Như nguyên văn trong lời
nói đầu Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992: “Qua các thời kỳ kháng chiến kiến
quốc, nước ta đã có Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp
1992. Mỗi bản Hiến pháp đều ghi nhận những thành quả cách mạng to lớn mà nhân
dân Việt Nam
đã đạt được, tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển đất nước.”
Trong hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nước ta, trong tổ chức, hoạt động của
bộ máy nhà nước và trong đời sống xã hội, Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà
nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, từ khi giành được chính quyền về tay nhân
dân, nước ta đã có bốn bản Hiến pháp. Qua hơn 20 năm thi hành Hiến pháp 1992
(đã được sửa đổi, bổ sung năm 2001), Đại hội XI của Đảng đã thông qua Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát
triển năm 2011), có nhiều vấn đề mới được đặt ra, một số quy định của Hiến pháp
1992 đã không còn phù hợp với thực tiễn phát triển. Đồng thời trong thời gian
qua, nhận thức lý luận cũng được nâng lên một tầm mức mới cần được thể chế hoá
trong Hiến pháp. Do vậy, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 là yêu cầu khách
quan, là đòi hỏi của điều kiện phát triển mới của đất nước trong thế kỷ XXI.
Tình hình thế giới và khu
vực đang có những biến chuyển phức tạp và khó lường. Những vấn đề này trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động đến tình hình nước ta, ảnh hưởng đến sự nghiệp công
nghiệp hoá - hiện đại hoá và quá trình hội nhập quốc tế. Việc sửa đổi, bổ sung
Hiến pháp là nhằm xây dựng một bộ máy hành chính toàn diện từ trên xuống dưới,
tạo được một cơ chế hoạt động thống nhất và hiệu quả hơn, là điều hết sức cần
thiết nhằm tạo sức bật mạnh mẽ cho công cuộc phát riển kinh tế, văn hoá, giáo
dục, xã hội, phù hợp với bối cảnh đổi mới của đất nước trong những năm tiếp
theo.
Trước nhất, sửa đổi những những mặt hạn chế mà Hiến pháp năm
1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) vẫn còn tồn tại. Mặc dù đã ghi nhận nguyên tắc
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhưng nguyên tắc này lại chưa
được thể hiện cụ thể trong các chương, các điều cụ thể trong Hiến pháp. Việc sửa đổi Hiến
pháp là điều hết sức cần thiết nhằm tạo sức bật mạnh mẽ cho công cuộc phát
triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, phù hợp với bối cảnh đổi mới của đất
nước trong những năm tiếp theo.
Để giải quyết khẩn trương,
nhanh gọn hơn những vấn đề theo yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế sâu rộng thì yêu cầu đặt ra là bộ máy phải gọn nhằm xây dựng
được một bộ máy hành chính từ trên xuống dưới, tạo được một cơ chế hoạt động
thực sự thống nhất và hiệu quả. Hiến pháp năm 1992 trong lần sửa đổi năm 2001
đã ghi nhận nguyên tắc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tuy
nhiên, nguyên tắc này lại chưa thể hiện đầy đủ và nhất quán trong các chương,
điều của Hiến pháp. Hiến pháp chưa xác định rõ cơ quan nào thực hiện quyền hành
pháp, cơ quan nào thực hiện quyền tư pháp, do đó, các quy định về vị trí, chức
năng và mối quan hệ của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước cũng chưa thực sự rõ
ràng, rành mạch. Hạn chế, bất cập này gây vướng mắc, cản trở việc thực hiện
đúng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy Nhà
nước. Ông Nguyễn Đình Quyền, đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, cho rằng: “Hiến pháp 1992 chủ yếu đổi mới toàn diện
chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Còn về
bộ máy nhà nước, thì về cơ bản vẫn giữ theo những mô hình của các hiến pháp
trước đó. Cho nên cần phải có định hướng cơ bản nhất về sửa đổi bộ máy nhà
nước. Chúng ta phải giải mã được nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân
dân, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3
quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chúng ta phải giải mã được cái đó rất
rạch ròi.”
Đối với vấn đề quyền và nghĩa vụ cơ
bản của công dân, Hiến pháp 1992 đã ghi nhận đầy đủ các quyền và tự do cơ bản
của con người, công dân, phù hợp với thông lệ quốc tế và các điều ước quốc tế
mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Tuy nhiên, qua tổng kết cho thấy, cách thể
hiện tại nhiều quy định của Hiến pháp còn chưa khoa học, chưa thể hiện đúng đắn
mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân. Để sửa đổi, bổ sung, cần làm rõ, phân
biệt quyền con người với quyền công dân. Quyền công dân chỉ nên bị hạn chế bởi
luật do quốc hội ban hành, Hiến pháp chỉ nên quy định những quyền cơ bản của
công dân, của con người nhằm xây dựng, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn
dân, phát huy sức mạnh mỗi cá nhân, tập thể vì lợi ích của đất nước, của dân
tộc. Hiến pháp sửa đổi cần làm rõ ba thuộc tính cơ bản làm nên bản chất của chế
độ là tính xã hội chủ nghĩa, tính nhân dân và tính pháp quyền, cần xác lập và
không ngừng củng cố quyền làm chủ của nhân dân, mối quan hệ giữa nhà nước với
nhân dân. Quyền lực nhà nước của nhân dân chỉ có thể được xác lập nếu lấy khối
đại đoàn kết là nền tảng.
Qua theo dõi báo đài, hiện nay nổi lên
nhiều quan điểm trái chiều về vấn đề sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, trong đó có
nhiều diễn đàn lợi dụng việc này để nói xấu Đảng, Nhà nước, phá hoại khối đại
đoàn kết dân tộc, làm nhân dân mất lòng tin vào Đảng và chính quyền. Nhưng rõ
ràng, những luận điệu này là vô căn cứ, không phải là vì “dân chủ, nhân quyền”,
mà chỉ là nhằm cho mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam, hướng lái theo “đa nguyên, đa
đảng”. Những hành động trên có thể coi là đi ngược với sự phát triển của đất
nước, đi ngược với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước của toàn dân.
Việc sửa đổi, bổ sung lần này được
tiến hành toàn diện, thực hiện đúng theo các ý kiến và nguyện vọng của nhân
dân, những nội dung sửa đổi, bổ sung cũng toàn diện: lời nói đầu; chế độ chính
trị; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; kinh tế, xã hội,
văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; bảo vệ Tổ quốc; tổ chức
bộ máy nhà nước; hiệu lực của Hiến pháp và quy trình sửa đổi Hiến pháp; kỹ
thuật trình bày các quy định của Hiến pháp. Với những vấn đề sửa đổi, bổ sung
theo đúng yêu cầu của thực tiễn khách quan, Hiến pháp sửa đổi sẽ càng thể hiện
là bản Hiến pháp của nhân dân, nguyện theo ý chí của toàn dân.
*Công Lý*
Với mỗi thời kỳ, tình hình phát triển trong từng giai đoạn đất nước cần có những đổi mới cho phù hợp. Và việc bổ sung, sửa đổi hiến pháp 1992 cũng nằm trong yêu cầu đó. Thay đổi, bổ sung để tốt hơn, hợp lý hơn chứ không phải là xấu đi, tiêu cực. Nhân việc này nhiều kẻ xấu muốn đóng góp ý kiến nhưng lại mang tính phá hoại, thiếu tính xây dựng, đòi hỏi này đòi hỏi nọ, như thế là không được. Hiến pháp là tập trung ý kiến của tất cả nhân dân nhưng cũng cần phải đúng đắn, hợp lý thì mới được tiếp nhận và thông qua.
Trả lờiXóa