Chiều ngày thứ hai (30/9/2013), sau không
đạt được thỏa thuận giữa các Nghị sĩ của hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, Chính
phủ Mỹ bắt đầu đóng cửa bắt đầu từ ngày thứ ba (01/10/2013). Câu chuyện tưởng
trò đùa chọc cười trẻ con nhưng lại là sự thật giữa thời hiện đại. Một nền kinh
tế số 1 thế giới, một siêu cường về kinh tế, quân sự số 1 thế giới vậy mà không
có tiền trả lương cho công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước, Chính phủ
phải đóng cửa. Phải chăng Mỹ đã đánh mất vị trí số 1 thế giới? Phải chăng có
cơn bão tài chính đã quét qua nước Mỹ? Và nhiều thắc mắc về sự kỳ quặc này bắt
đầu bằng từ “Tại sao, vì sao”.
Khi
Chính phủ Mỹ đóng cửa thì hậu quả thật tệ hại. Các văn phòng chính phủ sẽ bị đóng cửa. Tiền lương sẽ bị trì hoãn. Những dịch
vụ đặc biệt dành cho người già và cựu chiến binh, phụ nữ và trẻ em, cũng như
các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Các doanh nhân sẽ gặp rắc rối với việc
huy động vốn, tìm kiếm giấy phép cơ sở hạ tầng hoặc tái xây dựng. Các cựu
chiến binh, những người từng hy sinh cho đất nước này, sẽ phải đối mặt với
các trung tâm hỗ trợ không bóng người. Các vị khách du lịch sẽ phải chứng kiến
mọi địa danh nổi tiếng của nước Mỹ, từ Yosemite, Smithsonian, tới
Tượng Nữ thần Tự do, đều bị đóng cửa ngay lập tức. Và tất nhiên, những ngành
công nghiệp ăn theo cũng sẽ không kiếm được khách hàng và gặp rắc rối lớn. Hàng
trăm nghìn công nhân viên sẽ bị đẩy vào tình trạng làm việc không lương. Vài
trăm nghìn người khác ngay lập tức sẽ bị sa thải mà không nhận được tiền bồi
thường… Có thể nói nó tác động đến mọi mặt đời sống xã hội, gây thiệt hại nặng
nề cho nền kinh tế, đặc biệt là những người có thu nhập thấp, người nghèo trong
xã hội cần sự giúp đỡ của Chính phủ.
Có thể thấy trước hậu quả đó nhưng kết cục
thì Chính phủ Mỹ vẫn đóng cửa. Thực chất việc Chính phủ Mỹ đóng cửa không phải
vì không có tiền trả cho nhân viên mà là các Nghị sĩ chưa thống nhất về việc áp
dụng một đạo luật bảo vệ quyền lợi của người có thu nhập trung bình và thấp
trong xã hội (người chiếm đa số trong xã hội Mỹ). Đó là đạo luật Obamacare. Obamacare
sẽ mang lại hy vọng, giúp cho khoảng 32/50 triệu người chưa có bảo hiểm y tế
được hưởng các dịch vụ y tế thông qua bảo hiểm, thì tầng lớp người giàu và các
nghị sỹ Cộng hòa lại cho rằng nó sẽ làm tăng 500 tỷ USD tiền thuế với người Mỹ,
bởi để có kinh phí, chính quyền Obama đã đề nghị tăng thuế 5% với ai có thu
nhập từ hơn 1 triệu USD/năm. Như vậy, về mấu chốt thì cuộc tranh cãi không có
hồi kết giữa các nghị sỹ Dân chủ, Cộng hòa thực chất vẫn là về đảm bảo lợi ích
cho người giàu (thiểu số) và người nghèo (đa số). Hay nói trắng ra, tất cả
những mâu thuẫn giữa hai phe đều chỉ nhằm phục vụ lợi ích của các nhóm chính
trị mà thôi.
Qua sự việc này, bộ mặt giả dối, đạo đức
giả của Mỹ càng phơi bày ra trước bàn dân thiên hạ. Luôn tự cho mình là kiểu
mẫu về đảm bảo các quyền tự do dân chủ của con người, tạo điều kiện tốt nhất để
con người phát triển; luôn tự cho mình cái quyền đứng ở vai trên trong vấn đề
nhân quyền để phán xét các nước khác vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền tự do
dân chủ… nhưng chính nước Mỹ lại là nước vi phạm trắng trợn nhất quyền con
người. Chỉ vì lợi ích của một nhóm người giàu chỉ chiếm 1% dân số nước Mỹ, họ
sẵn sàng chà đạp lên quyền cơ bản của con người: quyền được có việc làm, quyền
được nhà nước đảm bảo các điều kiện chăm sóc y tế, dịch vụ công cộng.
Hàng năm, cứ gần đến ngày “Quốc tế Nhân
quyền” (04/12), Bộ ngoại giao Mỹ lại đưa ra báo cáo nhân quyền và tất nhiên
trong báo cáo luôn lặp đi lặp lại điệp khúc một số nước vi phạm nhân quyền, vi
phạm quyền tự do dân chủ, đàn áp tôn giáo như: Việt Nam, Trung Quốc… Cần phải
áp dụng một số biện pháp trừng phạt cụ thể với các nước bị Mỹ cho là “vi phạm
nhân quyền”.
Sự thật trớ trêu là với việc Chính phủ
đóng cửa, Mỹ càng bộc lộ là nước vi phạm nhân quyền lớn nhất. Bên cạnh hàng
loạt những hành vi vi phạm nghiêm trọng nhân quyền ở nước ngoài (như: can thiệp
vào nội bộ các nước Mỹ La Tinh, tiếp tay, ủng hộ phe nổi dậy ở một số nước
Trung Đông lật đổ chính phủ đương nhiệm, dùng chiêu bải nhân quyền để tấn công
một quốc gia có chủ quyền ở Nam Tư, Irắc, Afganistan, Lybia..) thì giờ đây sự
thực về “nhân quyền kiểu Mỹ” càng được thế giới hiểu rõ bản chất bên trong vẻ
mỹ miều của ngôn từ.
Vậy nên, Mỹ hãy làm tốt vấn đề nhân quyền
trong nước rồi hãy đi rao rảng cho người khác nghe, trò giao giảng đạo đức cho
người khác chỉ là trò lố cho cả thế giới chê cười!
Phương Đông
0 Nhận xét