Vấn đề cổ phần hóa (CPH) doanh
nghiệp nhà nước (DNNN) lại một lần nữa nóng lên ngay đầu năm mới Giáp Ngọ.
Nhiệm vụ sắp xếp, CPH khoảng 400-500 tập đoàn, tổng công ty, DNNN trong giai
đoạn 2014-2015 được nhìn nhận là nặng nề, nhất là trong bối cảnh tiến trình này
gần như “giậm chân tại chỗ” mấy năm nay. Nhìn lại kế hoạch 5 năm (2011 - 2015)
với 899 DNNN phải CPH và sắp xếp lại, trong 3 năm vừa qua mới thực hiện được 99
đơn vị. Có năm, như 2011, chỉ CPH được có 6 đơn vị.
Về
bản chất, DNNN trước hết thuộc sở hữu của Nhà nước. Với quan điểm Nhà nước là
của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, nên DNNN cũng có thể coi là của nhân
dân. Nhưng CPH từng DNNN cụ thể lại chỉ có thể vì lợi ích của từng nhóm tổ
chức, cá nhân cụ thể mà không phải vì mọi công dân. Nên giải quyết vấn đề lợi
ích trực tiếp và gián tiếp ở đây chính là việc điều chỉnh chung - riêng, thật không
dễ dàng.
Lấy
thí dụ, để CPH thành công, trước tiên những vấn đề về xử lý tài chính, lao
động, quyền lợi các bên liên quan… cần và phải được DNNN cũ giải quyết một cách
chu tất. Chẳng hạn trong vấn đề tài chính, các tồn đọng về công nợ, tài sản…
đều phải được giải quyết xong xuôi, không thể “treo” lại cho DN hậu CPH được.
Công nợ nếu chưa thanh toán xong, hoặc chưa minh bạch xong vấn đề thanh toán
thì làm sao quy trách nhiệm xử lý đúng đối tượng và định giá DN chính xác?
Trong khi, việc định giá tài sản lại không đơn giản, nhất là liên quan đến xác
định giá trị của vị trí mặt bằng, hay thương hiệu trở nên rất khó tìm kiếm sự
nhất trí...
Khó
khăn hơn nữa là vấn đề lao động. Cho đến hiện nay, CPH vẫn bị thách thức, cản
trở từ việc xử lý lao động dôi dư. Ở chỗ, số nhân lực này sẽ phải bị loại khỏi
guồng máy hoạt động của DN. Vấn đề là quá trình xử lý đó đòi hỏi sự minh bạch
về tiêu chí giải quyết việc làm trong môi trường dân chủ, công bằng và tự
nguyện. Cũng có nghĩa phải đảm bảo vấn đề hài hòa lợi ích. Hay, khó hơn nữa còn
là vấn đề lợi ích của nhân sự quản trị DN cũ, lực lượng được giao trách nhiệm
chuẩn bị cho CPH, nhưng cũng có thể mất chức lãnh đạo sau CPH (về hưu hay
chuyển công tác khác…). Vậy, quyền lợi của nhóm đối tượng này sẽ phải xử lý thế
nào để họ vẫn là nhân tố tích cực cho CPH DN mà sau này không còn liên quan đến
họ?
Mặt
khác, CPH phải theo nguyên tắc thị trường, nhưng thị trường cho CPH, nhất là
thị trường chứng khoán, hiện đang đứng trước nhiều thách thức, chưa phải đã
thật sự thuận lợi cho tiến trình CPH. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng vẫn
chưa thực hiện tái cấu trúc đủ mạnh để bảo đảm cho hoạt động mua bán hàng hóa
(cổ phiếu) được kiểm soát tốt, tạo môi trường giao dịch công khai, minh bạch.
Báo cáo tài chính định kỳ của nhiều DN niêm yết hiện vẫn còn đó vấn đề về kiểm
toán, kiểm chứng, kiểm soát, thật giả bất phân.
Đó
cũng là những yếu tố khiến việc CPH DNNN có thể cần và phải tiến hành thận
trọng hơn. Nhất là cho đến hiện nay, những DNNN còn chưa CPH thì phần lớn đều
là những tập đoàn, tổng công ty, DN có giá trị lớn. Cho nên, sự thành công của
CPH DNNN giai đoạn sắp tới về thực chất vẫn đặt ra yêu cầu giải quyết hiệu quả
bài toán lợi ích chung - riêng nêu trên.
Phương Đông
17 Nhận xét
Cổ phần hóa DNNN là yêu cầu tất yếu, không thể thay đổi. Tuy nhiên, khi cổ phần hóa lại có nhiều xáo trộn, thay đổi, thậm chí mất đi lợi ích của một số người. Vì vậy lãnh đạo các DNNN phải quyết tâm cao, tính toán giải quyết lợi ích phù hợp, nếu không sẽ không hoàn thành kế hoạch và tiến độ cổ phần hóa
Trả lờiXóaTrong hai năm trước chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ cổ phần hóa (chỉ có 99 DNNN được cổ phần hóa). Trong khi đó nhiệm vụ 2014 - 2015 phải thực hiện 400 - 500 DNNN. Đây thực sự là nhiệm vụ khó khăn. Thêm vào đó, khi cổ phần hóa DNNN lại phải giải quyết nhiều vấn đề phát sinh: đảm bảo quyền sở hữu của Nhà nước, giải quyết chế độ cho lao động dôi dư, định giá đúng giá trị tài sản của doanh nghiệp, không để nước ngoài thâu tóm kinh tế đất nước... Vì vậy, lãnh đạo đảng, Nhà nước phải chỉ đạo quyết liệt, các DNNN phải tích cực phối hợp mới hoàn thành chỉ tiêu đề ra.
Trả lờiXóaĐây là một bài toán khá khó khăn mà Đảng Nhà nước ta cần tính đến nhằm giải quyết hài hòa các mối quan hệ cho phù hợp. Cổ phần hóa là một bước đi quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế ở nước ta
XóaViệc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một điều nên làm. tuy nhiên trong quá trình cổ phần hóa cần lưu ý đến sự tác động của việc đó đến thị trường cũng như đến chính công ty đang cổ phần hóa. vì vậy nhà nước cần có chính sách phù hợp để quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp có lợi cho nhà nước phát triển.
Trả lờiXóaCổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là việc làm cần thiết trong thời buổi kinh tế thị trường này, tuy nhiên cũng cần có các chính sách phù hợp để quá trình cổ phần hóa của các doanh nghiệp có lợi ích cho sự phát triển của nước nhà
Trả lờiXóaGiải quyết hài hoà bài toán hiệu quả kinh tế với lợi ích nhà nước và người lao động trong quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà đang là bài toán đau đầu của đất nước, nhưng chúng ta tin rằng với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước như hiện nay thì mọi khó khănn sẽ dần được giải quyết
Trả lờiXóaĐây là bài toán tốt để giải quyết tình hình kinh tế nước nhà hiện nay, vấn đề về lao động cũng là một chủ đề hết sức nóng hiện nay, hiện trạng sinh viên ra tốt nghiệp ra trường không có việc làm, hay làm trái ngành trái nghề không còn là xa lạ trong xã hội hiện nay nữa. Cần có các biện pháp hợp lý để giải quyết
Trả lờiXóaVấn đề cổ phần hóa DNNN lại một lần nữa nóng lên ngay đầu năm mới Giáp Ngọ. Nhiệm vụ sắp xếp, CPH khoảng 400-500 tập đoàn, tổng công ty, DNNN trong giai đoạn 2014-2015 được nhìn nhận là nặng nề, nhất là trong bối cảnh tiến trình này gần như “giậm chân tại chỗ” mấy năm nay, thực sự đây là vấn đề nan giải
Trả lờiXóaMặc dù chủ trưong tiến hành cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước đã được đưa ra và thực hiện từ lâu, song cho đến nay tiến độ thực thi còn rất chậm, ngay cả khi chính phủ đã giao chi tiêu cổ phần hoá cụ thể không chỉ để góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá mà còn góp phần lý giải định cho từng bộ, ngành và địa phương.
Trả lờiXóaCổ phần hoá là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp chỉ có một chủ sở hữu thành công ty cổ phần, tức là doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu. Cổ phần hoá nói chung có thể diễn ra tại các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữư hạn, công ty liên doanh và tại các doanh nghiệp nhà nước. Cổ phần hoá là quá trình đa dạng hoá sở hữu tại doanh nghiệp.
Trả lờiXóaSo với các doanh nghiệp bình thường khác, công ty cổ phần có sức sống mạnh hơn, hiệu quả kinh tế cao hơn rõ rệt và vai trò hết sức to lớn trong sụ phát
Trả lờiXóatriển kinh tế-xã hội, đáp ứng yêu cầu mới của sự phát triển kinh tế thị trường. Hình thức thực hiện chế độ sở hữu rất đa dạng và phong phú. Thước đo sự đúng đắn của các hình thức đó là tác dụng thu hút, tập hợp và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong xã hội, tạo động lực cho sự phát triển.
Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một trong những vấn đề đang được đẩy mạnh ở nước ta, nhưng việc thực hiện một cách có hiệu quả không đơn giản. Vì vậy, sau 15 năm thực hiện cổ phần hóa, rất cần có sự nhìn lại thực trạng, đánh giá triển vọng và các giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở nước ta trong những năm tới.
Trả lờiXóaCổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của các doanh nghiệp nhà nước. Sau 15 năm thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về quá trình này. Nhiều vấn đề lý luận và tư duy kinh tế đang đặt ra cần giải quyết để nâng cao hiệu quả của quá trình cổ phần hóa trong thời gian tới.
Trả lờiXóaCác doanh nghiệp mà Việt Nam thực hiện cổ phần hóa được hình thành trong quá trình thực hiện công hữu hóa, tập thể hóa nền kinh tế trước đây. Điều này khác với các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa ở các nước phát triển: là kết quả của quá trình phát triển lực lượng sản xuất đã vượt quá tầm của sở hữu tư nhân, đòi hỏi phải mở rộng quan hệ sở hữu.
Trả lờiXóaViệc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một bước tiến mới trong những chính sách phát triển của nhà nước hiện nay. Hy vọng nó sẽ sớm phát huy hết khả năng của việc cố gắng phát triển đất nước này của nhà nước. Tôi thấy đây là một việc làm chính xác và đúng đắn có thể đưa đất nước phát triển hơn nữa
Trả lờiXóaChúng ta cẩn phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để một số ngành nghề trong lĩnh vực nhà nước được cạnh tranh. Thì nó mới có thể ngày càng có những bước tiến quan trọng trong con đường hiện đại đất nước được.
Trả lờiXóaVấn đề cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp nhà nước (DNNN) tuy chưa có những chiều sâu nhất định trong con đường phát triển đất nước nhưng dù sao chúng ta cũng cần có những bước tiến ban đầu chậm và chắc. Sau khi có những thành công rồi thì mới tiến hành nhiều và mang lại nhiều hiệu quả hơn, hy vọng việc làm này sẽ nhanh chóng giúp ta phát triển đất nước hơn nữa trong thời gian ngắn nhất
Trả lờiXóa