Trước khi tiến hành cuộc chiến, lãnh đạo Trung quốc là Đặng Tiểu
Bình đã tuyên bố “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cuộc
chiến tranh được phát động vừa nhằm cứu vãn chế độ diệt chủng Pol Pot- Khmer Đỏ vừa bị đánh bật khỏi Phnom Penh và có
nguy cơ diệt vong ở Campuchia, vừa giúp tăng cường mối liên minh với Mỹ khi chứng
tỏ Trung Quốc ràng buộc gì với yếu tố hệ tư tưởng giữa các quốc gia từng là một
khối liên minh chống Mỹ và là đồng minh của Việt Nam trong cuộc chiến tranh mà
Mỹ vừa thất bại. Và một mục tiêu không thể không nhắc đến đó là ý đồ của Trung
Quốc với Biển Đông mà cuộc đánh chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974 là bước thăm dò
quan trọng.
Rạng sáng 17/ 2/1979, Trung Quốc bất ngờ đưa quân tràn qua
biên giới, đồng loạt tấn công 6 tỉnh biên giới lãnh thổ Việt Nam từ Pa Nậm
Cúm (Lai Châu) đến Pò Hèn (Quảng Ninh) với chiều dài 1.200 km. Trung Quốc sử dụng 9 quân đoàn chủ lực và 32
sư đoàn bộ binh độc lập; 6 trung đoàn xe tăng, 4 sư đoàn, nhiều trung đoàn pháo
binh, phòng không cùng hàng trăm pháo hạng nặng, hàng nghìn súng cối và dàn hỏa
tiễn. Quân Trung Quốc ước lượng có 600.000 người, gấp hơn 10 lần lực lượng tham
chiến thực tế của Việt Nam. Trải qua 30 ngày
chiến đấu ác liệt, các lực lượng vũ trang tại chỗ và đồng bào dân tộc 6 tỉnh
biên giới Việt Nam đã dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân, lấy ít địch nhiều,
đánh bại “chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại” của quân Trung Quốc. Tới
ngày 18/3/1979, Trung Quốc đã phải rút quân khỏi Việt Nam.
Hàng chục người đã thiệt mạng, bao nhiêu làng xóm, nhà máy,...bị
phá hủy khi quân Trung Quốc đi qua. Máu của những anh hùng đã đổ vì cuộc chiến
tranh “trừng phạt” của một nước lớn đối với Việt Nam, gây bất ngờ cho cả thế giới.
Sau ngày 18-3-1979, Trung Quốc vẫn tiếp tục cuộc chiến tranh biên
giới, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam, nên chiến sự vẫn tiếp diễn suốt 10 năm
(1979-1989). Hành động của Trung Quốc buộc Việt Nam phải tăng cường
binh lực thường trực ở biên giới để đối phó, và những cuộc đọ súng, đọ pháo qua
về giữa hai bên diễn ra hằng ngày. Ngày 10-11-1991, hai bên ra “Thông cáo chung
Việt Nam – Trung Quốc ” tại Bắc Kinh, chính thức khẳng định việc bình thường
hóa giữa hai nước. Đầu năm 1999, Tổng bí thư
Giang Trạch Dân và Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu đã
nêu ra phương châm 16 chữ "Ổn định lâu dài, hướng tới tương lai,
láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện" đã xác định tư tưởng
chỉ đạo và khung tổng thể phát triển quan hệ hai nước trong thế kỷ
mới, đánh dấu quan hệ Trung Việt đã bước vào giai đoạn phát triển
mới. Cuối năm 2000, hai nước lại ra Tuyên bố chung về hợp tác toàn
diện trong thế kỷ mới, đặt ra mục tiêu cụ thể và cương lĩnh phát triển
bền vững quan hệ hai nước. Và đến nay giữa hai nươc vẫn đang thúc đẩy hợp
tác và giải quyết các bất đồng, đóng góp quan trọng vào việc tăng cường quan hệ hợp tác, đối tác chiến lược toàn diện
Trung-Việt. Tuy còn một số vấn đề tranh chấp liên quan đến quần đảo Hoàng Sa,
Trường Sa nhưng đây là vấn đề vô cùng phức tạp và nhạy cảm nên để giải quyết một
cách triệt để cần phải có thời gian và chủ trương là giải quyết theo con đường
hòa bình.
Với mối quan hệ láng giềng hữu nghị, xây dựng
trên tinh thần 4 tốt “tinh thần 4 tốt “Láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng
chí tốt, đối tác tốt” thì việc chúng ta nhắc lại cuộc chiến tranh xảy ra 35 năm
trước hoàn toàn mang ý nghĩ tích cực, nhìn lại để rút ra bài học kinh nghiệm,
và quan trọng là để tưởng nhớ đến những hi sinh mất mát của biết bao con người
trong cuộc chiến tranh ấy. Đây là một lẽ rất
tự nhiên và nên làm, như các mà chúng ta đã
làm với tất cả những sự hi sinh vì đất nước và công lao của tiền
nhân. Vậy mà, những nhà “dân chủ” lại kêu gọi toàn dân đứng lên đòi xuống đường
vì “ngày biên giới”, đòi “đối xử công bằng với các liệt sĩ chiến tranh biên giới
phía Bắc”. Trong khi đó, nhà nước ta luôn ghi công đối với những người đã không
tiếc xương máu vì nước vì dân. Rồi không ít kẻ moi móc chửi bới, đi
tưởng niệm mà hơn hớn đùa cợt, chẳng có chút gì thể hiện là đang
nghĩ nhớ về sự hi sinh của các chiến sỹ. Thực chất mục đích của chúng là
lôi kéo biểu tình, rồi chỉ trích Nhà nước đàn áp người yêu nước, đồng thời kích
động người Việt Nam chống Trung Quốc đến mức cực đoan.
35 năm trôi qua từ ngày cuộc chiến được phát động, rất nhiều
người dân Trung Quốc nhận thức được sự vô nghĩa của cuộc chiến tranh này. Đó là
câu chuyện buồn của lịch sử, một câu chuyện buồn trong quan hệ Việt Nam- Trung
Quốc. Chúng ta nhắc đến cuộc chiến này để chúng ta là để có cái nhìn trung thực
về quá khứ, để rút ra những bài học cần thiết, để có trách nhiệm với hiện tại,
xây dựng mối quan hệ hữu nghị vì một nền hòa bình, phát triển. Chúng ta nhắc đến
không phải để trách, để khơi lại nỗi đau
mà để tôn vinh một thế hệ đã hi sinh
trong cuộc chiến tranh biên giới 1979, và hãy để cho truyền thống tốt đẹp “uống
nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” của dân tộc Việt Nam được phát huy,
giữ gìn đúng giá trị tốt đẹp của nó.
LIAPOL
1 Nhận xét
Đây là ột sự kiện đáng buồn trong lịch sử trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng qua đây chúng ta cũng thấy được sự đấu tranh anh hùng kiên cường của quân và dân ta tronmg cuộc chiến tranh này nhằm bảo vệ độc lập cho dân tộc
Trả lờiXóa