Hai
cái tên Nhã Thuyên và PGS, TS Nguyễn Thị Bình đã quá “hot” trong thời gian qua,
ban ngành các cấp, giới nhân sỹ, trí thức và rất nhiều sinh viên đang theo học
các trường đại học, đặc biệt là Đại học Sư phạm Hà Nội đều biết đến.
Đầu
tiên, phải nói đến lý do mà hai nhân vật này trở nên nổi tiếng như vây. Nhã
Thuyên là giảng viên Khoa Ngữ văn – Đại học Sư phạm Hà Nội, còn PGS, TS Nguyễn
Thị Bình là Tổ trưởng tổ văn học hiện đại Việt Nam thuộc Khoa Ngữ văn - Đại học
Sư phạm Hà Nội. Nếu chỉ đơn thuần là người giảng dạy thôi thì cũng chẳng bao giờ
thu hút được sự quan tâm vô cùng đặc biệt của dư luận như vậy. Sự việc vốn xuất
phát từ Luận văn Thạc sĩ của Nhã Thuyên, đó là “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành
thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” do PGS, TS Nguyễn Thị Bình hướng dẫn.
Bài luận văn này được bảo vệ thành công năm 2010 tại Đại học Sư phạm Hà Nội và
được đánh giá xuất sắc. Tuy nhiên, khi mọi người thực sự quan tâm và tập trung
phân tích thì luận văn này rất có vấn đề, thậm chí phản văn học và có dây dưa cả
màu sắc chính trị bên trong.
Ngay
từ cách đặt tên luận văn của tác giả và người hướng dẫn đã khiến người đọc phải
đặt nhiều dấu hỏi chấm với nó. Khi nghiên cứu nội dung của bài luận văn này thì
mới thấy sai lầm trầm trọng và sự lệch lạc trong suy nghĩ của tác giả. Đó là sự
thừa nhận thứ rác rưởi của một số kẻ có tư tưởng chống đối, phá hoại nước ta,
đó là sự cá nhân hóa, sự phiến diện trong việc đánh giá xu hướng, giá trị của nền
văn học Việt Nam. Chính điều này đã khiến hai nhân vật đã bị dư luận phản bác kịch
liệt, bị cho là kẻ tội đồ của nền văn học Việt Nam,…
Đối
tượng nghiên cứu chính và cũng là đối tượng được tác giả ủng hộ là “Nhóm Mở Miệng”.
Ngay từ cái tên của nhóm này ta đã thấy độ “thối” của thơ, văn mà bọn chúng
nghĩ ra. Tức là thơ, văn của chúng cứ mở miệng ra là có, không cần suy nghĩ, đầu
tư chất xám nên chúng chẳng có giá trị gì ở Việt Nam. Vậy mà một người làm luận
văn thạc sĩ và một người có học vị cao như PGS, TS Nguyễn Thị Bình lại ủng hộ
và thừa nhận đó là xu hướng của văn học hiện đại Việt Nam. Nhóm mở miệng gồm 4
thành viên: chủ xướng là Bùi Chát sinh năm 1979, ba người còn lại là Lý Đợi,
Khúc Duy và Nguyên Quán. Tháng 6 năm 2002, nhóm này cho xuất bản tập thơ “Mở miệng”
với số lượng rất ít, không bán công khai mà chỉ chuyền tay nhau đọc vì không
xin giấy phép xuất bản và chắc chắn có xin cũng không ai cho xuất bản thể loại
thơ này. Sau một thời gian thì bị cơ quan chức năng thu hồi và thiêu hủy số bản
in photo này. Vậy tại sao tập thơ “mở miệng” lại bị cấm và tiêu hủy như vậy? Chắc
hẳn ai đã từng đọc qua mấy bài thơ đó thì cũng thấy độ dơ bẩn, tục tĩu về ngôn
từ, sự bế tắc trong thi triển thơ ca, độ lập dị về phong cách,…Mục đích của việc
sáng tác thơ của nhóm này là để bội nhọ, xuyên tạc, vu khống, hạ bệ danh nhân,
lãnh đạo các cơ quan Đảng và Nhà nước, làm vấy bẩn nền văn học Việt Nam, phủ nhận
các giá trị văn hóa, lịch sử của nước ta. Có thể lấy ví dụ như bài “đâm
ra”:
"Tôi
ném nước bọt lên tường
tôi yêu những người
đàn bà đang là chuột dưới cống
tôi thấy em mặc quần
lót mười ngàn ba cái mua ở vỉa hè
sách không làm tôi tốt
hơn
mỗi khi chủ nhật
tôi nhìn tôi bay trên
trời
tôi hành hạ tôi ba bữa
tôi đâm ra
tôi kêu đòi chữ nghĩa
tôi tổ chức chiến
tranh
tôi nam mô vị chúa
trời
tôi đánh răng vào buổi
sáng
tôi đâm ra
tôi cải tạo âm hộ
tôi
một tờ giấy li hôn".
Đọc
xong có thể nhận thấy ngay độ tục tĩu đến mức “trần chuồng”, thô tục, mang đầy hình ảnh tình dục trong đó. Đây đâu
phải là thơ hay xu hướng văn học gì của Việt Nam đâu, không có giá trị, thậm
chí là phản giá trị, đi ngược với thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam vì
tính trụy lạc của nó.
Mặt
khác, tác giả dùng những suy nghĩ cá nhân để viết luận văn nhưng lại nói là “từ
góc nhìn văn hóa”. Cái “văn hóa” mà tác giả dựa vào để đánh giá những thứ thơ
rác rưởi của nhóm “mở miệng” là ở đâu ra? Là văn hóa của dân tộc Việt Nam hay
chỉ là giá trị văn hóa của bản thân tác giả? Hãy xem Lý do chọn đề tài của
tác giả Luận văn: “Nếu coi văn hóa là một
chỉnh thể, thì cái chỉnh thể này, bất kể không gian hay thời gian, luôn bao gồm
cái hiện diện và cái vắng mặt, dòng chính (mainstream) và dòng ngầm
(underground). Theo đó, dòng chính thường được coi như là trung tâm, là hệ quy
chuẩn cho những định giá trong tiếp nhận, cũng có nghĩa nó mang quyền năng chi
phối và tác động, quyền năng hình thành quy phạm, hình thành thiết chế. Tuy
nhiên, luôn luôn xảy ra quá trình giải quy phạm và phá hủy thiết chế, nhất là
khi thiết chế đó bộc lộ sự xơ cứng và bảo thủ, diễn ra ngay trong dòng chính
như một quy luật của vận động. Và không khó hiểu, ở những thời điểm khủng
hoảng, những cuộc cách mạng/khởi loạn thường xảy ra” (Luận văn - trang 3).
Có thế nói cái “văn hóa” mà tác giả đưa ra là phản văn hóa Việt Nam.
Ngoài ra, tác giả còn xác định cái
ngoại vi, cái khác (other), cái bên lề: “Cái
bên lề xuất hiện đòi làm cách mạnh khi cái trung tâm trở nên cỗi già. Quá trình
kết tụ sức mạnh thành dòng ngầm của những cái bên lề và “gây hấn” ở những thời
điểm cách mạng không phải là một thuộc tính văn chương, mà là một hiện tượng
phổ biến và nằm trong bản chất của vận động, do đó, cũng là một hiện tượng vận
động có tính quy luật của lịch sử văn học, ở bất kỳ thời gian, không gian, trong
bất kỳ thể chế nào, mọi thời đại, mọi quốc gia, lãnh thổ. Nó luôn là biểu hiện
của một nỗ lực tìm kiếm ý thức văn hóa mới có tính chất thay thế, làm đối tượng
với cái đang trở nên già cỗi, mòn sáo và chuyên chế.” (Luận văn - trang 25).
Như vậy, ta có thể thấy luận văn đâu chỉ có mỗi mục tiêu là “văn
hóa”, nó còn có một chút sắc thái chính trị, âm hưởng của cuộc cách mạng màu
đang diễn ra ở nhiều nước. Tôi nghĩ đây chỉ là sự sai sót nhất thời của tác giả
Nhã Thuyên thôi, chứ mục đích mà cô viết luận văn thạc sĩ có liên quan gì đến
chính trị đâu. Vì vậy, tác giả nên rút lại luận văn và chỉnh sửa cho hợp lý
hơn, nên đánh giá mọi vấn đề theo đúng thuần phong mỹ tục, giá trị văn hóa – lịch
sử lâu đời của nước ta.
Công Lý