Cuối
cùng thì 2 từ “chiến tranh” mà dư luận lo ngại sẽ phải nhắc đến khi nói về cuộc
khủng hoảng ở Ukraine cũng đã xuất hiện với tần suất dày đặc hơn và lại do
chính chính quyền ở Kiev đề cập. Điều đó cho thấy nguy cơ chiến tranh (hay nói cách khác là một cuộc nội chiến) thực sự đang
ngày càng hiện hữu trong bối cảnh quân đội Ukraine tiếp tục “chiến dịch chống
khủng bố” ở miền Đông Nam nước này.
>>> Ucraine bên bờ vực nội chiến (kỳ 1)
Ngày 4/5 quân đội Ukraine tiếp tục chiến dịch đặc biệt chống lại những người biểu tình chống chính phủ tại thành phố Slavyansk. Trong chiến dịch này, quân đội Ukraine đã chiếm được một trung tâm phát sóng truyền hình địa phương tại thành phố Slavyansk.
Ngày 4/5 quân đội Ukraine tiếp tục chiến dịch đặc biệt chống lại những người biểu tình chống chính phủ tại thành phố Slavyansk. Trong chiến dịch này, quân đội Ukraine đã chiếm được một trung tâm phát sóng truyền hình địa phương tại thành phố Slavyansk.
Trước
đó ngày 3/5, thành phố Kramatorsk cũng đã trở thành điểm nóng diễn ra các cuộc
tranh chấp giữa quân đội Ukraine và các nhà hoạt động chống chính phủ. Quân
đội Ukraine đã chiếm được hầu hết thành phố Kramatorsk. Lực lượng tự vệ địa phương cho biết, có 10 người
thiệt mạng trong các cuộc giao tranh với quân đội chính phủ, trong đó 2 người
bị giết bởi các tay súng bắn tỉa.
Sự
kiện được coi là bi thảm nhất tại Ukraine trong tuần qua và có thể là sự kiện
sẽ châm ngòi cho những cuộc đụng độ đẫm máu hơn nữa trong thời gian tới tại
quốc gia này là việc hơn 40 người biểu tình chống Kiev đã thiệt mạng khi tòa nhà công đoàn tại thành phố cảng Odessa bị các phần từ
cực hữu thân Kiev đốt cháy.
Như
vậy sau sự kiện Crima tuyên bố độc lập tách khỏi Ukraine, sát nhập vào Liên
bang Nga, dân chúng nhiều thành phố khác xuống đường biểu tình muốn liêng bang
hóa Ukraine. Tình hình càng phức tạp hơn khi chính phủ tạm quyền của Ukraine đã
điều động binh lính và vũ khí hạng nặng để trấn áp người biểu tình mà chính phủ
gọi là những phần tử khủng bố. Do đó, tình hình Ukraine không những không lắng
dịu mà ngày càng căng thẳng, xung đột giữa người biểu tình và lực lượng trấn áp
của chính phủ ngày càng lan rộng, thương vong càng lớn.
Qua
vụ việc ở Ukraine, chúng ta thấy vấn đề biểu tình đòi ly khai, độc lập không
phải là mới. Nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải giải quyết vấn đề ly khai,
tự trị như: Thái Lan, Philipin, Sirilanca, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Nga… Tuy
nhiên, với những cách thức giải quyết hợp lý, các quốc gia nêu trên không làm
cho hoạt động chống đối bùng phát trở thành điểm nóng như ở Ukraine. Bản thân
nước ta, nhiều lần các thế lực thù địch đã kích động đồng bào dân tộc thiểu số
đòi ly khai, tự trị ở Tây Nguyên, Điện Biên, Hà Giang… nhưng bằng các biện pháp
giáo dục, thuyết phục, vạch trần bản chất của các thế lực thù địch, Việt Nam đã
giữ vững ổn định chính trị, đoàn kết dân tộc, thống nhất đất nước.
Nhưng
cũng cần phải thấy nguyên nhân sâu xa của các hoạt động ly khai, đòi độc lập
chính là sự chia rẽ, mất đoàn kết giữa các cộng đồng dân tộc, sự bất mãn của
một bộ phận người dân với những tiêu cực trong xã hội. Lợi dụng đặc điểm này,
các thế lực nước ngoài đã kích động, tài trợ tiền bạc cho các phần tử bất mãn
lôi kéo đông đảo người dân biểu tình, chống đối nhà nước, tiến tới thay đổi chế
độ hiện tại. Đây là kịch bản đã diễn ra ở nhiều nước Trung Đông, Đông Âu như:
Ai Cập, Libya, Gruzia, Kyrgyzstan… Vì vậy, để không đi vào
vết xe đổ này, mỗi người dân cần nhận thấy rõ âm mưu, mục đích thực sự của các
thế lực bên ngoài, không tham gia vào các hoạt động biểu tình đông người, chống
chính quyền; có vậy mới giữ vững được ổn định đất nước, không bị rơi vào cảnh nội
chiến “huynh đệ tương tàn” mà đất nước Ukraine đang đối mặt.
Phương Đông
1 Nhận xét
thế giới ngày càng phức tạp nhiều hơn nữa, nga mỹ thì đang chiến tranh lạnh vấn đề biển đông cũng đang nóng lên từng ngày, như chúng ta đã thấy mới đây trung quốc đã có những hành động vi phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nước ta và nhân dân kịch liệt phản đối vấn đề này
Trả lờiXóa