Theo tờ Malay
Mail Online, trong cuộc họp báo ngày 2/5/2014, Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng
Malaysia Datuk Azharuddin Abdul Rahman đã đổ lỗi cho Việt Nam khi cho rằng Việt
Nam đã chậm trễ trong việc nhận bàn giao tín hiệu chuyến bay MH370 nên đến giờ
vẫn không biết máy bay này đang ở đâu. Ông ta cho rằng lúc 1g19 sáng 8-3- 2014, cơ quan quản lý bay
Kuala Lumpur đã bàn giao tín hiệu chuyến bay MH370 cho vùng FIR Hồ Chí Minh tại
điểm Igari nhưng mãi đến 1g38, phía Việt Nam mới thông báo không nhận được tín
hiệu của chuyến bay trên màn hình radar. “Thông lệ bình thường, quá trình này
chỉ mất tối đa 5 phút, đằng này lại mất đến 12 phút. Vì sao phía Việt Nam lại mất
quá nhiều thời gian để thông báo không nhận được tín hiệu cho phía Malaysia?” -
ông Azharuddin nói. Theo ông Azharuddin, thời điểm bàn giao chuyến bay MH370 đã
ở biển Đông và máy bay đã chính thức thuộc trách nhiệm của quản lý bay Việt
Nam.
![]() |
Ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman
- Cục trưởng Cục Hàng không Malaysia
|
Phát ngôn của
ông đã làm cho nhiều người bất bình và càng đặt thêm nghi ngại cho cách ứng xử
của Malaysia với vụ mất tích của chiếc máy bay MH370.
Thứ nhất, vụ
máy bay MH370 mất tích gây thiệt hại lớn, đang thu hút dư luận nên bất kỳ phát ngôn nào cũng gây nên hiệu ứng rất
lớn. Và vì thế việc phát ngôn như trên trước khi có phản hồi chính thức của Việt
Nam của quan chức Malaysia khiến cho cộng đồng thế giới có cái nhìn không chuẩn
xác về động thái của Việt Nam. Và điều đó không có lợi cho cả Malaysia lẫn Việt
Nam. Thay vì cách hành xử thiếu hợp tác như trên, có lẽ Malyasia nên chọn cách
tôn trọng thông lệ quốc tế sẽ thể hiện thiện chí và đạt hiệu quả hơn. Ông Lại
Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, cho biết mới chỉ nhận được
thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng. “Thông thường khi (giới chức)
hàng không các nước có báo cáo lên ICAO cũng sẽ gửi một bản cho (giới chức)
hàng không nước có liên quan. Khi nào nhận được báo cáo chính thức của Malaysia
về vụ việc này, chúng tôi mới có thể phản hồi chính thức”
Thứ hai, về
tính chính xác của thông tin. Malaysia đều mất tín hiệu của chuyến bay này trên
màn hình rađa và không thể xác định được thời điểm. Có thể ngay thời điểm phía
Malaysia bàn giao tín hiệu chuyến bay MH370 cho Việt Nam, tín hiệu chuyến bay
cùng lúc biến mất trên màn hình rađa thì phi công đã chuyển hướng bay, không
vào vùng FIR Hồ Chí Minh. Do đó, không thể cho rằng Việt Nam chậm trễ trong việc
nhận bàn giao của đồng nghiệp Malaysia. Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam một lần
nữa khẳng định lại thông tin đã công bố trước đây là máy bay số hiệu MH370 của
Malaysia đã mất tín hiệu radar trước khi vào điểm IGARI (vùng chuyển giao với
phía Việt Nam), tổ bay của MH370 cũng hoàn toàn không liên lạc gì với kiểm soát
viên không lưu thuộc ATC TP.HCM như các chuyến bay thông thường khác.
Thứ ba, phát
ngôn vội vàng của quan chức Malaysia khiến người Việt Nam bị tổn thương. Đó có
thể gọi là hành vi phản trắc và phi lý. Hãng tin Reuters ước tính, sau 1 tháng
kể từ khi MH370 biến mất đầy bí ẩn hôm 8/3, đã có ít nhất 44 triệu USD được chi
ra để triển khai tàu quân sự và máy bay của Australia, Trung Quốc và Việt Nam
cho các nỗ lực tìm kiếm trên khu vực phía Nam Ấn Độ Dương và Biển Đông. Một đất
nước còn nghèo vậy mà đã tốn không ít tiền,
sức người để tham gia tìm kiếm. Và sau 02 tháng đó là tất cả những gì Malaysia
“đáp tạ” Việt Nam.
Thứ tư, hình
như Malaysia đang cố tình lấp liếm và bao biện gì đó. Và trong lúc càng giấu giếm
họ càng bộc lộ những yếu kém và động thái “kém thông thái”. Đầu tiê, các thông
tin liên quan đến việc MH370 mất tích của phía Malaysia mập mờ, thiếu căn cứ
càng khiến dư luận không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới phải nghi ngờ. Không ít
người bày tỏ quan ngại rằng, phía Malaysia dường như đang toan tính một việc gì
trong việc MH370 mất tích. Khi phát ngôn trên được đăng tải, người ta đã đặt câu
hỏi: Tại sao sau gần hai tháng họ mới nói điều này? Và dù, những gì ông Abdul
Rahman phát ngôn tại buổi họp báo tại Kuala Lumpur ngày hôm qua (2-5) có là
đúng là sự thực, thì lẽ ra, phía Malaysia phải phát ngôn ngay sau thời điểm máy
bay mất tích. Chính vì vậy, dư luận đánh giá, động thái này của Malaysia là một
hành động thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính hợp tác, nếu như không muốn nói là
"vô ơn" với Việt Nam.
http://www.themalaymailonline.com/print/malaysia/vietnam-atc-broke-protocol-on-contacting-mh370-says-malaysian-civil-aviatio
Hungbin
Malaysia đang cố tình lấp liếm và bao biện gì đó công việc mà nếu xét xem việc chậm thông tin thì Malaysia là nước chậm thông tin chứ không phải việt nam việt nam đâu có thể làm được những điều mà máy bay của các ông rơi xuống rồi đổ lỗi cho chúng tôi hả, có thể nào mà nói rằng cái phát ngôn đổ lỗi đó đã làm cho nhân dân việt nam tổn thương
Trả lờiXóatôi nói thật là các ông đừng có mà đổi lỗi cho nước nào hết mà nên đặt trách nhiệm lên chính hãng hàng không của nước ông ấy cho dù có gì đi nữa có những nước như Căm-pu-chia là 1 nước trung lập ví dụ máy bay của các ông mà rơi vào nước họ mà họ vẫn không tìm kiếm thì các ông làm được gì chả nhẽ là lại nói do nước đó không giúp đỡ nên không tìm kiếm được máy bay à
Trả lờiXóaĐây kiểu như là không đủ can đảm để gánh trách nhiệm vụ máy bay rơi, sợ số phận giống chính phủ Hàn Quốc nên phải vội vàng đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Đáng buồn cười cho chính phủ Malaysia
Trả lờiXóaPhát ngôn như thế là không thể được, không thể đổ lỗi cho phía nước ta như thế, như thế chẳng khác nào nói việc máy bay mất tích là do chúng ta, thực tế thì sao? Không có bất cứ một bằng chứng nào xác nhận điều đó, phải chăng là họ đang muốn dồn dư luận về phía Việt Nam sau những công bố những thông tin chưa chi tiết, chung chung, và việc tìm kiếm không có hiệu quả.
Trả lờiXóađừng có mà đổ lỗi cho ai hết cả nước Malaysia ợ, khi mà 1 vụ máy bay rơi hoặc tai nạn hàng không gì đó thì nên nhìn vào trách nhiệm của nước mình đi đã, nước mình có làm tốt công việc đó hay không thì hãy nói đến việc cứu trợ sự giúp đỡ của quốc tế
Trả lờiXóa