Việc sử dụng điện thoại di động bây giờ đã
không còn được coi là biểu hiện xa xỉ ở Việt Nam. Nếu như trong những năm đầu
những năm 1990s của thế kỷ trước những gia đình tư nhân ở Việt Nam có điện thoại
cố định cũng được coi là văn minh rồi chứ chưa nói đến việc cá nhân sử dụng điện
thoại di động. Tuy nhiên trong vòng hơn 15 năm trở lại đây các mạng dịch vụ viễn
thông di động ở Việt Nam phát triển nhanh. Bây giờ ra đường ai ai cũng dùng di
động. Ngày nay, nhờ vào thành quả phát triển không ngừng của công nghệ thông
tin và sự mở cửa thị trường số lượng điện thoại thông minh 'smartphone' đã chiếm tỉ trọng rất lớn trong số người dùng điện thoại
di động ở Việt Nam. Nếu mỗi người sử dụng di động với điện thoại thông minh mà
biết chắc rằng mình đang bị theo dõi, nghe trộm, bị trộm cắp thông tin cá nhân
thì rất ít người dám dùng điện thoại di động. Ấy thế mà điều này đã xảy ra. Mấy
hôm nay, báo trí và các trang mạng đồng loạt đưa tin về sự phát triển và cung cấp
phần mềm nghe nén Ptracker của Công ty Việt Hồng (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) đã bị Phòng
cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50) Công an Hà Nội phát hiện.[1]
Nghe nói có tới 14.000 điện thoại ở Việt Nam bị nghe nén. Tôi cho rằng trên thực
tế có thể con số này lớn hơn rất nhiều. Có lẽ còn nhiều công ty khác của trong
nước và nước ngoài có thể phát triển các phần mềm nghe nén mà chúng ta chưa
phát hiện và xử lý.
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo
qui định của Hiến pháp Việt Nam năm 2013, Điều 21 qui định:
"1. Mọi người có quyền
bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có
quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá
nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có
quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin
riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư
tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của
người khác."
Hành
vi nghe trộm điện, thu thập các thông tin từ điện thoại di động của cá nhân được
coi là xâm phạm đến bí mật đời tư của cá nhân-là một quyền mà Bộ luật dân sự Việt
Nam năm 2005 bảo vệ. Theo Khoản 3, Điều 38, Bộ luật dân sự qui định như sau:"Thư tín,
điện thoại, điện tín, các hình thức thông tin điện tử khác của cá nhân được bảo
đảm an toàn và bí mật. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín, các hình
thức thông tin điện tử khác của cá nhân được thực hiện trong trường hợp pháp luật
có quy định và phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."
Theo
qui định của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009),
Điều 125. Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của
người khác qui định như sau:
"1.
Người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được
truyền đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính hoặc có hành vi trái pháp
luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác
đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì
bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ một triệu đồng đến năm triệu đồng hoặc phạt cải
tạo không giam giữ đến một năm.
2. Phạm
tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
từ một năm đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm:a) Có tổ chức; b)
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; c) Phạm tội nhiều lần; d) Gây hậu quả nghiêm
trọng; đ) Tái phạm."
Mong
rằng cơ quan Nhà nước hãy làm rõ những hành vi của các tổ chức cá nhân sử dụng
phần mềm nghe lén trên điện thoại di động ở Việt Nam để đưa ra hình thức xử lý
và chế tài thích đáng. Mọi người sử dụng sản phẩm điện thoại thông minh hãy cảnh
giác với hành vi trộm cắp cá nhân thông qua các phần mền nghe lén được cài đặt
bí mật trên điện thoại của mình.
Hoa Phượng @
[1] http://vnreview.vn/tin-tuc-an-ninh-mang/-/view_content/content/1175284/phan-mem-nghe-len-ptracker-co-xuat-xu-trung-quoc
5 Nhận xét
Ở nước toàn là luật rừng thì lại thích nói về luật, cũng nhu= không có va9n hóa thì đa6u cũng phải có phường văn hóa, cs nhiều trò !!
Trả lờiXóađây là một hành vi vi phạm pháp luật. không ngờ với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trong đó có những chiếc điện thoại thông minh được gọi là smartphone thì những người dùng tại Việt Nam đang là nạn nhân của công ty TNHH công nghệ Việt Hồng
Trả lờiXóaKể ra mấy chuyên gia, kỹ sư phần mềm của công ty này cũng giỏi ra phết đấy chứ, sáng chế ra được cả một phần mềm có thể nghe trộm toàn bộ như thế thì còn gì bằng nữa. Vậy là đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do cá nhân, quyền tự do thông tin và một số quyền cơ bản khác của con người rồi còn gì nữa.
Trả lờiXóaThông báo bán gấp mấy con sờ mát pôn. ai cần mua thì liên hệ với mình nhé, tội phạm bây giờ phát triển thế này mà người dùng lại tiếp tay cho chính tội phạm để thực hiện như thế thì không biết hậu quả sẽ như thế nào nếu như thông tin cá nhân bị chuyển đến cho những tên tội phạm khác nữa,thiết nghĩ đây là thời cơ cho sự bùng nổ của một thời anh hùng 110i
Trả lờiXóaCùng với sự bùng nổ của khoa học công nghệ, việc nghe lén điện thoại trở nên quá dễ dàng, bởi các thiết bị chuyên dụng trong đánh cắp thông tin được rao bán tràn lan trên mạng. Xâm phạm bí mật an toàn thư tín, điện thoại, điện tín là hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị coi tội phạm, nhất là những bí mật đó liên quan đến an ninh quốc gia. Bởi vậy luật pháp nhà nước nên nghiêm trị loại tội phạm này.
Trả lờiXóa