Hiện nay, có một số ý liến cho rằng pháp luật VIệt Nam
đang vi phạm nhân quyền, hạn chế tính dân chủ của công dân Việt Nam. Bộ phận
này đã nhân danh những người “yêu nước tân tiến” đứng lên hành động đòi lại quyền
lợi cho toàn thể đồng bào ta. Như tuyên bố 258 được một số blogger đưa ra với luận điệu là điều
điều luật này đã xâm phạm một trong những quyền của con người, đó là quyền tự
do ngôn luận, tự do báo chí. Hay hành động “phản động”, “chống phá”, “gây rối” của LQQ, Trần HUỳnh
Duy Thức, Lê Thị Công Nhân,.. Họ cho rằng điều luật, nhà nước ta đã hạn chế đi
quyền của con người, hành vi này được bao bọc bởi vỏ pháp lý. Nhưng họ đâu biết
rằng cái căn nguyên, nguồn gốc sâu xa cũng chính là xuất phát từ cá nhân mỗi
con người. Một vấn đề quan trọng cần được nhấn mạnh là lý luận và thực tế cuộc
sống là hai góc độ hoàn toàn khác nhau; “Lý
luận thì hữu hạn còn thực tế cuộc sống như cây đời mãi mãi xanh tươi” nên mỗi
chúng ta cần có cái nhìn một cách khách quan nhất, tìm hiểu cặn kẽ sự việc và
tránh đưa ra những ý kiến mang tính chất chủ quan cao độ.
Bởi rằng chính điều luật sinh ra để bảo vệ nhà nước,
quyền lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Tự do ngôn luận tức là mình có thể
bày tỏ quan điểm của cá nhận, đóng góp ý kiến đây là một trong những nội dung
quan trọng trong việc nâng cao tính dân chủ trong quyền con người. Những xin hỏi
rằng quyền lợi mà không đi kèm với nghĩa vụ thì quyền lợi có được đảm bảo hay
không? Việc tự do ngôn luận là quyền của công dân, nhưng công dân phải làm sao
phát huy quyền trong giới hạn cho phép một cách tối đa. Không được lạm dụng quyền
này. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, với sự chống phá của thế lực nước ngoài
chúng lợi dụng tự do ngôn luận để chống phá nhà nước, lợi dụng nhân dân kích động
nhân dân .. Ta biết việc ban hành hay sửa đổi pháp luật chỉ duy nhất có cơ quan
quyền lực nhà nước cao nhất là Quốc Hội được thực hiện, cơ quan này lấy ý kiến
đóng góp của nhần dân để sửa đổi cho phù hợp, biểu hiện cụ thể là thực tế công
cuộc lấy ý kiến dự thảo sửa đổi hiến pháp hiện nay của nước ta. Tức có nghĩa là
nếu thực sự là công dân Việt Nam yêu nước, muốn đóng góp cho sự nghiệp phát huy
dân chủ của đất nước thì hãy bày tỏ ý kiến của mình khi trình lên chính Quốc Hội
để đóng góp ý kiến sửa đổi luật khi thấy nó còn hạn chế, không phải là viết ý
kiến rồi đi xin sự can thiệp từ bên ngoài vào nhà nước ta, như vậy khác nào “rước voi vào dày mạ tổ” bởi họ đâu có biết
tình hình, đặc điểm đất nước như thế nào? Dân chủ như thế nào là đủ? Để cho người
cầm súng bắn người một cách thoải mái? Hay phát ngôn bừa bãi dãn đến đâm chém
nhau? Đó là nâng cao quyền dân chủ sao?
Hành động bột phát của một bộ phận trong xã hội đòi “cải
cách chính trị, xã hội Việt Nam” được một bộ phận “rận” tung hô là “cao cả,
nghĩa hiệp”, xin nói rằng lũ rận này chỉ chờ có con “chó” nào béo mà nhảy vào cắn
xé, đóng góp gì cho nền dân chủ không thấy toàn thấy sự phá hoại. Dân chủ đâu
mà đi “rạch mặt ăn vạ” để kiếm tiền như bố con Phương Uyên, Nguyễn Tường Thụy
hay “bé” Mỹ Hạnh? Dân chủ cái nỗi gì khi như trốn thuế, tuyên truyền chống nhà
nước như luật sư Lê Quốc Quân, hay thậm chí vì đồng tiền chút hư danh “tuổi giả”
mà Lê Hiếu Đằng còn bỏ cả Đảng, phủ nhận hoàn toàn học thuyết tiến bộ nhất lúc
bấy giờ là chủ Nghĩa Mác Lê Nin; phản bội, phỉ báng lại Đảng Cộng Sản đứng lên
thành lập một chính đảng riêng? Bao nhiêu hình thức, nào biểu tình, nổi loạn, gửi đơn đòi hủy bỏ điều luật hay đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, hủy bỏ
điều 4 Hiến Pháp,... không phải xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc, mà chủ
vì lợi ích của chính bản thân họ. Bởi vì khi bị truy cứu TNHS những phần tử nêu
trên, khi bị khởi tố chúng ta đều được biết đến đằng sau đó là những bài toán
kinh tế đang hiện hữu. Họ đã đặt lợi ích bản thân lên trên lợi ích của cả dân tộc.
Cái tôi quá lớn đã làm họ mất đi tình đồng chí, đồng đội, hay chính là lòng vị
tha.
Thời buổi kinh tế thị trường mang đến nhiều thách thức,
đặc biệt nó làm biến chất con người, quan hệ với nhau dựa trên đồng tiền. Đất
nước ngày xưa chống lại bao nhiêu kẻ thù nhưng vẫn giành thắng lợi vì ĐĐKDT,
nhân dân chung lưng đấu cật để giành lại thắng lợi vẻ vang, chiến công lẫy lừng;
nhưng bây giờ với âm mưu chia rẽ nội bộ bằng sức mạnh đồng tiền thì cần phải
xem lại nguy cơ “tự diến biến”, biến cuộc chiến “cách mạng” dân chủ thành “bãi chiến
trường” của “kẻ sát nhân” “lợi ích cá nhân”. Đây là một trong những nguyên nhân
mà Việt Nam ta luôn rơi trong tình trạng bị đánh giá “khả năng phát triển bền vững
chưa cao”.
Mỗi con người cần nhìn nhận lại bản thân mình, thực hiện
đúng nguyên tắc sống của con người Việt Nam “đói cho sạch rách cho thơm” “thà
chết đứng con hơn sống quỳ” “chết
vinh còn hơn sống nhục”, nhìn thế hệ cha ông đi trước mà soi xét lại hành
vi, cách xử sự của bản thân “sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật” là tiêu chí hàng đầu để phát huy dân chủ,
phát huy tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi công dân Việt Nam. Xã hội biến
đổi, con người tiến bộ hơn nhưng cũng cần khuôn thước cho sự tiến bộ đó phát
triển hơn nữa đó chính là chúng ta đang nên cao vai trò của Pháp luật và ý thức
của con người trong xã hội hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét