Từ ngày 23/4/2014 Tổng
thống Mỹ Barack Obama sẽ bắt đầu chuyến thăm 4 nước Châu Á đồng minh là Nhật Bản,
Hàn Quốc, Malaysia và Philipines. Trạm dừng chân đầu tiên của ông Obama là nước
Nhật, tiếp đến là Hàn Quốc, Maylaysia và cuối cùng là Philippines.
Ông Obama đưa
ra tuyên bố rằng chính sách ưu tiên hàng đầu của Mỹ ở vùng Đông Á chính là sự đảm bảo hòa
bình, ổn định trong khu vực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cần phải giảm bớt
khả năng nảy sinh các xung đột quân sự giữa các nước trong khu vực. Có một điểm
nhạy cảm là cả 4 quốc gia Châu Á mà Obama đến thăm đều ít nhiều có những tranh
chấp về biển đảo với Trung Quốc. Bởi vậy, hơn bất cứ quốc gia nào Trung Quốc
đang rất chú ý theo dõi những động thái chính trị trong chuyến thăm 4 nước Châu
Á lần này của Tổng thống Obama.
Quan hệ giữa
Trung Quốc và Nhật ở Châu Á đang có những vấn đề căng thẳng xung quanh câu chuyện
tranh chấp lãnh thổ liên quan đến quần đảo Điếu Ngư-Senkaku. Lúc này, chuyến
thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama tới Nhật có thể làm cho chính quyền Bắc
Kinh phải nghe ngóngnhững động thái, cam kết giữa Mỹ và Nhật. Trung Quốc đang rất
bối rối khi Mỹ chính thức phản đối tuyên bố của Trung Quốc về vùng nhận diện
phòng không. Thực sự thì trong quan hệ giữa Nhật và Mỹ vẫn luôn có mối quan hệ
liên minh và hợp tác trong vấn đề Mỹ sẽ đảm bảo an ninh cho nước Nhật trong trường
hợp nước Nhật bị tấn công.
Hiện nay,
căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản vẫn rất nóng xung quanh việc cả hai bên
cùng đưa ra tuyên bố về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku- Điếu Ngư ở vùng biển
phía Đông của Trung Quốc. Vì vậy, bất cứ tuyên bố nào của Mỹ có xu hướng ủng hộ
Nhật bản trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ có thể làm cho Trung Quốc ảnh hưởng
đến quan hệ Mỹ - Trung Quốc. Tổng thống Obama đã thẳng thắng trả lời phỏng vấn
với giới báo chí rằng: Mỹ sẽ phản đối bất cứ cố gắng nào nhằm ảnh hưởng tới chủ
quyền lãnh thổ của Nhật Bản. Điều này đã được khẳng định trong Điều 5 của Hiệp
ước Hợp tác An ninh giữa Mỹ và Nhật.Gần đây, những tuyên bố và phản ứng của Nhật
đối với quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Nhật đối với quẩn đảo Senkaku-Điếu
Ngư kiến cho Trung Quốc không thể làm ngơ. Nhật đã công bố đưa vào sử dụng mẫu
xe bọc thép nội nước với công dụng có thể đánh chiếm lại các hòn đảo nếu bị tấn
công. Lực lượng phòng không Nhật Bản còn công bố lắp đặt mới hệ thống ra da cảnh
báo và triển khai đưa vào sử dụng các máy bay chiến đấu hiện đại để bảo vệ chủ
quyền các đảo và vùng biển của Nhật.
Khi Obama đến
Hàn Quốc, chắc chắn ông cũng muốn khẳng định việc làm mát đi tình hình ở bán đảo
Triều Tiên. Tuy nhiên, Hà Quốc và Mỹ cũng rất cứng rắn trong chính sách quân sự
chống Triều Tiên thể hiện qua các chiến dịch tập trận chung gần đây. Với vấn đề
Triều Tiên dường như Trung Quốc có thái độ rất khác Mỹ. Vì vậy Trung Quốc cũng
sẽ rất quan tâm đến chính sách của Mỹ hợp tác với Hàn Quốc liên quan đến Triều
Tiên.
Đối với
Philippines, Mỹ đang phát triển quan hệ
tăng cường an ninh gần gũi hơn với Philippines để bổ sung cho chiến lược tái
cân bằng của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương. Nhiều khả năng Mỹ và Philippines sẽ
có nhiều thỏa thuận quan trọng, trong đó cho phép Mỹ được luân chuyển quân, tàu
chiến tới Philippines để đảm bảo thỏa thuận an ninh giữa hai nước. Điểm nhạy cảm
với với Trung Quốc là Philippines rất cứng rắn trong tranh chấp với Trung Quốc
về vấn đề Biển Đông. Đồng thời, Mỹ đã từng thẳng thắn phán đối thái độ bá chủ của
Trung Quốc trong tuyên bố đường lưỡi bò và các yêu sách ở Biển Đông có liên quan
đến lợi ích của đồng minh Philippines của Mỹ ở Châu Á. Mỹ luôn tuyên bố rằng sẽ
bảo vệ Philippines nếu bị Trung Quốc tấn công dựa trên cơ sở
Hiệp ước Phòng thủ chung mà Mỹ- Philippines hai nước đã ký kết từ ngày 30/8/1951.
Hiệp ước Phòng thủ chung mà Mỹ- Philippines hai nước đã ký kết từ ngày 30/8/1951.
Chúng ta hãy
chờ xem kết quả chuyến công du Châu Á của Barack Obama lần này. Sẽ là rất khó để
Mỹ vẫn vừa cùng cố các quan hệ với Trung Quốc trong khi Mỹ thẳng thắn tuyên bố
bảo vệ lợi ích của các nước đồng mình Châu Á nói trên có xung đột với Trung Quốc
về vấn đề biển đảo.
Hoa Phượng @
11 Nhận xét
Ở Châu Á hiện nay dường như Trung Quốc đang làm mưa làm gió chính vì vậy việc xuất hiện của mỸ cũng phần nào hạn chế, kìm hãm sự bá đạo của đất nước hơn tỷ dân này. Đặc biệt là trong những vấn đề nhạy cảm như tranh chấp ở BIển Đông và Hoa ĐÔng thì sự can thiệp của mỸ phần nào làm cho Trung Quốc không dám làm bừa quá đáng
Trả lờiXóaTrung Quốc chắc đang đứng ngồi không yên trước chuyến thăm của tổng thống MỸ ở châu Á. Bởi lẽ những quan điểm, sự lên tiếng của MỸ ở châu Á về những vấn đề tranh chấp đang khiến cho TRung Quốc không dám làm liều. Chính vì vậy Việt NAm ta cần tranh thủ những đặc điểm đó, tranh thủ Mỹ đế có chính sách khôn khéo, linh hoạt cho phù hợp
Trả lờiXóaTrung Quốc và Mỹ là hai thế lực lớn của thế giới và chúng đang đấu đá với nhau nhằm tranh giành lợi ích ở châu Á. Trước sự lớn mạnh, bành trướng của con hổ Trung Quốc thì đã làm cho bọn MỸ hết sức lo ngại, chính vì vậy nước này đã thực hiện chính sách xoay trục sang châu Á. Do đó thiết nghĩ Việt Nam ta cần tận dụng vấn đề này để tranh thủ sức ảnh hưởng của MỸ nhằm bảo vệ Biển Đông của chúng ta
Trả lờiXóaChắc chắn chuyến thăm của tổng thống MỸ Obama đến châu Á khiến cho Trung QUôc hết sức lo ngại, đặc biệt trước đó MỸ đã có những phát ngôn hết sức cứng rắn đối với các tranh chấp của TRung Quốc với các nước láng giềng xung quanh mà cụ thể đó là NHật Bản và Philippin. Chúng ta hãy chờ xem phái TRung Quốc sẽ có phản ứng như thế nào đây
Trả lờiXóaNói chung đó là điều có lợi cho Việt NAm ta bởi lẽ việc TRung QUốc và MỸ đánh nhau thì chúng ta có thể lợi dụng điều đó để bảo vệ chủ quyền của mình. CHắc chắn với sự can thiệp của MỸ thì TRung Quốc không thể thích làm gì thì làm được mà phải có sự tình toán cân nhắc kĩ lưỡng mới được. Chính vì vậy chúng ta cần tỉnh táo, khôn khéo
Trả lờiXóaCó thể thấy được quan hệ Trung - MỸ đang có những vấn đề nhất định khi hai cường quốc này có mâu thuẫn rất lớn. Để kìm hãm sự phát triển của TRung QUốc thì Mỹ đã tiến hành chính sách chuyển trục sang châu Á. VÀ hiện nay chúng ta đã thấy được rõ ràng hơn sự quyết tâm trong việc thực hiện chính sách này của MỸ. CHúng ta hãy xem MỸ sẽ làm như thế nào để cản bước tiến của bọn KHựa này lại
Trả lờiXóaVấn đề tổng thống Obama sang thăm các nước đồng minh ở Châu á đã khiến cho Trung Quốc không tránh sự căng thẳng nhất định, nhất là khi mà trước đó nước MỸ có những phát ngôn hết sức cứng rắn đối với những hành động ngang ngược của Trung Quốc gần đây trên biển HOa đông và Biển Đông, chính vì vậy mọi chi tiết dù là nhỏ nhặt của chuyến thăm này đều được nguwòi Trung Quốc theo dõi sát sao
Trả lờiXóaTrung Quốc nhất định sẽ thao dõi hết sức chặt chẽ của chuyến thăm được cho là thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của mỸ trong vấn đề thực hiện chiến lược xoay trục sang châu Á. MÀ nguyên nhân chủ yếu là do sự trắng trợn, âm mưu bá chủ của Trung Quốc. Chính vì vậy trong hoàn cảnh thế giới như vậy Việt Nam ta cần có bước đi đúng hướng để phcuj vụ lợi ích của chúng ta
Trả lờiXóaMỹ mà làm rắn từ đầu thì không biết chừng Trung Quốc không dám ngang nhiên càn quấy như bây giờ đâu. Tại chính sách của ông Obama đi theo lối ôn hòa quá, không cứng rắn như của ông Bush nên mới để cho thằng khựa nó bành trướng ra. Nhưng mà các nước lớn đánh nhau, các nước nhỏ ở tiền tuyến là thằng chịu nạn đầu tiên. Việt Nam mình cũng là 1 trong những nước đầu sóng ngọn gió đấy, không khéo mai kia ăn đủ
Trả lờiXóaCó cái tốt là Trung Quốc có thể sẽ bị dọa cho khóc nhè luôn, nhưng mặt ngược lại mình thấy chuyến thăm này là có mục đích không tốt là nhiều hơn! Obama đến để khẳng định lợi ích của Mỹ ở biển Đông. Tức là chỉ bảo vệ những cái thuộc lợi ích của Mỹ thôi, những cái khác kệ
Trả lờiXóaChả sợ ngay! Trung Quốc đang lộng hành ngang ngược bỗng dưng có đại ca đến thì phải nghe ngóng xem nó có kêu bọn đàn em vào đập mình không chứ nhỉ. Điều này khẳng định Mỹ sẽ không để yên những vụ tranh chấp ở khu vực Châu Á, cụ thể là khu vực Đông Nam Á chúng ta
Trả lờiXóa