Quỳnh Vũ
Dân chủ, dân quyền là mong muốn của
mọi công dân trên thế giới nói chung và của công dân nước CHXHCNVN nói riêng.
Nhưng các bạn có nghĩ rằng phát huy dân chủ và dân
chủ “tuyệt đối hóa” là một? Dân quyền với lợi ích cá
nhân là một?
Tại sao tôi lại nêu lên vấn đề này? Căn cứ vào đâu mà tôi lại dám phát ngôn như
vậy? chắc hẳn khi đọc đến đây sẽ có nhiều người đặt ra câu hỏi như vậy.
Xin thưa rằng, căn cứ và hiện trạng
mắt thấy tai nghe của bản thân, căn cứ vào những đấu tranh trong tư tưởng đã dẫn
đến việc tôi tìm hiểu; và từ đó tôi đã có sự so sánh một cách khái quát và mang đến kết luận như vậy. Dù rằng với kiến thức mỏng và khả năng lý luận còn non kém
nhưng tôi vẫn muốn bày tỏ, chia sẻ cho bạn đọc quan điểm của bản than để mọi
người có thể lấy đó mà lằm căn cứ suy ngẫm.
“TUYÊN BỐ 258 HAY LÀ SỰ HỢP THỨC HÓA “CUỒNG NGÔN”
Tuyến bố 258 về tự do
ngôn luận đòi xóa bỏ điều luật 258 hay là sự hợp pháp hóa sự “cuồng ngôn” của
con người. Một nhóm blogger liên
kết với nhau, họ tự đề ra tuyên bố 258 về việc đòi xóa bỏ điều luật hình sự 258
đề “giải phóng ngôn luận cá nhân” để phát huy dân quyền, họ thu thập được một số
chữ ký của những người “đồng chí” để rồi trình lên đại sứ quán của các nước
trên thế giới có trụ sở tại Việt Nam nhằm kêu gọi sự giúp sức. Nhưng họ đâu biết
rằng mỗi dân tộc có một tập quán riêng, phong tục riêng, truyền thống riêng vì
vậy những vị đại sứ quán này đâu thể hiểu hết được nền dân chủ thực sự của nước
ta, mà thậm chí trước hành động của bộ phận này họ còn có thể đưa ra đánh giá
phiếm diện sai lầm lệch lạc về tình hình dân quyền trong nước Việt Nam. Bộ phận
các bạn trẻ này tự đưa ra ý kiến chủ quan của bản thân, họ đòi tự do ngôn luận
nhưng họ đâu biết tự do ngôn luận là các gì? Tự do ngôn luận là việc bạn có thể
bày tỏ quan điểm cá nhân nhưng cần tuân theo khuôn mẫu mà được hệ thống pháp luật
đặt ra, mục đích cao nhất của việc chấp hành điều hành này chính là bảo vệ các
bạn. Ngược lại nếu xóa bỏ điều luật này thì khác nào cổ xúy cho việc “cuồng
ngôn”, “loạn ngôn” của con người; con người của chúng ta có đặc điểm là thích
phá vỡ quy tắc để “tự giải phóng” nhưng họ không hệ biết nếu trong thời kỳ
phong kiến, áp bức,. . . sự phá vỡ quy tắc để tự giải phóng là một sự tiến bộ
là sự báo hiệu tương lai mới thì với thời đại ngày nay sự phá vỡ đó chính là
căn nguyên của sự sụp đổ, là căn nguyên của sự suy tàn, bạo loạn bởi nếu để
tình trạng tự do “thái quá” ngôn luận thì dẫn đến các thế lực thù địch được
phép buông những lời lẽ không kiểm soát để nhằm hạ bệ chính quyền, nói sai lệch
lịch sử. Ngày nay dù hiến pháp, pháp luật đã hình thành bộ khung khuôn mẫu cho
tự do ngôn luận nhưng các thế lực chống phá vẫn lợi dụng để bô nhọ danh dự Đảng,
nhà nước ta đặc biệt là những nhà lãnh tụ của đất nước. Vậy thử hỏi tự do ngôn
luận như vậy đã hợp lý chưa? Còn bộ khung mà kiểm soát chưa hết được tình trạng
này thì không còn thì sẽ như thế nào? Chắc hẳn sẽ thành bạo loạn. Đã bao giờ bạn
nhìn ra ngoài thế giới về vấn đề tác hại của “loạn ngôn” hay chưa? Ví dụ điển
hình cho hậu quả của tình trạng này là hiện tượng chỉ từ một trang mạng Facebook
mà đã kêu gọi được nhân dân đứng lên biểu tình lật đổ được cả một chính quyền,
mà nguồn thông tin trang mạng đưa ra là hoàn toàn sai sự thật, để rồi chính điều đó đã đưa họ đến một tương lại
“bị cai trị” thì thử hỏi sự tự do ấy để làm gì? Tuyên bố 258 chính là việc đòi
tự do ngôn luận, đòi bày tỏ chính kiến một cách tự do, nhưng đã bao giờ các bạn
nghĩ đến việc trước khi bày tỏ chính kiến các bạn đi sâu vào tìm hiểu sự việc
hay chưa? Nhà nước ta hiện nay công bố những thông tin về việc tham nhũng, tội
phạm kinh tế, tội phạm xã hội, tham ô các vụ án bị xử lý một cách công khai thì
việc tự do ngôn luận có theo mong muốn của các bạn có cần thiết? Bày tỏ quan điểm
không đồng tình với sự việc xảy ra trong xã hội bạn có thể đề xuất, kiến nghị
hay tố cáo lên cơ quan cấp trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thụ lý giải quyết.
Mong muốn dân chủ hơn tiến bộ hơn, văn minh hơn,..là mong muốn của mọi người
không của riêng cá nhân nào, nhưng việc nói mà không suy nghĩ để rồi hối hận
thì được cái gì cho các bạn? Ông cha ta có câu “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” tức cần suy nghĩ cho kỹ trước khi
phát ngôn, các bạn còn nhớ vị cha sư Nguyễn Thái Hợp với những phát ngôn gây sốc
mà tôi đã từng lên án trong những bài viết trước “Phát ngôn gây sốc”, “Hãy cẩn
thận với mỗi lời nói của chính mình” cũng chính là một nguyên nhân của bao
chính biến, bao sự việc xảy ra ở Nghi Phương trong thời gian qua. Hậu quả khôn
lường, nhân dân hoang mang lo sợ, xã hội bất an.. tạo cơ hội cho thế lực thù địch
nhảy vào xâu xé gây chia rẽ nội bộ. Có nên hay không khi tự do ngôn luận như thế,
lại nhớ câu nói “chỉ một câu nói sóng yêu
biển lặng, chỉ một câu nói biển dậy bão dông”.
Tự do ngôn luận là điều đúng đắn nhưng dù tự do đến mức
nào thì con người chúng ta càng có một chuẩn mực để giới hạn hành vi chúng ta
không để nó sa đà, lệch lạc, đi xa khỏi khuôn thước xã hội và đó chính là chúng
ta đang nói lên vai trò của nền tảng pháp luật trong mọi xã hội loài người. Sự
sai lầm trong tuyên bố 258 đã được thể hiện một cách rõ ràng qua việc lấy ý kiến
của nhân dân về việc phản bác tuyên bố 258, gấp hàng chục lần ý kiến của các bạn
trẻ, của cộng đồng mạng không đồng tình trước tuyên bố 258. Sự sai lầm của các
bạn chỉ thể hiện sự thiếu hiểu biết, sự mông muội của một bộ phận giới trẻ, thậm
chí điều đó còn là cơ sở cho các nhà “dân chủ phá hoại” như Nguyễn Tường Thụy
nhảy vào “đả kích, bôi nhọ” với chính quyền chúng ta, thế lực thù hằn bao lâu
được cớ mà chọc ngoáy, mà chống phá. Sự thiếu hiểu biết trong nhận thức chính
là căn nguyên mở ra cánh cửa tối tăm của đất nước là căn nguyên của sự sụp đổ
chính quyền. “Tuổi rẻ là mầm non của đất nước” nhưng tuổi trẻ cần phải đủ trí và
đức thì mới có thể làm cho đất nước vững mạnh. Học tập, tiếp thu tinh hoa bên
ngoài nhưng không được lãng quên xa rời nền văn minh đất nước, hội nhập để phát
triển chứ không phải là có một nền văn
hóa “lai căng” nhưng câu truyện “Số đỏ”
của Vũ Trung Phụng những năm đầu thế kỷ XX của đất nước ta.
Trên đây chính là một biểu hiện của “dân quyền nhầm lẫn” tồn tại trong xã hội
nước ta lúc bấy giờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét