu tố thứ 2 và 3 trong nội dung của thuyết Estoppel. Bên cạnh đó, bức
Công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng chỉ ghi nhận và tán thành hải phận của
Trung Quốc với vùng lãnh hải là 12 hải lý chứ không hề đề cập đến vấn đề Hoàng
Sa và Trường Sa. Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được nhà nước ta chiếm hữu từ
thế kỷ XVII cho đến nay trên nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ được luật pháp quốc tế
thừa nhận và chúng ta cũng đã thực thi chủ quyền của mình một cách liên tục,
không gián đoạn cho đến khi Trung Quốc sử dụng các biện pháp vũ lực nhằm chiếm các
đảo trên.
PTTA
quan trọng nữa là có hòa bình mới ổn định phát triển, đầu tư cho tiềm lực quốc phòng an ninh được. Chúng ta chiến thắng không phải chỉ bằng vũ khí, chúng ta đã và đang làm đó hết sức mình là bảo vệ tổ quốc này bằng tất cả toàn lực của toàn dân tộc, hiện nay trong quá trình xây dựng đất nước thì chúng ta nên hạn chế các cuộc chiến tranh
Trả lờiXóa