Tình hình tranh
chấp trên biển Đông ngày càng leo thang mạnh mẽ, đặc biệt sau sự kiện ngày
01/5/2014, Trung Quốc tiến hành đưa giàn khoan HD 981 vào thăm dò trong vùng biển
của Việt Nam và liên tục có những hành động thách thức, gây hấn với Việt Nam và
các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới. Trước mưu đồ độc chiếm 90%
biển Đông của Trung Quốc đòi hỏi các quốc gia trên thế giới cần có những động
thái phù hợp để ngăn chặn âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Là quốc gia có quyền
lợi liên quan trực tiếp, Việt Nam cần có những động thái tích cực để ngăn cản
Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền biển đảo và tuân thủ đầy đủ những quy định của luật
pháp quốc tế.
Theo nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế
là giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình thông qua những biện pháp được quy định tại Điều
33 của Hiến chương LHQ (biện pháp đàm phán, hòa giải, trung gian, điều tra,
trọng tài quốc tế, Tòa án công lý quốc tế và giải quyết trước các tổ chức quốc
tế bằng các hiệp định khu vực). Nhiều ý kiến cho rằng để giải quyết tranh chấp
trên Biển Đông, Việt Nam cần đưa vụ việc ra trước Tòa án quốc tế. Vậy những
thiết chế Tòa án nào có thể giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển, đảo
và sự lựa chọn của Việt Nam như thế nào sẽ chuẩn xác?
Tại Điều 287 Công ước về Luật biển năm 1982
(UNCLOS) – sau đây gọi là Công ước 1982-
một quốc gia thàn viên có quyền tự do lựa chọn một trong các cơ quan tài
phán sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến giải thích hay áp
dụng công ước: Tòa án Công
lý quốc tế (ICJ); Tòa án quốc tế về Luật Biển (ITLOS - được thành lập theo Phụ
lục số VI
của Công ước 1982); Tòa án trọng
tài quốc tế về Luật Biển (được thành lập theo Phụ lục số VII của Công ước 1982); Tòa án trọng tài đặc biệt (được thành lập theo Phụ lục số VIII của Công ước 1982).
Thấy
rằng, chúng ta cần nghiên cứu kỹ trước khi đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý
quốc tế, bởi theo quy chế của Tòa án này, chỉ giải quyết tranh chấp khi các bên
tham gia chấp nhận xét xử tranh chấp bằng Tòa án này. Trong khi đó, yêu sách
của Trung Quốc trên biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nên để đưa vụ
việc ra Tòa án Công lý quốc tế sẽ không phải là lựa chọn của Trung Quốc.
Trong khi đó, Tòa án
trọng tài đặc biệt chỉ có chức năng điều tra và xác lập các sự kiện từ nguồn
gốc vụ tranh chấp liên quan đến bốn vụ việc là: đánh bắt hải sản; bảo vệ và gìn
giữ môi trường biển; nghiên cứu khoa học biển và hàng hải, kể cả nạn ô nhiễm do
các tàu thuyền hay do nhận chìm chứ không thực sự là cơ quan có chức năng “giải
quyết tranh chấp”. Tòa này chỉ có thể thảo ra các khuyến nghị không có tính
ràng buộc các bên tranh chấp phải thực hiện mà chỉ là cơ sở để các bên tranh
chấp xem xét lại những vấn đề làm phát sinh tranh chấp mà thôi.
Còn Tòa án quốc tế về
Luật Biển là một cơ quan thường trực nhưng chỉ giải quyết các tranh chấp về
giải thích và thực hiện công ước. Hơn nữa, tại điều 22 phụ lục VI của Công ước
1982 quy định Tòa án này chỉ đứng ra xét xử vụ việc nếu các bên liên quan đều
lựa chọn thiết chế này để giải quyết tranh chấp. Và thực tế rất ít quốc gia khi
phê chuẩn, gia nhập Công ước 1982 lựa chọn Tòa án quốc tế về Luật Biển để giải
quyết tranh chấp.
Như vậy, có thể thấy
rằng Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật biển có thể là sự lựa chọn tối ưu của
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Bởi, nếu Việt Nam lựa chọn Tòa này để xét xử
thì không nhất thiết phải có sự đồng ý của Trung Quốc (Như trường hợp
Philippines kiện Trung Quốc về tuyên bố “đường lưỡi bò”. Dù Trung Quốc tuyên bố
không tham gia vụ kiện nhưng Tòa Trọng tài vẫn tiến hành các hoạt động từng
bước chuẩn bị đưa vụ kiện ra xét xử). Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, Tòa Trọng
tài quốc tế về Luật Biển chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh
trong quá trình giải thích và thực hiện Công ước 1982 chứ không có thẩm quyền
giải quyết các tranh chấp về phân định lãnh hải, phân định vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa; các vụ tranh chấp liên quan đến việc hoạch định ranh giới
các vùng biển đã được một thỏa thuận giữa các bên giải quyết dứt khoát, cũng
như đối với các vụ tranh chấp phải được giải quyết theo đúng thỏa thuận song
phương hoặc đa phương có tính chất ràng buộc các bên; các tranh chấp về hoạt
động quân sự và các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an LHQ có trách nhiệm giải
quyết. Do đó, để giải quyết tranh chấp, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng
của Tổ quốc, bên cạnh việc lựa chọn thiết chế Tòa án để xét xử, Việt Nam cần
cân nhắc và lựa chọn cơ sở để khởi kiện Trung Quốc ra Tòa quốc tế./.
PTTA
4 Nhận xét
Đúng vậy hướng đi tốt nhất hiện nay là lựa chọn Tòa án Trọng tài quốc tế về Luật biển. Đây là sự lựa chọn tối ưu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hi vọng nước ta sẽ có những bước đi tốt nhất trong sự nghiệp bảo vệ vững chắc chủ quyền cũng như đánh đuổi bọn tàu khựa xâm lược
Trả lờiXóaTình hình nước ta bây giờ đang đứng trước tình trạng khó mà có thể diễn tả nổi khi mà phải đọ sưc với một nước mạnh như Trung quốc. Sẽ là bình thường nếu như chúng chỉ mạnh không thôi. Tuy nhiên chúng lại vô cùng thâm độc, xảo quyệt và âm mưu không thể biết trước được. hi o=vọng nước ta sẽ sớm giành lại được chính nghĩa
Trả lờiXóachúng ta đã và đang đưa trung quốc ra tòa án quốc tế cái đã sau khi việc tòa án quốc tế sau khi đưa vào tòa án quốc tế giải quyết rồi, trung quốc vẫn không chịu rút khỏi đất nước ta thì ta sẽ làm gì, đó là bắt buộc phải dùng vũ trang để giải quyết vấn đề trên thôi chứ để làm gì nữa
Trả lờiXóaTòa án Trọng tài quốc tế về Luật biển. Đây là sự lựa chọn tối ưu của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Hi vọng nước ta sẽ có những bước đi tốt nhất trong sự nghiệp bảo vệ tuy nhiên chúng lại vô cùng thâm độc, xảo quyệt và âm mưu không thể biết trước được
Trả lờiXóa