An Chiến
Ở Singapo không ai là không biết đến hai cha con nhà họ Lý (Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long) bởi đây là hai vị thủ tướng liên tiếp đầu tiên của Đảo quốc Sư tử nhỏ bé này. Nếu Thủ tướng Lý Quang Diệu là người đặt nền tảng cho một Singapo có thể bay cao, bay xa, hội nhập sâu vào quốc tế thì chính Thủ tướng Lý Hiển Long là người đi tiếp hành trình của người cha và cũng là Thủ tướng tiền nhiệm. Một Singapo in đậm dấu ấn của hai nhà lãnh đạo cao nhất. Nếu nói không ngoa thì chính hai Thủ tướng là người có công đầu, lớn lao nhất đối và họ không chỉ chứng minh con đường mà họ chọn cho Singapo là đúng đắn mà dường như trong một chừng mực nhất định chính họ đang khẳng định mang dấu ấn cá nhân mình. Là thành viên lâu năm trong khu vực Đông Nam á và cộng đồng Asean cả Việt Nam và CamPuchia đang đóng góp công mình vào tiến trình hội nhập của chính mình vào khu vực chung Asean, đóng góp tiếng nói của mình vào những công việc chung của khối, những vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Dường như trong lịch sử phát triển của hai quốc gia chưa có bất kỳ sự "đụng độ" cả về quân sự, ngoại giao; quan hệ hai nước liên tục được khẳng định và vun đắp qua những thế hệ lãnh đạo giàu tâm huyết, trong đó, phía Singapo phải kể đến sự đóng góp của cá nhân nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu và đương kim Thủ tướng Lý Hiển Long. Chính với trọng trách của hai người đứng đầu chính phủ trong hai giai đoạn khác nhau, cá nhân hai con người đặc biệt của Singapo đã có những động thái vun đắp cho quan hệ ngoại giao, chính trị, kinh tế...Việt Nam - Singapo đang có những động thái nhất định trong việc thiết lập quan hệ ngoại giao tầm đối tác chiến lược trong tương lai gần.
Tuy nhiên, dù quan hệ Việt Nam - Singapo có phát triển đến đâu thì sự khác biệt lớn nhất giữa Việt Nam và Singapo vẫn là đường hướng phát triển và thể chế chính trị. Singapo lựa chọn và vận hành nền kinh tế, chính trị và các lĩnh vực khác theo định hướng tư bản chủ nghĩa và thực tế thời gian qua, chính đường hướng phát triển ấy đã làm cho Singapo có những sự khởi sắc đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực, được kết nạp vào thành viên NEP. Và như đã nói ở trên, dấu ấn đầu tiên kể đến là của Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu. Chính con người tài ba này đã đưa con thuyền Singapo ra biển lớn và hội nhập thành công. Nhưng có thể đường hướng và sự lựa chọn đường đi đó chỉ phù hợp với Singapo, còn với Việt Nam đó lại là câu chuyện hoàn toàn khác, lịch sử dân tộc Việt Nam không giống Singapo, điều kiện kinh tế, chính trị, tự nhiên lại hoàn toàn khác biệt, cho nên không thể nói mô hình phát triển ở Singapo thành công thì chính nó cũng thành công ở Việt Nam. Thức tế cho thấy, dân tộc Việt Nam có một giai đoạn lịch sử dài chịu những khó khăn, đày ải và thậm chí là tang thương từ hai cuộc chiến tranh bảo vệ TQ...Từ trong khổ đau, khó khăn của cuộc chiến đấu trường kỳ bảo vệ dân tộc, từ những ánh sáng mà thế giới đã lựa chọn và đi theo, lịch sử đã chọn cho dân tộc ta một lối đi riêng cũng giống như Singapo trong việc lựa chọn và định hình lối đi của dân tộc, quốc gia mình. Và càng đặc biệt hơn khi nhìn lại chặng đường đã qua, dân tộc Việt Nam cũng thấy được phần nào sự lựa chọn của mình là hoàn toàn đúng đắn, dù rằng nó chưa thực sự rõ nét như Singapo. Đồng thời, chúng ta cũng thấy được rằng, lịch sử luôn có những khúc quanh, khúc quanh Singapo không giống như khúc quanh của Việt Nam. Chính vì vậy, mọi sự áp đặt, quy kết và so sánh giữa đường hướng phát triển và thành tựu đạt được giữa hai quốc gia đều khập khễnh. Có thể ở Singapo , CNTB sẽ tỷ lệ thuận với sự phát triển kinh tế, xã hội trên tất cả các mặt nhưng ở Việt Nam lại là cái khác.
Với những luận giai trên đây nên tôi không đồng ý với cách đánh giá của Nguyên Thủ tướng Lý Quang Diệu khi cho rằng: "Việt Nam đang bị nhốt trong ý thức hệ XHCN". Như chúng ta từng khẳng định nhiều lần với bạn bè quốc tế, CNXH không chỉ là con đường mà đó còn là mơ ước, khát vọng vươn tới một xã hội Công bằng - dân chủ - văn minh, một xã hội không tồn tại những bất công, bình quyền....Trong cách lựa chọn con đường của mình, Việt Nam hoàn toàn khác biệt so với Singapo, trong cách lựa chọn đường hướng phát triển của mình Việt Nam chủ trương lựa chọn cho mình con đường phát triển dài hạn trong khi Singapo lại ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển kinh tế. Mỗi con đường nó đều hướng tới những mục đích nhất định và ít nhiều phản ánh bản chất của giai cấp cầm quyền. "Mọi con đường đều đến thanh Roma" - đó cũng là thông điệp chắc chắn nhất trong lựa chọn đường hướng phát triển và mục đích hành động. Cũng như không thể lấy thước đo một giai đoạn nhất định để có những đánh giá chung nhất, khái quát nhất. Trong câu chuyện này tôi rất tâm đắc với một câu danh ngôn: "Đường xa mới biết sức ngựa". Cả Việt Nam và Singapo mới đang chỉ ở những ngưỡng phát triển nhất đinh so với phần còn lại của thế giới. Một Singapo còn thời gian rất dài nữa mới tiến kịp những cường quốc như Mỹ, Nhật, Đức, Anh....trong thúc đẩy những thành tựu của ý thức hệ TBCN cũng như Việt Nam còn chưa phát triển được như Liên Xô và một số quốc gia Đông Âu thời kỳ hoàng kim. Những bước đi hôm nay của Việt Nam và Singapo như việc xây dựng một ngôi nhà vậy. Việt Nam đang tự xây cho mình cái nền để chắc chắn để sau này khi lên những tầng mới họ không phải làm lại móng - đó chính là lộ trình cho tương lai. Người Singapo lại làm cách khác, họ chủ trương xây dựng ngôi nhà hoàn thành nhanh chóng và họ cũng chấp nhận việc nếu có ý định lên cao thì họ sẵn sàng phá bỏ đi cái mà họ đã làm. Chúng ta không thể nhất thời biết được phương pháp nào ưu việt hơn, cách duy nhất là chúng ta chờ sự phán xét của thời gian./.